Nhà văn Bùi Anh Tấn: Lịch sử như một mỏ vàng khổng lồ cho văn chương

09:38 09/10/2018

Sau các tác phẩm Nguyễn Trãi (2 tập), Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng, Bí mật hậu cung, mới đây nhà văn Bùi Anh Tấn tiếp tục trở lại với đề tài lịch sử bằng tiểu thuyết Bảo kiếm và giai nhân, do NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành. 

Nhà văn Bùi Anh Tấn

Văn học chưa xứng tầm với lịch sử 

PHÓNG VIÊN: Anh vừa góp thêm vào gia tài văn chương của mình bằng một cuốn tiểu thuyết đề tài lịch sử. Lý do của sự tha thiết với đề này là gì, thưa anh? 

Nhà văn BÙI ANH TẤN: Nước mình có mấy ngàn năm lịch sử với rất nhiều trang sử bi hùng, kể cả góc khuất. Tất cả những điều đó đều trở thành chất liệu tốt cho nhà văn. Từ đam mê, tôi bắt đầu nghiên cứu về lịch sử và viết. Những tiểu thuyết trước và mới đây là Bảo kiếm và giai nhân được ra đời xuất phát từ đam mê đó. 

Viết về lịch sử đòi hỏi sự lao động cao độ của nhà văn. Khi viết về lịch sử của giai đoạn nào, tôi phải am hiểu lịch sử của giai đoạn đó giống như một chuyên gia. Không chỉ am hiểu những diễn biến trước mà còn phải am hiểu cả những sự kiện ngay thời điểm đó, thậm chí là sau này, khi các hậu bối đánh giá về giai đoạn lịch sử đó. Tôi nghĩ rằng, để có được nguồn tư liệu về lịch sử, việc đầu tiên là phải đọc, xử lý một khối lượng thông tin khổng lồ. Đọc, xử lý và chắt lọc những gì cần thiết cho mình chứ không phải cái gì cũng ôm hết. Từ ba nguồn tài liệu đó, mình phải chọn lọc kỹ lưỡng, giống như cách mà bầy ong chiết lấy mật, lúc đó mới viết được.

Lịch sử Việt Nam có bề dày qua rất nhiều thăng trầm. Với một nền lịch sử như thế, theo anh, chúng ta đã có những tác phẩm văn học xứng tầm hay chưa? 

Tôi cho rằng, chưa có tác phẩm văn học xứng tầm với lịch sử. Dường như mãi đến thế kỷ 17, 18 mới có tác phẩm Nam triều diễn nghĩa gọi là tác phẩm văn học về lịch sử; còn trước đó, hầu như chưa thấy tác phẩm do tiền nhân viết. Sau này, đến thời hiện đại, các nhà văn cũng bắt tay vào viết lịch sử nhưng khách quan mà nói, vẫn chưa có những tác phẩm xứng tầm. 

Với thực tế như thế, khi anh và các tác giả sau này viết về lịch sử, là một cơ hội hay thách thức?

Cả hai. Nó vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức với người viết. Còn tác phẩm thành công đến đâu, điều đó phụ thuộc vào tài năng của nhà văn. 

Nhà văn phải có trách nhiệm với ngòi bút 

Tiểu thuyết mới nhất của anh viết về những con người, những sự kiện mang tính chính sử. Nhưng vì sao anh lại định dạng cho “đứa con” của mình là tiểu thuyết dã sử. Đây có phải là một lựa chọn an toàn?  
 
Đây vừa là lựa chọn của người viết, vừa là lựa chọn của NXB. Mặc dù dựa trên diễn tiến của lịch sử, nhưng rõ ràng có nhiều cái vẫn nằm trong ý chủ quan của người viết. Chính sử là những ghi chép lại lịch sử của các nhà sử học theo thời gian và sự kiện. Nhưng một cuốn tiểu thuyết nếu chỉ dừng lại như vậy thì đọc tiểu thuyết lịch sử làm gì! Nhà văn viết bao giờ cũng phải vận dụng sự tưởng tượng của mình, giúp câu chuyện trở nên sinh động hơn. Có như vậy mới là văn chương. 
 
Bản thân tôi là người viết khá nhiều tiểu thuyết về lịch sử, tôi cũng rất mơ hồ về câu hỏi: thế nào là tiểu thuyết chính sử, thế nào là tiểu thuyết dã sử. Nhiều người tự nhận tiểu thuyết của họ là chính sử, nhưng tôi không hiểu chính sử theo kiểu gì. Tôi cho rằng, việc định danh cho thể loại không quan trọng và nó cũng rất mơ hồ. Bởi vì khi nhà văn viết về lịch sử, tất cả đều được xử lý qua cảm quan của nhà văn đó. Nếu anh bám sát lịch sử thì bảo là chính sử, nhưng ai chắc chắn lịch sử diễn ra như vậy! 
 
Thực tế, đã có những phản ứng gay gắt khi nhà văn viết về lịch sử mà không giống “chuẩn” của người đọc. Theo anh, giữa văn chương và lịch sử cần có ranh giới như thế nào để không xảy ra bất đồng ấy? 
 
Văn chương là hư cấu, mà đã là hư cấu thì nó vốn không có giới hạn về không gian, thời gian hay ranh giới. Một tác giả đang sống ở Việt Nam hoàn toàn có thể viết về một ông vua hay lịch sử của một quốc gia nào đó. Tuy nhiên, khi viết, nhà văn phải có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Quan trọng hơn là trách nhiệm với lịch sử bằng việc tôn trọng lịch sử, câu chuyện không có thì không nên dựng lên. Ngoài ra, là trách nhiệm với bạn đọc thông qua thông điệp mà bạn muốn gửi tới họ. 
 
Văn chương là sự hư cấu theo cảm quan của nhà văn. Tất nhiên, tôi cũng không đồng tình với một số người khi cho rằng, mình là nhà văn, mình có quyền năng thì mình nói gì cũng được. 
 
Từ kinh nghiệm cá nhân, theo anh, khi viết về lịch sử, nhà văn sẽ phải đối diện với những áp lực nào? 
 
Trước hết là thời gian đầu tư rất dài và lâu, đòi hỏi ở nhà văn sự kiên nhẫn vô cùng trong việc nghiên cứu tài liệu, thẩm thấu nó, rồi kiên nhẫn viết. Khó khăn cho người viết sử Việt Nam là sách sử, những bộ sử lớn để lại rất ít, chỉ có Đại Việt sử ký toàn thư, Nam triều diễn nghĩa, một số tác phẩm của Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên…, chúng ta không có những tác phẩm lớn như Sử ký Tư Mã Thiên, Tam quốc diễn nghĩa… như ở Trung Quốc. Tác phẩm viết về sử để lại ít là một hạn chế lớn cho nhà văn. Thành thử, khi nhà văn viết sử rất khó, đòi hỏi phải kiên nhẫn, biết chắt chiu nguồn tài liệu ít ỏi. 
 
Anh có điều gì gửi gắm tới các bạn trẻ đang lựa chọn văn chương, nhất là về đề tài lịch sử?
 
Lịch sử Việt Nam như một mỏ vàng khổng lồ mà các nhà văn khai thác chưa tới. Thành thử, bạn trẻ nào viết lịch sử, tôi rất hoan nghênh. Lời khuyên duy nhất là hãy kiên nhẫn vì thực sự đây không phải là “món ăn” dễ xơi, phải kiên nhẫn và lao động cực khổ.  
 
Trong văn học nghệ thuật nói chung hay văn chương nói riêng, mỗi nhà văn phải tự đi tìm một con đường riêng. Bởi vì văn chương phải có bản sắc riêng, không mang tính chung. Nếu anh viết cái chung, đó chỉ là sao chép vụng về. Với các nhà văn trẻ, trước hết là sự trải nghiệm cuộc đời, thứ hai là đọc thật nhiều để có kiến thức và nên tự đi tìm con đường riêng. Bạn tìm được thì bạn thành công, trở thành nhà văn nổi tiếng; không tìm được, bạn chỉ là cây bút làng nhàng, dù bạn có là hội viên hội nhà văn hay đạt những giải thưởng này nọ. 
 
Đã là tác giả của nhiều tác phẩm, chủ nhân của nhiều giải thưởng uy tín, bây giờ với anh văn chương là gì? 
 
Với một người cầm bút 30 năm, viết mòn tay rồi, mỗi khi nhận được câu hỏi viết văn vì cái gì, tôi lười trả lời những câu sáo rỗng, hoa mỹ. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là vì yêu và thích. Mình chỉ hơn một số người là mình có khả năng bày tỏ những điều yêu, ghét, thích và không thích lên trang viết. Đó là hạnh phúc của mình, vì có những người không có khả năng nên không thể bày tỏ. Sau tất cả và sau 30 năm gắn bó, tôi thấy rằng văn chương chỉ là niềm vui, niềm đam mê giúp mình được giải tỏa căng thẳng, gửi đến bạn đọc những điều mà mình yêu, ghét. Chỉ vậy thôi!

Theo Hồ Sơn - SGGP
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • . Hai năm sau kể từ khi Julia Kristeva đưa ra khái niệm liên văn bản (intertextuality), Roland Barthes đã đi xa hơn nhiều qua một tuyên bố gây sốc: Cái chết của tác giả (The Death of the Author, 1968). Những quan niệm mới mẻ của các nhà khoa học một thời từng là trụ cột của chủ nghĩa cấu trúc đã chính thức khép lại vai trò của isme này và mở ra giai đoạn hậu cấu trúc. Trong quan niệm mang tính gây hấn của họ, người đọc, từ chỗ là kẻ bên lề, đã chính thức bước vào vị thế trung tâm với tư cách là kẻ có quyền năng tối thượng trong việc thiết lập mối quan hệ và ý nghĩa giữa văn bản và liên văn bản, giữa văn bản và các thiết chế văn hóa đã tạo ra nó(1).

  • Tiểu thuyết về giải phóng miền Nam Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 của nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh đã vượt qua tiểu thuyết về chiến tranh biên giới phía Bắc Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, tác giả xuất sắc của văn học đương đại.

  • “Tay chơi” Nguyễn Quang Sáng rời xa cõi tạm, “trưởng lão” Tô Hoài về với “Cát bụi chân ai,” nhà văn của đất và người phương Nam - Anh Đức về với đất Mẹ, tác giả của “Biển và chim bói cá” - nhà văn Bùi Ngọc Tấn kết thúc hành trình sống và viết…

  • "Những đỉnh núi du ca" là công trình nghiên cứu mới nhất về tộc người H'mông của nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Mạnh Tiến (ảnh bên), người đã cố công lang thang suốt ba năm trên khắp miền núi phía Bắc mà trọng tâm là cao nguyên đá Đồng Văn để tìm kiếm cho mình một lối tiếp cận khả dĩ nhất để giải mã những phản ứng phức tạp của tộc người vừa đặc biệt, vừa hấp dẫn nhưng cũng không ít bí ẩn.

  • "Có một phố vừa đi qua phố" - tập di cảo của cố tác giả Đinh Vũ Hoàng Nguyên - là một trong bốn tác phẩm văn học đoạt giải "Văn học Nghệ thuật Thủ đô 2014".

  • Nhà văn quân đội có tiếng Đình Kính (Hải Phòng) viết ở nhiều lĩnh vực: Tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, kịch bản phim. Mảng chủ đề lớn mà ông đeo đuổi là biển và những người lính biển, với các tác phẩm “Sóng cửa sông” (1976), “Đảo mùa gió” (1978), “Lính thủy” (1978), “Người của biển” (1985) - Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng, “Sóng chìm” (2002), “Huyền thoại tàu không số” (2012) - 2 tác phẩm này đều đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn VN. Phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông…

  • Trong tiểu thuyết Xác phàm, nhà văn Nguyễn Đình Tú dùng hình ảnh “mùi buồn” để gợi lại ẩn ức về một cuộc chiến tranh.

  • Bất kỳ người cầm bút nào cũng đều mơ ước rằng tác phẩm của mình sẽ trở thành sách gối đầu giường của hàng triệu người. Sao chúng tôi - những nhà văn, nhà thơ Việt Nam lại không mong muốn một ngày tác phẩm của mình hiện diện trên các ngôn ngữ của dân tộc khác chứ?

  • NGUYỄN NHẬT ÁNH

                   Tạp văn

  • Nhà văn Tô Hoài - tác giả của cuốn sách "Dế mèn phiêu lưu ký"  khiến bao thế hệ bạn đọc Việt Nam say mê - đã từ trần vào trưa 6.7.2014 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi. 

  • Nobel Văn học là đỉnh cao nhưng không phải đỉnh cao nào cũng làm hoan hỉ tất cả mọi người. Việc lựa chọn của viện Hàn lâm Thuỵ Điển những năm gần đây chắc chắn sẽ làm chạnh lòng những ai đã trót yêu thích thế giới văn chương của Kafka, Jorge Louis Borges, Umberto Eco, Robbe – Grillet, Italo Calvino…

  • Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh

  • Lần nào ra Hà Nội, dù dài ngày hay chỉ là thoáng chốc, nhà văn Trần Thùy Mai cũng tới ngồi uống cà phê ở nhà hàng Thủy Tạ nhìn ngắm hồ Gươm và hẹn bạn bè tới gặp gỡ chuyện trò. Hỏi vì sao chị chỉ chọn mỗi chỗ này, Trần Thùy Mai bảo: “Là vì ở đây là “Hà Nội nhất”, lại có thiên nhiên bao quanh, giống như  bờ sông Hương ở Huế vậy…”.