TÔ NHUẬN VỸ
Tại Hội thảo văn học hè hàng năm của Trung tâm William Joner - WJC, nay là Viện William Joiner Institute - WJI, thuộc Đại học Massachusetts - Hoa Kỳ, nhà thơ Võ Quê đã được chính thức mời giới thiệu nghệ thuật ca Huế.
Đây là lần thứ 2 nhà thơ Võ Quê hoạt động ca Huế tại Hoa Kỳ. Lần thứ 1, năm 1995, giữa lúc Mỹ đang cấm vận Việt Nam, anh cùng đoàn ca Huế của Hội VHNT Thừa Thiên - Huế tham gia Liên hoan nhạc dân gian Quốc tế tại Lowell. Lần này, không ca sĩ, không nhạc công, không mũ áo son phấn... anh “mình trần thân trụi” tác chiến! Chỉ với một tấm bảng dán 5, 6 tấm ảnh hoạt động ca Huế. Và với niềm say mê tha thiết, sự tôn trọng sâu sắc và hiểu biết đa dạng về nghệ thuật dân tộc, anh đã làm cho toàn bộ các nhà văn, nhà thơ, giáo sư tiến sĩ... vốn thâm hậu về hiểu biết văn hóa, trong đó có không ít người đã đến Việt Nam, đã đến Huế... hàng chục lần, hàng mấy chục lần đều say theo, nín thở theo giọng ca, hơi thở của anh. Anh giới thiệu tổng quát về ca Huế, về lịch sử phát triển, so sánh với dân ca các vùng miền tiêu biểu... Anh lần lượt tự giới thiệu, tự hát các bài ca cổ cũng như mới, tiêu biểu cho các sắc thái buồn, vui, day dứt trăn trở, và cả trào phúng... của ca Huế: Nước non ngàn dặm (hò Mái nhì, Nam bình), Lý chuồn chuồn (Lý Tiểu Khúc), Biết ai thầm đưa (Tương tư khúc), Vè nói láo (các bài này đều có bản dịch tiếng Anh của nhà thơ Nguyễn Bá Chung phát tận tay người nghe. Cuộc nói chuyện trở thành cuộc tâm sự, vui vẻ bạn bè trước diễn giả. “Chưa từng có ai tới nói chuyện hấp dẫn như Võ Quê!”, nhà thơ Nguyễn Bá Chung gật gù thán phục.
Trước đó, chiều 29/6/2016, nhà thơ Võ Quê đã có buổi giới thiệu tập thơ song ngữ Anh - Việt Lục bát Côn Đảo (Nxb. Thuận Hóa). Tập này gồm 10 bài thơ lục bát của nhà thơ Võ Quê viết trong thời gian bị tù ở Côn Đảo (1972) do nhà thơ Fred Marchant và nhà thơ Nguyễn Bá Chung (cả hai ông là hai trong những người sáng lập WJC) dịch 10 bài thơ này ra tiếng Anh. Trong tập sách còn có bài viết xuất sắc của Fred Marchant, Võ Quê, sông núi và khúc bi ca Quảng Trị. Đây là bài tham luận tại Hội nghị giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới lần thứ 3, năm 2015, có đại diện nhà văn của hơn 40 nước tham dự, mà tôi cho rằng đây là một trong vài ba bài tham luận hay nhất của cuộc Hội thảo. Bài viết nói tới ngọn nguồn vì sao từ một sĩ quan Quân cảnh Mỹ chống chiến tranh Việt Nam vì triết lý sống lương thiện, ông đã “phải lòng” mảnh đất này, thân thiết với nhân dân này. Chính là từ những vần thơ máu thịt trong ngục tù này, chính là từ giọt nước ngọt lành của đêm sông Hương, chính là những làn điệu, khúc ca dịu dáng, trăn trở, da diết... này. Những khúc ca mà ngay từ mùa xuân cách đây gần 20 năm, tôi và con gái đã nghe dìu dặt trong nhà ông vang ra tận cổng khi vợ chồng ông mời chúng tôi tới thăm như một sự chia xẻ nỗi bất hạnh của con gái tôi vừa bị tai nạn và chính các anh đã vận động đưa con gái tôi qua đây chữa trị. Những bản ca Huế này ông đã mua từ Huế đem về và ông nói, ông đã “phải lòng” ca Huế từ lần đầu nghe được trên dòng sông Hương với Võ Quê. Cùng với Võ Quê là Fred Marchant, Nguyễn Bá Chung và tôi, người viết lời giới thiệu cho tập sách (cháu Diệu Linh dịch bài viết của tôi), bìa là tranh Bửu Chỉ. Việc có đủ những gương mặt thân thiết với Võ Quê trong tập sách đã nói lên sự quý mến của mọi người đối với nhà thơ - ca sĩ nhân dân này). Cứ mỗi bài thơ Võ Quê đọc hoặc ngâm lên đều được Fred Marchant xúc động đọc lại bằng bản dịch tiếng Anh.
Tập thơ này, đầu năm nay, chúng tôi đã đem ra tận Côn Đảo 200 bản tặng cho Bảo tàng Côn đảo, cũng là sự cảm ơn của chúng tôi đối với bao liệt sĩ, bao chiến sĩ đã hy sinh, đã đổ máu vì phẩm giá Dân tộc, vì Độc lập của Tổ quốc. Chúng tôi nói với Fred Marchant và Nguyễn Bá Chung rằng, chúng tôi đã nói với Côn Đảo rằng, Fred Marchant và Nguyễn Bá Chung sẽ ra Côn Đảo để cúi chào những con người đã làm nên hòn đảo vĩ đại này. Fred và Chung đã hứa và ôm chặt chúng tôi.
Boston ngày 4/7/2016
T.N.V
(TCSH330/08-2016)
LGT: Cho đến nay văn học Hậu hiện đại ở Việt Nam vẫn đang là một hấp lực đối với người sáng tạo lẫn phê bình, nhất là giới viết trẻ. Sông Hương đã từng có một chuyên đề sớm nhất về vấn đề này vào số tháng 7/2011.
BÙI VIỆT THẮNG
Bản thảo tập truyện Nhiệt đới gió mùa tôi nhận được từ nhà văn Lê Minh Khuê qua email cá nhân, in ra 115 trang A4, co chữ 12, đọc phải hết sức chăm chú vì mắt mũi có phần kém sút khi tuổi đã ngoại lục tuần.
VĂN GIÁ
NHÀ VĂN VÕ THỊ XUÂN HÀ - Sống và làm việc tại Hà Nội. Quê gốc: Vỹ Dạ, Huế. Hiện là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 8). Trưởng Ban Nhà văn Trẻ, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn. Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm (khoa Toán Lý). Tốt nghiệp thủ khoa khóa 4 Trường viết văn Nguyễn Du.
HỒNG NHU
Tạp chí Thơ số tháng 10 năm 2012 in bài “Hiểu và dịch bài thơ Đường Khúc Lương Châu như thế nào” của Phạm Thức. Tôi liền đọc ngay vì nói chung về Đường thi hàng nghìn bài nổi tiếng và nói riêng về tác giả là một nhà thơ tài danh: Vương Hàn.
THƯ PHÙNG QUÁN GỬI TÔ NHUẬN VỸ
Sự thay đổi, tiến bộ của Việt Nam sau năm 1975 là to lớn và rõ rệt, đặc biệt trên lãnh vực đặc thù như Văn học, nếu nhìn lại những “vết sẹo” của một thời quá khứ để lại trên cơ thể nền Văn học, mà tiêu biểu là đối với nhà thơ Phùng Quán.
GS. VŨ KHIÊU
Lần này Vạn Lộc cho in trên 72 bài thơ Đường luật. Đối với Vạn Lộc, đây là một sự táo bạo và cũng là một thử thách với chính tài năng của mình.
TRẦN NGHI HOÀNG
“mảnh|mảnh|mảnh”, chỉ nhìn tập thơ, chưa cần đọc gì hết, đã thấy là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình với bố cục táo bạo và vững vàng. Không offset bảy màu, không chữ nổi giấy tráng glassy, chỉ đơn giản hai màu đen và trắng. Đơn giản, nhưng rất công phu với khuôn khổ 12,5 x 26.
ĐOÀN TRỌNG HUY*
Tố Hữu là nhà cách mạng - nhà thơ.
Cách mạng và thơ ca thống nhất hài hòa trong một con người. Một đời, Tố Hữu đồng thời đi trên Đường Cách Mạng và Đường Thơ. Với Tố Hữu, Đường Thơ và Đường Cách Mạng đồng hành như nhập làm một trong Đại lộ Đất nước, Nhân dân, Dân tộc vĩ đại trên hành trình lịch sử cách mạng.
Đường đời Tố Hữu cùng là sự hòa nhập hai con đường này.
PHẠM PHÚ PHONG - HOÀNG DŨNG
Trang viết đầu tay có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc đời của người cầm bút. Đó là điểm mốc, là bước chân đầu tiên đặt lên con đường hun hút xa, đầy lo ngại nhưng cũng hết sức hấp dẫn.
NGÔ MINH
Tôi gọi là “thầy” vì thầy Lương Duy Cán (Hà Nhật) dạy văn tôi hồi nhỏ học cấp 3 ở trường huyện. Tôi viết Chuyện thầy Hà Nhật làm thơ vì thầy vừa ra mắt tập thơ đầu tay Đá sỏi trên đường(*) khi thầy đã U80.
NGUYỄN QUANG HÀ
Vợ một người bạn làm thơ của chúng tôi, trong bữa anh em tụ tập ở nhà chị "lai rai" với nhau, chị cũng góp chuyện, vui vẻ và rất thật thà.
BÙI VIỆT THẮNG
(Đọc Hồng Nhu - Tuyển tập, Nxb Hội Nhà văn, 2011)
TRẦN THÙY MAI
(Đọc Đi tìm ngọn núi thiêng của Nguyễn Văn Dũng, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2012)
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Nhân đọc “Phạm Quỳnh, một góc nhìn” Tập 2. NXB Công an nhân dân, 2012)
LÊ HUỲNH LÂM
Những buổi chiều tôi thường nhìn lá trước sân nhà cuốn bay theo gió. Chợt nghĩ, cái lẽ tự nhiên đó đã đẩy đưa một con người vào khúc quành của cuộc sống. Bởi tâm hồn ông quá nhạy cảm trước mọi sự, và ông có một lối diễn đạt chân thật, bình dị, gần gũi mà rất chua chát.
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Lâu nay, trên thi đàn bon chen vẫn thấp thoáng những bóng chữ u mê phóng chiếu cốt cách thiền. Người ta quen gọi đó là thơ thiền.
TRẦN HỮU LỤC
Những trang văn đầu tiên của Trần Duy Phiên phản ánh cách nghĩ, cách sống và cách chọn lựa của một thanh niên trước thời cuộc và đất nước. Khi đang còn theo học tại trường đại học Sư phạm và đại học Văn khoa Huế, Trần Duy Phiên đã là một cây bút trẻ và còn là một sinh viên năng động.
NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI THƠ MỚI BÀN VỀ THƠ NGUYỄN ĐÌNH THƯ
NGUYỄN HỮU SƠN
TRẦN THỊ VÂN DUNG
Đứng trước mỗi cuộc đời, mỗi con người có những trải nghiệm khác nhau, cách chia sẻ khác nhau. Mỗi nhà thơ là một cái tôi nội cảm, hòa nhập vào thế giới xung quanh, phân thân thành những trạng thái khác nhau để thể hiện mọi cảm xúc.
LƯƠNG AN
Như chúng ta biết, từ lâu rồi mối tình bạn giữa Miên Thẩm và Cao Bá Quát đã được xem như một quan hệ ít có, từ tri ngộ văn chương mà vượt lên sự cách biệt của hai tầng lớp xã hội, sự rẽ đôi của hai khuynh hướng tư tưởng và hai đường đời.