Ở vào tuổi xấp xỉ 80, đi qua bao nhiêu dâu bể của đời người, ngỡ tưởng đã không còn điều gì có thể khiến ông muộn phiền, phải rơi nước mắt. Ấy vậy mà trong buổi gặp mặt bạn bè và độc giả nhân dịp ra mắt tác phẩm Vườn chanh miệt biển được tổ chức gần đây tại TPHCM, nhà văn Kiệt Tấn (ảnh) với mái tóc trắng cước, vẫn cười nói và vẫn khóc ngon lành. Xúc cảm vẫn còn đong đầy như thuở ông viết Em điên xõa tóc, Đêm cỏ Tuyết, Người em xóm học…
Tinh tế và giàu cảm xúc
Thực ra, đó là những giọt nước mắt vui, không có gì lạ lùng hay khó hiểu, bởi chẳng có quy luật nào cho những giọt nước mắt. Người ta có thể buồn thì nhoẻn miệng cười và ngược lại, khóc cho những niềm vui đang hiện diện. Huống chi trong lần hạnh ngộ này, dù không nhiều nhưng vẫn còn đó những người bạn cũ. Và cả người mới, những độc giả đầu xanh đem lòng yêu mến văn chương Kiệt Tấn.
Chừng đó cũng đủ vui rồi và niềm vui ấy mang hình hài của những giọt nước mắt. Nhà văn Kiệt Tấn (tên thật là Lê Tấn Kiệt, sinh năm 1940 tại làng Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) chạm ngõ văn chương bắt đầu bằng thơ. Ông có tập thơ Điệp khúc tình yêu và trái pháxuất bản năm 1966. Về sau, ông chuyển sang viết văn xuôi nhiều hơn và người ta nhớ về ông có lẽ phần lớn nhờ văn xuôi hơn là thơ.
Nghe nói 2 năm trước, cũng có một nhà sách mời ông về giao lưu với độc giả. Còn lần này, ông có dịp tái ngộ với độc giả trong nước nhân dịp cuốn sách Vườn chanh miệt biển được Công ty Thiện Tri Thức và NXB Đà Nẵng ấn hành.
Bạn đọc trong nước từng biết đến Kiệt Tấn qua một số ấn phẩm như Em điên xõa tóc (NXB Văn hóa Sài Gòn, 2009), Người em xóm học (NXB Thời đại, 2011), Lớp lớp phù sa(NXB Văn hóa - Văn nghệ, 2012) và Đêm cỏ Tuyết (NXB Hội Nhà văn, 2014). Tuyển tập Vườn chanh miệt vườn là tuyển tập thứ 5 của ông được xuất bản tại Việt Nam.
Tuyển tập gồm 5 tác phẩm, trong đó có 4 truyện ngắn và 1 tùy bút. Các truyện ngắn: Nụ cười tre trúc, Em vịt vàng nhỏ của tôi ơi!, Năm nay đào lại nở và Bạch thử cô nương tập trung vào chủ đề hoài niệm về những ký ức thời thơ ấu và tuổi trẻ của tác giả ở quê nhà vào khoảng nửa đầu thế kỷ 20 tại vùng đất Nam bộ. Còn tùy bút Vườn chanh miệt biển là những suy tưởng về cuộc đời, con người và những điều tác giả đã trải qua trong những năm tháng sống xa quê hương.
Thực ra, những truyện ngắn và tùy bút kia đã được in rải rác trong một số tuyển tập trước của Kiệt Tấn. Nhưng điều này hoàn toàn không gây khó chịu cho độc giả, nhất là với những độc giả trẻ bắt đầu tiếp cận văn chương Kiệt Tấn. Và chắc chắn, mỗi lần đọc, người đọc lại có một dư vị khác nhau.
Bởi đó là thứ văn chương được viết kỹ lưỡng, tinh tế và giàu cảm xúc. Văn chương Kiệt Tấn, nếu để so sánh, có lẽ không có gì chính xác hơn là món thịt kho do đích thân người cha của ông vào bếp mỗi lần tết về. Chỉ là miếng thịt heo ba rọi có nhiều mỡ, cắt cục vuông thiệt lớn, lấy cọng lát buộc chéo ngang rồi đốt lửa riu riu, kho thiệt lạt và kho thiệt nhiều bận lửa.
Vậy thôi mà khiến ông nhớ da diết: “Chừng đem ra ăn, mỡ đã rệu, chỉ cần mó đũa vào là mỡ phao ra, đưa vào miệng là chỉ có nuốt cái hương vị béo bùi, thả bánh tét vào nhâm nhi là hết sảy. Ăn từ mùng một tới mùng ba vẫn không biết ngán, vì càng nhiều lửa, thịt càng mềm mỡ càng rệu”. (Trích Em vịt vàng nhỏ của tôi ơi!).
Không tìm hạnh phúc trong văn chương
Một trong những yếu tố không kém phần quan trọng của văn chương, từng được nhiều nhà văn xác quyết, chính là tính hư cấu và trí tưởng tượng. Thậm chí có người cho rằng, chính trí tưởng tượng mới giúp cho nhà văn đi xa. Và bao nhiêu năm nay, có vô số tác phẩm văn chương đã ra mắt, từng đoạt giải Nobel hay các giải thưởng danh giá khác thì đại đa số đều là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú và giàu có.
Còn văn chương Kiệt Tấn là trường hợp hoàn toàn ngược lại. Văn của ông tự nhiên, dường như đã không tồn tại ranh giới giữa đời thường và hư cấu. Thậm chí có những con người, những câu chuyện thật ngoài đời được ông đưa vào văn chương rất nhuần nhị, không có cảm giác đang đọc tự truyện hay hồi ký.
Ông tâm sự: “Khi viết văn, tôi không hư cấu. Nếu có gọi là hư cấu thì với những chi tiết có thật, mình phải sắp xếp như thế nào đó để nó thành văn chương. Khi viết truyện, tôi phải giữ nguyên tên nhân vật mới viết được, nếu sửa tên, tôi cảm thấy xa lạ với mình, không viết được nữa. Hồi nhỏ, tôi có đọc tiểu thuyết nhưng sau này thì không, vì khi cầm sách lên, tôi biết câu chuyện này là bịa đặt, khó chịu lắm!”.
Nhà văn Kiệt Tấn có một nguyên tắc: không viết thì thôi, đã viết phải gợi cho người đọc sự thích thú, cho họ thấy được những điều đẹp đẽ trong cuộc sống. Khi viết, ông luôn đặt mình vào vị trí của người đọc để trả lời cho câu hỏi: Viết như vậy thì họ đọc có thấy thích không?
“Tôi muốn mọi sự nó tự nhiên, chứ không phải gọt giũa. Tôi không cầu kỳ, chỉ muốn viết sao mà người ta đọc thấy đẹp, thấy tự nhiên. Chứ không phải viết để người ta đọc xong rồi ngán ngẩm: Ông này cố dùng những chữ đọc lên nghe chan chát. Tôi rất kỵ chuyện đó”, nhà văn Kiệt Tấn bộc bạch.
Sự tự nhiên trong văn chương Kiệt Tấn dễ khiến nhiều người nghĩ rằng ông viết văn dễ dàng. Nhưng thực tế không phải vậy. Ông tự nhận: “Tôi viết rất khổ. Nếu mà sống hạnh phúc thì không bao giờ tôi viết. Tôi viết như người ta lên đồng, khi khóc khi cười, khổ lắm. Tôi không tìm hạnh phúc trong văn chương, viết vì nhu cầu viết, không phải đi tìm cái gì trong đó, không nghĩ mình làm văn chương. Tôi cũng chẳng biết văn chương là gì hết”.
Hỏi nhà văn Kiệt Tấn, chủ trương viết của ông là như thế nào? Nghĩ một hồi, ông bảo, chủ trương viết của tôi là viết từ bên trái sang bên phải, viết từ trên xuống. “Chỉ vậy thôi, chứ tôi cũng không biết phải viết làm sao nữa. Viết vậy người ta mới đọc được, chứ viết ngược làm sao người ta đọc được”, ông nói xong rồi cười hóm hỉnh…
Theo Hồ Sơn - SGGP
Khi được hỏi lý do nào thôi thúc bà hoàn thành cuốn tiểu thuyết dã sử về Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, nhà văn Lê Phương Liên tâm sự rằng: “Tôi hăng hái ngồi bên bàn phím, viết đêm viết ngày như là nhập đồng, như là có một nguồn lực siêu nhiên nào thôi thúc”.
HỒ ANH THÁI
Tình yêu quê hương, tình yêu gia đình, những khám phá thú vị trong cuộc sống xa xứ là điểm chung trong hai tác phẩm “Bốn mùa hoang vu xứ kiwi” và “3,1kg hạnh phúc” của hai tác giả trẻ Trần Băng Khuê và Mai Thanh Nga cho bạn đọc thấy được phong vị của những vùng đất khác nhau cũng như cuộc sống của những người Việt trẻ xa xứ.
Sức viết của nhà thơ ngoài lục thập Đinh Ngọc Diệp (sinh năm 1956) có dấu hiệu mạnh lên khi trước thềm xuân mới, ông ra mắt tập “Hành trình 6” (NXB Hội Nhà văn).
Sau giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam, mới đây, đạo diễn Xuân Phượng tiếp tục nhận thêm giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn TPHCM cho hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… (NXB Văn hóa - Văn nghệ). Tác phẩm đã phần nào khắc họa chân dung của tầng lớp trí thức Việt Nam trong 2 giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
“Duyên” - tôi biết đến tác giả Nguyên Phong từ cuốn sách Đường mây qua xứ tuyết . Tôi cũng đọc qua về tiểu sử, con đường sự nghiệp của ông. Thật đáng để ngưỡng mộ!
Nhà thơ, nhà báo Vương Tâm vừa ra mắt tuyển “Thơ chọn Vương Tâm” (NXB Hội Nhà văn), với 180 bài thơ và một số bức tranh minh họa của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
Nhắc tới nhà văn Nguyễn Văn Thọ, bạn văn thường nhớ tới tiểu thuyết “Quyên”; các tập truyện ngắn: “Gió lạnh”, “Vàng xưa”, “Hương mĩ nhân”, “Vườn mộng”; các tập bút ký và tản văn: “Đào ở xứ người”, “Đầu ngọn sóng”… Ông còn sáng tác thơ, vẽ và viết kịch bản phim… Nhớ về thời hoa niên nhiều ước vọng, ánh mắt ông lấp lánh niềm vui.
“Sống mãi trên quê hương anh hùng” (NXB Quân đội nhân dân, 2021) là cuốn sách được viết theo thể loại truyện ký, về cuộc đời của một người anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Kim Vang - hình ảnh đại diện cho một thế hệ thanh niên lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hy sinh không tiếc tuổi thanh xuân, xương máu của mình cho hòa bình, thống nhất của dân tộc...
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm quen thuộc với nhiều thế hệ bạn đọc. Đến nay, mặc dù đã được phổ biến rộng rãi, nhưng không phải mọi cắt nghĩa về nó đã thật thấu đáo, thuyết phục.
Nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà nghiên cứu lý luận văn học Việt Nam trong nhiều thập niên qua là giới thiệu, nghiên cứu, tổng thuật các hệ thống lý thuyết để vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn văn học.
Với 17 truyện ngắn gọn gàng, tập truyện ngắn “Gió thổi trước hiên nhà” vừa được NXB Văn học ấn hành, mở ra một thế giới ngổn ngang, đa tạp của cuộc sống đời thường từ miền quê đến phố thị với đủ mọi cung bậc cảm xúc, những cảnh đời buồn vui, đặc biệt là những thân phận đàn bà nhọc nhằn, cay đắng.
Nhãn sách Văn sử tinh hoa thuộc Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) vừa phát hành cuốn "Phong vị xuân xưa - Ngày xuân xem sách biết việc cổ kim". Tác phẩm được sưu tầm, tuyển chọn từ nhiều cuốn sách, báo, tạp chí trong giai đoạn từ 1920 đến khoảng 1945.
Mấy năm gần đây, nhiều danh tác Việt đã được phát hành lại, mang đến cho độc giả hiện đại cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn các ấn phẩm có tuổi đời trên dưới một thế kỷ. Không đơn thuần là “bình mới rượu cũ”, nỗ lực này còn mang tính gợi mở, góp phần định vị, thúc đẩy đa dạng chiều kích văn chương.
“Bốn nhà văn nhà số 4”, NXB Hội Nhà văn, của nhà phê bình Ngô Thảo dày dặn, chia làm bốn phần, tập hợp 35 bài viết của tác giả về bốn nhân vật văn chương nổi tiếng mà sự nghiệp gắn liền với ngôi nhà số 4 phố Lý Nam Đế - tạp chí Văn nghệ quân đội. Đó là Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Thu Bồn.
Truyện ngắn đối với những tác giả trẻ, mới viết văn, nhiều người tự khám phá mình, bao giờ cũng qua một thử thách. Dương Hương - một tác giả trẻ vừa cho ra mắt tập truyện ngắn “Giá của đàn bà” với nhiều cảm xúc mới mẻ. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà văn Trung Trung Đỉnh về tập truyện ngắn , của tác giả Dương Hương, do Liên Việt ấn hành.
Cầm trên tay cuốn “Thời xuân sắc” của nhà văn Huệ Ninh (NXB Thế giới, 2020) - hồi ký của một người phụ nữ bình thường, tôi thật sự xúc động và còn thấy tiếc, tự hỏi sao sách không dày hơn nữa.
“Nấp” trong nhà báo Trần Nhật Minh với vẻ ngoài “đồ sộ, quánh màu nước thời gian”, là trái tim thi sĩ nhiều rung động. Cho nên, có lẽ đã lần lữa mãi, thì cũng phải đến ngày tâm hồn chật căng, buộc phải tỏa lan hương chất mà tháng năm cuộc đời mình đã trầm tích.
“Hừng Đông” viết về “đêm trước” của cách mạng Việt Nam, giai đoạn trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Trong bối cảnh ấy, nhà văn không chạy theo sự kiện, biến cố, mà hướng tới con người cụ thể với tư cách một nhân vật văn học - chiến sĩ Cộng sản Phan Đăng Lưu.
“Lắng đọng và suy nghĩ” (NXB KH&KT, 2020) cái tên sách khiêm tốn của Tạ Quang Ngọc trở nên cuốn hút tôi. Và sự chắt lọc trí tuệ, cũng như chân thành cảm xúc, chân thành tự bạch trong cuốn sách này đã không chỉ khiến tôi cảm phục tác giả, mở mang tri thức, mà còn nâng thêm cho mình bản lĩnh, bồi đắp tình yêu con người, tình yêu đối với quê hương đất nước và sự nghiệp cách mạng.