Nhà văn Bửu Ý “Tâm tình với Trịnh Công Sơn”

09:56 30/03/2011
Chiều ngày 29/3, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm “Nước chảy qua cẩu”, “Ngày tháng thênh thang” và “Tâm tình với Trịnh Công Sơn” của nhà văn Bửu Ý, diễn ra tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, TP Huế.

Nhà văn, nhà giáo, dịch giả Bửu Ý tên đầy đủ là Nguyễn Phước Bửu Ý, sinh năm 1937 tại Huế. Ông là một nhà văn, nhà nghiên cứu Huế, là người luôn tự nhận mình là tín đồ của “ca Huế”, là một nhà giáo đầy uy tín trong và ngoài nước và là một dịch giả nổi tiếng.
 
Những năm trước 1975, nhà văn Bửu Ý là cây bút có uy tín được bạn đọc hâm mộ với rất nhiều các bài viết trên các Tạp chí Mai, Văn, Diễn đàn, Phố Văn... Bạn đọc miền Nam thời đó đã rung động với nhiều trang chuyển ngữ của dịch giả Bửu Ý. Như cuốn NHẬT KÝ ANNE FRANK - Bản dịch Bửu Ý. Năm 1974, NXB An Tiêm một trong những NXB lớn thời bấy giờ đã ấn hành cuốn “Con Lừa và tôi” của Juan Ramón Jiménez chuyện của một con lừa tên là La Rô (Platero) và chủ nhân là thi sĩ, mà người ta quen sánh với cuốn HOÀNG TỬ BÉ của Antoine de Saint-Exupéry, vì hình thức văn chương và nội dung thơ mộng của nó. Câu chuyện được chuyển ngữ hết sức tài hoa, chính xác và tinh tế, tôn trọng văn phong của tác giả.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc- Phó Tổng Biên tập Phụ trách Tạp chí Sông Hương phát biểu và giới thiệu các tác phẩm của nhà văn Bửu Ý


Năm 2006, NXB Văn Học đã xuất bản cuốn TÁC GIẢ THẾ KỶ 20. Phần lớn những bài viết trong tập sách này đều đã được đăng tải ở các tạp chí Mai, Văn... trong thời gian 1963 - 1967 ở miền Nam và lập tức, thu hút sự chú ý của công chúng rất lớn. Lần này cũng vậy, trong bộ ba các tác phẩm được xuất bản, cuốn “Ngày tháng thênh thang”, là tập hợp các bài viết ngắn đã đăng trên các tạp chí từ 1963 đến nay, trong đó có nhiều bài viết đã khởi đăng ở các tạp chí Mai, Văn, Diễn đàn, Phố Văn trước 1975 và các báo, tạp chí Sông Hương, Tia Sáng, Mốt VN, Liễu Quán, Văn hóa Phật Giáo, Tuổi Trẻ, Đại học Huế.... sau 1975. Tác phẩm “Ngày tháng thênh thang” với 360 trang in, có thể nhận ra dọc hành trình chiêm nghiệm của tác giả trên tất cả các lĩnh vực đời sống. Những chiêm nghiệm đó có thể từ các sự vật xung quanh như hoa trái, chim muông, cây cỏ, mưa chiều, biển... Những chiêm nghiệm có thể đến từ những muôn mặt đời thường, như 1 lời xin lỗi, 1 lời tỏ tình anh yêu em, 1 đam mê, thoi shư tật xấu...Điều đáng nói là những chiêm nghiệm đó không hề đến từ những gì to tát, nó gần gũi, và đặc biệt những chiêm nghiệm không chỉ để mà chiêm nghiệm mà còn để cảnh tỉnh mỗi một con người, và cả xã hội.

Nhà văn, nhà giáo, dịch giả Bửu Ý


Là một nhà nghiên cứu uyên thâm về văn hóa Huế, với tác phẩm “Nước chảy qua cầu” tác giả Bửu Ý đã đem lại cho những người con xứ Huế, cho những ai yêu Huế, những góc nhìn mới về Huế. Cuốn sách, như chủ đích của tác giả, nhằm phác họa chân dung Huế dưới nhiều góc độ khác nhau. Tác giả đã lý giải một cách sâu sắc đây những dấu hỏi muôn thưở, như “Người Huế, anh là ai?”. Tác giả đi vào lý giải Huế qua những ngọn cỏ thạch xương bồ, những chiếc áo dài, những cánh hoa, những chiêm nghiệm từ sen, từ những ngõ Huế, những nẻo đường Huế, từ di sản, từ lễ hội... Tất cả để nói đến một Huế cao và rộng, sâu và mênh mông những chất ngất trầm tích về văn hóa, về nhân tài, về đất Huế, người Huế, là những ưu tư sự tồn tại của nó trong biến động khôn cùng của thời cuộc: Huế - đất mẹ của tôi và Người Huế - anh là ai? Đó là những tư liệu quý về Đại học Huế thời kỳ đầu tiên, Khoa Pháp Đại học Sư phạm, Trường Mỹ thuật Huế qua dòng chảy thời gian, về văn hóa Huế, thơ Huế...

Nhà thơ Phạm nguyên Tường- Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phát biểu về các tác phẩm của nhà văn Bửu Ý 


Và cuối cùng, là cuốn sách về người bạn thân của tác giả - “Tâm tình với Trịnh Công Sơn”. Năm 2003, nhà văn Bửu Ý đã cho xuất bản cuốn “Trịnh Công Sơn- nhạc sỹ thiên tài”. 10 năm sau ngày mất của bạn (2001-2011), nhà văn Bửu Ý xuất bản cuốn sách mới, tập hợp những bài viết ngắn về Trịnh Công Sơn. Với những tư liệu rất mới về tình cảm của bạn bè, của anh em văn nghệ sỹ, của chính tác giả sau khi nhạc sỹ Trịnh Công Sơn qua đời: Đó là Điếu văn thương tiếc Trịnh Công Sơn gần như lần đầu được công bố trên sách báo; Là kịch bản đêm nhạc tưởng niệm 2 năm ngày mất Trịnh Công Sơn tháng 3 /2003 tại Phòng Trà Cung Trầm, Huế; Kịch bản chương trình ca nhạc Nối vòng tay lớn 11/2003 tại Huế. Đặc biệt, kịch bản Chân dung Trịnh Công Sơn lần đầu tiên được công bố. Kịch bản này được viết từ năm 2001, nhằm dựng thành phim, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có duyên thực hiện. Trong tập sách này, đặc biệt bài viết “Nghĩ về ca khúc Trịnh Công Sơn”. Đây có thể xem là một trong những bài viết hay nhất về ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

Bác sỹ Dương Đình Châu phát biểu êề các tác phẩm của nhà văn Bửu Ý


Buổi giới thiệu sách đã diễn ra trong không khí ấm cúng của khán phòng, tại đây, công chúng yêu văn học đã được nghe nhà văn - dịch giả Bửu Ý tâm tình khi viết tác phẩm “Nước chảy qua cẩu”, “Ngày tháng thênh thang”, và đặc biệt nhà văn đã kể những kỷ niệm về người bạn thân của ông trong tác phẩm “Tâm tình với Trịnh Công Sơn”. Ngoài ra, độc giả yêu văn học cũng đã được nghe nhiều ý kiến, phát biểu qua nhiều góc nhìn khác nhau về các tác phẩm của nhà văn Bửu Ý, đó là phát biểu của bác sỹ dương Đình Châu, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Xuân Hoa, TS. Thái Kim Lan, nhà văn Nguyễn Khắc Phê, Nguyễn Văn Dũng, nhà thơ Vĩnh Nguyên...

 

PV










Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng ngày 18/05, Đài Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước tặng thưởng và kỷ niệm 10 năm phát sóng truyền hình.

  • Sáng ngày 17/05, huyện miền núi A Lưới, Thừa thiên Huế đã tổ chức Lễ hội mừng mùa A Riêu với nghi thức đâm trâu truyền thống. Nghi thức này nằm trong khuôn khổ ngày hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc miền núi Thừa Thiên - Huế lần thứ VIII-2009, diễn ra từ ngày 16 đến 18/05.

  • Chào mừng 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890- 19/05/2009),  tối ngày 16/05, tại Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã tổ chức Tổng kết và trao giải cuộc thi tác phẩm báo chí viết về đề tài “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

  • Sáng ngày 16/05, tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với đơn vị sở tại tổ chức Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật năm 2009.

  • Hưởng ứng tháng hành động vì Trẻ em, chiều ngày 15/05, tại số 4 Hoàng Hoàng Thám, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế- Trung tâm VHTT-TT huyện Hương Thuỷ- Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh “ Sắc màu tuổi thơ” cho các em thiếu nhi huyện Hương Thuỷ.

  • Chiều ngày 07/05, tại Art Gallery Café Sông Như số 14 kiệt 7 đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Huế, đã khai mạc triển lãm phòng tranh Mộng Du.

  • “ Last holidays” (Những ngày ngày nghỉ đã qua),  đó là tên của triển lãm vào ngày 04/05, tại số 04 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế. Với hơn 200 bức ảnh chụp qua nhiều thời kỳ khác nhau về những kỷ niệm đẹp với Thiên An bằng hình ảnh từ đen trắng đến màu.

  • Chiều ngày 3/5/2009 (9/4 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán- Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề: "Di sản văn hóa Phật giáo Phú Xuân", một trong những chương trình nằm trong các hoạt động của Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2553 tại thành phố Huế, kéo dài từ ngày 02 đến 09/5 (từ 08 đến 15/04 âm lịch).

  • Nằm trong chương trình phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc xã hội hóa hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Vườn Quốc gia Bạch Mã tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật  chủ đề “Ấn tượng bạch Mã 2009”. Trại bao gồm một số hoạt động như: Triển lãm ảnh đẹp Bạch Mã, Thư pháp với môi trường, sáng tác thơ văn, nhạc, ảnh... Trại sáng tác văn học nghệ thuật diễn ra từ ngày 29/ 04 đến 01/ 05/ 2009...

  • Số 243 tháng 5/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Nhân kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 25/04, đoàn Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đã tổ chức đi thực tế sáng tác tại công trình xây dựng hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ.

  • Với chủ đề "Nghề truyền thống Huế - Bản sắc và phát triển", Festival nghề truyền thống 2009 diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba, được tổ chức vào ngày 12 đến 14/06, nhằm tôn vinh các nghề truyền thống gốm sứ, sơn mài và pháp lam...

  • Mấy ngày gần đây giới hoạ sỹ ở Huế rất xôn xao về việc 12 bức tranh tranh nude ( khoả thân)của hoạ sỹ Nguyễn Kim Đính không được tham dự triển lãm, tranh của anh bị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( VHTTDL) Thừa Thiên Huế xếp loại “ 12 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Kim Đính có một số bức chất lượng nghệ thuật chưa cao, có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ” .

  • Tối ngày 7/4, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế ( thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã tổ chức chương trình biểu diễn  nghệ thuật tại Nghinh Lương Đình và dạ nhạc tiệc trên thuyền cung đình.

  • Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 27/03, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “ Việt Nam, con người và đất nước tôi yêu”, gồm những tác phẩm ảnh đen, trắng về đất nước và con người Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nhật Bản Takaiwa Shin.

  • Tối ngày 24/03, tại trụ sở hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu, trao đổi giữa với nhà văn Võ Nhị Xuân Hà (Phó Ban công tác Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam) về văn học trẻ hiện nay.

  • Sáng ngày 27/03, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ (CLB) UNESCO thơ Đường Việt Nam đã tổ chức Ngày hội thơ Đường Việt Nam lần thứ IV, với hơn 500 đại biểu từ các tỉnh, thành trong cả nước về dự.

  • Tối ngày 25/03, Trung tâm BTDT CĐ Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình, nhằm giới thiệu đến với công chúng yêu thơ chân dung thơ của một nhà thơ xứ Huế và những đóng góp của ông đối với dòng thơ hiện đại Việt Nam.

  • Trong không khí sôi nổi của các hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2009), Trung tâm BTDT CĐ Huế sẽ tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình.