TÔ NHUẬN VỸ
Tại Hội thảo văn học hè hàng năm của Trung tâm William Joner - WJC, nay là Viện William Joiner Institute - WJI, thuộc Đại học Massachusetts - Hoa Kỳ, nhà thơ Võ Quê đã được chính thức mời giới thiệu nghệ thuật ca Huế.
Đây là lần thứ 2 nhà thơ Võ Quê hoạt động ca Huế tại Hoa Kỳ. Lần thứ 1, năm 1995, giữa lúc Mỹ đang cấm vận Việt Nam, anh cùng đoàn ca Huế của Hội VHNT Thừa Thiên - Huế tham gia Liên hoan nhạc dân gian Quốc tế tại Lowell. Lần này, không ca sĩ, không nhạc công, không mũ áo son phấn... anh “mình trần thân trụi” tác chiến! Chỉ với một tấm bảng dán 5, 6 tấm ảnh hoạt động ca Huế. Và với niềm say mê tha thiết, sự tôn trọng sâu sắc và hiểu biết đa dạng về nghệ thuật dân tộc, anh đã làm cho toàn bộ các nhà văn, nhà thơ, giáo sư tiến sĩ... vốn thâm hậu về hiểu biết văn hóa, trong đó có không ít người đã đến Việt Nam, đã đến Huế... hàng chục lần, hàng mấy chục lần đều say theo, nín thở theo giọng ca, hơi thở của anh. Anh giới thiệu tổng quát về ca Huế, về lịch sử phát triển, so sánh với dân ca các vùng miền tiêu biểu... Anh lần lượt tự giới thiệu, tự hát các bài ca cổ cũng như mới, tiêu biểu cho các sắc thái buồn, vui, day dứt trăn trở, và cả trào phúng... của ca Huế: Nước non ngàn dặm (hò Mái nhì, Nam bình), Lý chuồn chuồn (Lý Tiểu Khúc), Biết ai thầm đưa (Tương tư khúc), Vè nói láo (các bài này đều có bản dịch tiếng Anh của nhà thơ Nguyễn Bá Chung phát tận tay người nghe. Cuộc nói chuyện trở thành cuộc tâm sự, vui vẻ bạn bè trước diễn giả. “Chưa từng có ai tới nói chuyện hấp dẫn như Võ Quê!”, nhà thơ Nguyễn Bá Chung gật gù thán phục.
Trước đó, chiều 29/6/2016, nhà thơ Võ Quê đã có buổi giới thiệu tập thơ song ngữ Anh - Việt Lục bát Côn Đảo (Nxb. Thuận Hóa). Tập này gồm 10 bài thơ lục bát của nhà thơ Võ Quê viết trong thời gian bị tù ở Côn Đảo (1972) do nhà thơ Fred Marchant và nhà thơ Nguyễn Bá Chung (cả hai ông là hai trong những người sáng lập WJC) dịch 10 bài thơ này ra tiếng Anh. Trong tập sách còn có bài viết xuất sắc của Fred Marchant, Võ Quê, sông núi và khúc bi ca Quảng Trị. Đây là bài tham luận tại Hội nghị giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới lần thứ 3, năm 2015, có đại diện nhà văn của hơn 40 nước tham dự, mà tôi cho rằng đây là một trong vài ba bài tham luận hay nhất của cuộc Hội thảo. Bài viết nói tới ngọn nguồn vì sao từ một sĩ quan Quân cảnh Mỹ chống chiến tranh Việt Nam vì triết lý sống lương thiện, ông đã “phải lòng” mảnh đất này, thân thiết với nhân dân này. Chính là từ những vần thơ máu thịt trong ngục tù này, chính là từ giọt nước ngọt lành của đêm sông Hương, chính là những làn điệu, khúc ca dịu dáng, trăn trở, da diết... này. Những khúc ca mà ngay từ mùa xuân cách đây gần 20 năm, tôi và con gái đã nghe dìu dặt trong nhà ông vang ra tận cổng khi vợ chồng ông mời chúng tôi tới thăm như một sự chia xẻ nỗi bất hạnh của con gái tôi vừa bị tai nạn và chính các anh đã vận động đưa con gái tôi qua đây chữa trị. Những bản ca Huế này ông đã mua từ Huế đem về và ông nói, ông đã “phải lòng” ca Huế từ lần đầu nghe được trên dòng sông Hương với Võ Quê. Cùng với Võ Quê là Fred Marchant, Nguyễn Bá Chung và tôi, người viết lời giới thiệu cho tập sách (cháu Diệu Linh dịch bài viết của tôi), bìa là tranh Bửu Chỉ. Việc có đủ những gương mặt thân thiết với Võ Quê trong tập sách đã nói lên sự quý mến của mọi người đối với nhà thơ - ca sĩ nhân dân này). Cứ mỗi bài thơ Võ Quê đọc hoặc ngâm lên đều được Fred Marchant xúc động đọc lại bằng bản dịch tiếng Anh.
Tập thơ này, đầu năm nay, chúng tôi đã đem ra tận Côn Đảo 200 bản tặng cho Bảo tàng Côn đảo, cũng là sự cảm ơn của chúng tôi đối với bao liệt sĩ, bao chiến sĩ đã hy sinh, đã đổ máu vì phẩm giá Dân tộc, vì Độc lập của Tổ quốc. Chúng tôi nói với Fred Marchant và Nguyễn Bá Chung rằng, chúng tôi đã nói với Côn Đảo rằng, Fred Marchant và Nguyễn Bá Chung sẽ ra Côn Đảo để cúi chào những con người đã làm nên hòn đảo vĩ đại này. Fred và Chung đã hứa và ôm chặt chúng tôi.
Boston ngày 4/7/2016
T.N.V
(TCSH330/08-2016)
TRẦN HOÀI ANH
(Kỷ niệm 49 năm ngày mất cố Thi sĩ Nguyễn Bính 1966 - 2015)
DƯƠNG PHƯỚC THU
Kể từ lúc thị xã Huế được nâng lên cấp thành phố, cho đến khi người Nhật làm cuộc đảo chính hất chân người Pháp khỏi đông Dương vào ngày 9/3/1945 thì Huế vẫn là thành phố cấp 3, nhưng là thành phố của trung tâm chính trị, văn hóa, nơi đóng kinh đô cuối cùng của nhà nước quân chủ Việt Nam.
HỒ VĨNH
Thi hữu Quốc Hoa Nguyễn Cửu Phương là một thành viên trong hội thơ Hương Bình thi xã do Ưng Bình Thúc Giạ Thị làm hội chủ. Năm 1933 thi đàn đặt tên là Vỹ Hương thi xã, qua năm 1950 các thi hữu bắt đầu đổi tên Vỹ Hương thi xã thành Hương Bình thi xã.
Mùa xuân chiếm một ví trí quan trọng trong thơ Nguyễn Trãi. Xuân hiện lên bằng nhiều vẻ dáng khác nhau, được khắc họa bằng nhiều cung bậc khác nhau. Mỗi một bài thơ xuân như là một trang nhật kí và cảm xúc của cuộc đời thi nhân.
Đọc sách Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý (ảnh, NXB Khoa học xã hội, Sách Khai tâm, quý 1/2015) của Hoàng Xuân Hãn là cách để “gặp lại” danh tướng Lý Thường Kiệt.
CAO HUY THUẦN
Từ trong mênh mông, một sợi mưa rơi vào lá sen. Nước vốn không có hình. Nằm trong lá, nước tròn như một viên ngọc, tròn như một hạt lệ, tròn như một thủy chung. Gió thoảng qua, lá sen lay động, nước rơi không để lại một dấu vết, rơi như chưa bao giờ có, rơi như một hững hờ.
NGUYÊN QUÂN
Những lúc bứt thoát được những hệ lụy cuộc sống, tôi chỉ thích được lang thang lên mạng, mong bắt gặp một câu thơ, một dòng văn nào đó gần gũi với tâm trạng để ru dỗ mình bằng những phút giây đồng điệu.
Trong các nhà thơ hiện đại Việt Nam, Tế Hanh có dáng vẻ của một thi sĩ hơn cả, không phải chỉ bởi “đôi mắt nồng nàn lạ” (Hoài Thanh-Hoài Chân: Thi nhân Việt Nam) mà còn là, hay chính là, bởi vẻ buồn ngơ ngác của ông, không phải chỉ trên vẻ mặt mà cả trong cách hành xử, ứng đối của ông với mọi người, mọi sự.
DA VÀNG
(Đọc tập thơ Tùng Gai của Bạch Diệp, Nhà xuất bản Văn Học, 8/2014)
NGUYỄN VĂN NHẬT THÀNH
Đồng hành cùng cuộc chuyển mình lớn lao của đất nước, văn học Việt Nam sau 1975 chứng kiến cuộc vật lộn âm thầm nhưng quyết liệt của bao văn nghệ sĩ trên hành trình tìm kiếm “sinh lộ” mới cho văn chương Việt.
Kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 -2014), NXB Quân đội Nhân dân vừa ấn hành cuốn sách Về cội nguồn Quân đội Nhân dân Việt Nam.
YẾN THANH
“Nếu nói một cách đơn giản rằng Đông phương luận hiện đại là một khía cạnh của cả chủ nghĩa đế quốc lẫn chủ nghĩa thực dân thì sẽ ít ai có thể tranh cãi được. Tuy nhiên, nói như thế chưa đủ. Cần phải trình bày nó một cách có phân tích, có tính lịch sử”. [Edward Wadie Said, Đông phương luận, Nxb. Tri thức, 2014, tr.200]
NGUYỄN KHẮC VIỆN
Với một Gavroche, Victor Hugo đã viết nên những trang bất hủ. Trẻ em của chúng ta đã anh dũng, hồn nhiên tham gia cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ của cha anh, dẫu chỉ một vài cá nhân; thế mà sách vở về mặt này còn quá ít. Nhà văn Việt Nam còn mắc nợ các em rất nhiều.
"Hạnh phúc tại tâm" là cuốn sách mới nhất của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa được dịch ra tiếng Việt. Sách chỉ ra hạnh phúc nằm trong bản thân mỗi con người, ở từng thời điểm chúng ta sống.
LÊ MINH PHONG
Chúng ta không rũ bỏ được Thượng Đế
Vì chúng ta vẫn tin vào ngữ pháp
(Nietzsche)
DƯƠNG PHƯỚC THU
Chiều ngày 12/5/2014, tôi nhận được món quà vô cùng quý giá, đó là cuốn sách Hải Triều Toàn Tập do chính gia đình của Nhà văn hóa, Nhà báo Hải Triều gửi tặng.
Nhà văn Trang Thế Hy đã bước vào tuổi 90. Một đời viết kéo dài suốt 70 năm, ông không viết nhiều nhưng hễ công bố tác phẩm là làng văn phải “giật mình”
Xin nói ngay rằng, đọc tập truyện Giọt nước mắt màu đất của Đức Ban (NXB Hội Nhà văn 2014), với tôi Chốn xưa là một truyện ngắn hay.
PHẠM XUÂN DŨNG
Trong số các nhà thơ, nhà văn quê hương Quảng Trị, Vĩnh Mai không phải là một tên tuổi lớn như Chế Lan Viên hoặc Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhưng ông vẫn là một tác giả đáng ghi nhận, một nhân cách đáng kính, một người trí thức đầy lòng tự trọng, một người yêu nước chân chính.