Nhà phê bình - người bạn lớn của những nhà sáng tác

14:49 09/06/2009
NGUYỄN TRỌNG TẠO...Một câu ngạn ngữ Pháp nói rằng: “Khen đúng là bạn, chê đúng là thầy”. Câu ngạn ngữ này đúng trong mọi trường hợp, và riêng với văn học, Hoài Thanh còn vận thêm rằng: “Khen đúng là bạn của nhà văn, chê đúng là thầy của nhà văn”...


1.
Một tác phẩm văn học dù là một hai câu thơ hay nghìn trang văn xuôi sẽ thật hạnh phúc khi có người đọc, hạnh phúc hơn nữa khi có người bình, và cực kỳ hạnh phúc khi được nghiên cứu thẩm định hay, dở, khen, chê một cách khoa học khách quan và công bằng. Vì thế, không một nhà sáng tác nào lại dại dột từ chối người đọc, từ chối nhà nghiên cứu phê bình khi họ khen hoặc chê tác phẩm của mình một cách đích đáng. Một câu ngạn ngữ Pháp nói rằng: “Khen đúng là bạn, chê đúng là thầy”. Câu ngạn ngữ này đúng trong mọi trường hợp, và riêng với văn học, Hoài Thanh còn vận thêm rằng: “Khen đúng là bạn của nhà văn, chê đúng là thầy của nhà văn”. Nếu gọi nhà văn là “giáo sư của tâm hồn” thì vị thế của những nhà khen chê đích đáng thật là to lớn. Tôi nghĩ một cách khiêm tốn rằng, chắc chả có nhà phê bình nào lại hợm hĩnh nhảy lên đầu nhà văn để làm thầy của những giáo sư tâm hồn, nhưng cái câu “chê đúng là thầy của nhà văn” đã xác định tầm quan trọng của phê bình văn học trong lịch sử văn chương của mỗi dân tộc và trên toàn thế giới.

2. Một nhà phê bình văn học, bao giờ cũng phải được thể hiện trên ba góc nhìn văn hoá cơ bản, đấy là văn hoá sống, văn hoá đọc văn hoá viết. Không có đời sống phong phú, không thể chia sẻ với đời sống đầy phức tạp trong tác phẩm; Không có cách đọc sẽ không có chìa khoá để mở cửa tiếp cận tác phẩm; và không có một văn hoá viết thì không thể truyền đạt sâu sắc cảm nhận, đánh giá, phán xét tác phẩm. Chúng ta không ấu trĩ đến nỗi coi phê bình chỉ mang ý nghĩa phê phán đơn thuần. Theo từ điển Hán-Việt thì chữ bình đây mang bộ ngôn, có thể hiểu là phát ngôn một cách công bằng; còn chữ phê thì mang khá nhiều nghĩa: Phê là phán quyết, phân xử phải trái, phê là khởi lên một công việc, phê là chẻ ra từng mảnh, nhưng phê cũng có nghĩa là lấy tay đánh vào mặt người khác. Cái nghĩa thứ tư này của chữ phê nghe hơi kinh, nên những nhà từ điển đã không giải thích nghĩa này trong từ ghép Phê bình, mà chỉ giải nghĩa rằng: Phê bình là thẩm định, đánh giá hay dở, phải trái một cách công bằng. Tôi hiểu ý nghĩa này đối với nhà phê bình là phải hơn cả. Còn khi nhà phê bình đạt tới trình độ “hạ bút châu phê” thì đấy chính là “nhà phê bình minh vương” rồi.

3. Tôi có cảm giác rằng phê bình văn học của ta gần đây có vẻ thiên về ý nghĩa thứ tư của chữ phê, nghĩa là “lấy tay đánh vào mặt người khác”. Cái kiểu phê bình này kích động tính tò mò hả hê của công chúng, giống như chuyện vụ án, giết người, hiếp dâm, chỉ điểm, bắt cóc nhan nhản trên báo chí nhằm câu khách kiếm tiền. Khá nhiều tờ báo lợi dụng lối viết dung tục, rẻ tiền này nên nó mới có cơ phát triển lũng đoạn thị hiếu, vấy bẩn tâm hồn giấy trắng. Xem truyện bạo lực nhiều, trẻ con chưa kịp lớn đã trở thành tội phạm; xem nhà văn lấy dao chữ đâm vào nhau trên diễn đàn văn học nhiều, công chúng sẽ coi thường nhà văn và coi thường luôn cả nền văn học thực tại, dẫn tới sự rạn vỡ tình yêu văn học của công chúng.

Tôi không phải là người quá lo xa cho dòng phê bình phê phán nhưng tôi rất ái ngại cho phê phái phê bình đao búa. Nhìn lại các cuộc tranh luận văn nghệ nửa đầu thế kỷ XX như tranh luận về Quốc học (1924 – 1941), tranh luận về Truyện Kiều (1924 - 1945), Tranh luận về Duy tâm và Duy vật (1933 - 1939) tranh luận Thơ mới và Thơ cũ (1932 – 1942), tranh luận về Nghệ thuật vị (1935 – 1939), tranh luận Văn nghệ Việt Bắc (1949 – 1950), v.v... dù có lúc phải bàn đến văn hoá tranh luận nhưng đều mang tới những bài học bổ ích và lý thú về học thuật và quan niệm phát triển tất yếu của văn nghệ nước nhà. Cũng có lúc, những ý kiến mạnh tạm thời thắng thế, nhưng rốt cuộc, qui luật phát triển tất yếu của văn nghệ vẫn có con đường đi rất âm thầm và kiên trì của nó. Trường hợp “tranh luận thơ không vần” đã khiến Nguyễn Đình Thi phải sửa thành thơ có vần, nhưng cuối cùng ông vẫn trở lại thơ không vần; và trường hợp “tranh luận sân khấu” 1950 gạt bỏ sân khấu cải lương, nhưng cuối thể kỷ, cải lương vẫn tồn tại như ta đã thấy. Điều ấy chứng tỏ rằng, tranh luận có đúng và có sai, nhưng có tranh luận dân chủ mới thu hút được sự chú ý đối với văn học, và xác định được con đường lớn của văn học. Tại sao chúng ta thiếu tranh luận thực sự dân chủ? Là vì người đưa ra tranh luận chỉ khăng khăng mình đúng mà không chấp nhận những ý kiến khác, cho rằng tất cả các ý kiến khác mình, đều sai. Hơn nữa, dù đối tượng tranh luận không sợ phê bình phê phán, nhưng họ lại sợ phê bình đao búa. lẽ đây là điều nhức nhối nhất của phê bình văn học ta hiện nay. Hình như đã có dấu hiệu xuất hiện chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa háo danh trong phê bình văn học, điều mà tư tưởng Hồ Chí Minh đã từng đả phá.

4. Trong lao động, chúng ta yêu cả người trồng rừng lẫn người đốt cỏ, bởi chúng ta cần rừng xanh. Chính vì thế, chúng ta căm thù những kẻ đốt rừng. Trong phê bình văn học cũng vậy, sự chăm chút tài năng, phát hiện tài năng, ghi nhận các giá trị thực sự, là điều vô cùng quan trọng. Nếu có tỉa cây đốt cỏ trong khu rừng văn học, thì đấy là điều rất cần thiết, nhưng phải hết sức cẩn trọng, và phải chuẩn bị sẵn xe cứu hoả. Tôi nói điều này, vì tôi quan niệm rằng, chúng ta hãy tìm đến cái hay cái đẹp của văn chương mà thưởng thức nó, khiến cho người khác cũng cảm yêu cái hay cái đẹp ấy, nghĩa là tôi thích làm người trồng rừng chứ không thích làm người đẵn cây.

Kinh nghiệm phê bình văn học cho thấy, Lá cỏ của Uýt-man bị phỉ báng ở Mỹ khi vừa ra đời, nhưng đã lọt vào mắt xanh của một người Anh, và rồi nó trở thành tác phẩm vĩ đại. Thơ Mới 32-45 tồn tại trong lời khen của Hoài Thanh, Hoài Chân cho mãi tới hôm nay. Đương thời có thể cho rằng Chế Lan Viên đã “bốc thơm” Hàn Mặc Tử khi ông nói: “Mai sau còn lại của cái thời kỳ này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử”, nhưng bây giờ nhìn lại, thấy quả là ông nói đúng. Khen và chê vốn không có tội, vấn đề là khen đúngchê đúng. Nhưng đối với phê bình, làm được điều đó quả là không dễ, huống hồ người đọc luôn yêu cầu cao hơn việc khen đúng chê đúng, đấy là phải khen thật hay, thật thuyết phục, chê cũng phải thật hay, thật thuyết phục. Khen chê để người đọc “thủng nhĩ” là điều mà phê bình văn học của chúng ta phải phấn đấu rất nhiều.

Dù sao, tôi vẫn nghĩ, phê bình văn học của ta cần tăng cường hơn nữa tính phát hiện, nâng đỡ tài năng và tác phẩm. Phê bình không chỉ dẫn dắt người đọc, dẫn dắt nhà văn mà còn phải nâng đỡ họ đến với những giá trị mới mẻ và hữu ích, chứ không phải chỉ nói rằng thích hay không thích. Chỉ nói thích hay không thích thì chẳng cần đến nhà phê bình.

5. Cuối cùng, là một người làm thơ và có viết nhiều bài về thơ, tôi tha thiết đề nghị các nhà phê bình ở ta để tâm đến thơ nhiều hơn nữa. Có người nói, thế hệ các nhà thơ chống Mỹ đóng góp rất lớn cho thơ Việt nửa cuối thế kỷ XX, nhưng họ thiếu mất một Hoài Thanh của thế hệ họ. Chính vì thế mà hiện tượng một số nhà thơ nhảy vào viết phê bình tiểu luận về thơ. Đấy là hiện tượng không có gì lạ đối với thế giới, và đối với nước ta, nhưng điều đó là rất đáng ghi nhận trong lúc sân bóng thơ trống vắng những cầu thủ phê bình, bởi ở đấy có thể đăng tải khối lượng rất lớn các vấn đề thơ ca trong nước và thế giới. Và tôi tin rằng, các nhà phê bình sẽ thực sự là bạn của nhà thơ, nhà văn, độc giả, và hơn thế nữa, các nhà phê bình sẽ là bạn thân thiết của nhau.


Hà Nội, 12.8.2003
N.T.T
(176/10-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN NHẬT THƯTrong tiến trình nghệ thuật nhân loại, bên cạnh một thế giới hết sức “quan phương”, “hoàn kết” bao giờ cũng là một “thế giới lộn trái” đầy mê hoặc.

  • NGUYỄN XỚNXét trên quy mô toàn cầu, vào những năm cuối của thế kỷ XX, trước sự phát triển phi mã của công nghệ và ý thức máy tính, văn học đã biểu hiện nhiều vấn đề rất đáng quan tâm. Thực tế này được mang vào thế kỷ mới một cách dễ dàng, không hề gặp một sự kiểm soát nào.

  • BÙI MINH ĐỨCLGT: Công trình khảo cứu dưới đây, phần lớn đã được công bố trong Hội thảo khoa học “Tây Sơn - Thuận Hóa và Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung”. Một số báo, tạp chí đã lược trích đăng một phần bài viết. Mới đây, tác giả-bác sỹ Bùi Minh Đức (Hội viên Hội Tai Mũi Họng và Đầu Cổ Hoa Kỳ (Fellow), Hội viên Hội Mũi Học Hoa Kỳ (Fellow), Hội viên Hội Tai Mũi Họng và Đầu Cổ Đức Quốc (FachArzt HNO), nguyên Chủ nhiệm Bộ Môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Khoa Huế trước 1975) đã gửi cho SÔNG HƯƠNG công trình khảo cứu này (có sửa chữa và bổ sung) để độc giả tạp chí có đầy đủ tư liệu. Trân trọng những lý giải khoa học hết sức mới mẻ của tác giả, SÔNG HƯƠNG xin giới thiệu toàn văn công trình này.

  • BỬU NAM Gặp Trần Đình Sử trong một hội thảo lớn toàn quốc, hội thảo "Tự sự học" do anh đồng khởi xướng và đồng tổ chức, tôi xin anh một cuộc trò chuyện về tình hình lý luận và phê bình văn học hiện nay. Anh vui vẻ gật đầu và nói: "Gì thì gì không biết, chứ với Tạp chí Sông Hương, tôi không thể khước từ. Trước hết, đây là một tạp chí văn học đứng đắn, có sắc thái riêng, vả lại còn là tình cố hương, bởi dù gì thì gì tôi vẫn là người con của xứ Huế cố đô."

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO(Nhân đọc 2 bài viết của Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Hòa)*

  • PHẠM PHÚ PHONGNguyễn Huy Thiệp là một trong những hiện tương văn học hiếm hoi. Ngay từ những truyện ngắn đầu tay như Huyền thoại phố phường, Muối của rừng, Tướng về hưu... tên tuổi của anh đã nổi bật trong và ngoài nước.

  • PHONG LÊ(Nhìn từ bình diện ngôn ngữ)Dân tộc là một phạm trù lịch sử. Văn học dân tộc do vậy cũng là một phạm trù lịch sử, hình thành và phát triển theo lịch sử.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN“…Tất cả những sự cách tân này cần thiết cho sau đó một chủ nghĩa cổ điển mới có thể xuất hiện…”            Paul Valéry

  • TRẦN HUYỀN SÂMNgười ta nói “Phê bình là bà đỡ cho tác phẩm”, nhưng người ta cũng nói: “Nhà phê bình là con chó ăn theo nhà văn”.

  • NHỤY  NGUYÊN thực hiện

     

    Thi nhân Việt Nam hiện đại  - bộ bản thảo trường thiên hoành tráng về nền thi ca Việt hiện đại dự tính 4.000 trang khổ 15,5 x 20,5 cm, bao gồm 2.200 trang tiểu luận và 1.800 trang tuyển thơ của nhà phê bình văn học Thái Doãn Hiểu.

  • NGUYỄN VĂN THUẤNLTS: Nhóm nghiên cứu, lý luận phê bình trẻ” bao gồm sinh viên và cán bộ giảng dạy trẻ đến từ các trường đại học ở Huế (chủ yếu là Khoa Ngữ văn - ĐHSP Huế), với sự chủ trì của Ts. Trần Huyền Sâm. Nhóm hình thành trong tháng 6 - 2008 vừa qua với sự giúp đỡ của Tạp chí Sông Hương và Nhà sách Cảo Thơm.

  • Trong hoạt động văn học, cùng với mối quan hệ giữa tác phẩm với hiện thực, tác phẩm với nhà văn, mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong quy trình vận hành từ hiện thực - nhà văn - tác phẩm đến bạn đọc.

  • LTS: Ngày 19/12/2007, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo, Hội đã có buổi ra mắt nhân dịp gặp mặt thân mật đại biểu cơ quan báo chí toàn quốc vào ngày 20/5/2008.Chúng tôi xin lược trích bài phát biểu của đồng chí Phùng Hữu Phú - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

  • Thuyết phân tâm học của S.Freud và về sau là C.G.Jung và các người kế nghiệp đã có ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng của con người hiện đại, bao gồm cả nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn học nghệ thuật. Tuy vậy, ở ta, do nhiều lý do chủ quan và khách quan, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phân tâm học trong văn học - nhất là văn học hiện đại Việt .

  • Trong thập niên 1970 danh từ thi pháp (poétique) trở thành thông dụng, thi pháp học dần dần trở thành một khoa học phổ biến, dính liền với ngành ngữ học, trong một khung cảnh học thuật rộng lớn hơn, là khoa ký hiệu học.

  • Bản chất nhận thức của văn học đã được biết đến từ lâu. Hễ nói đến văn học là người ta không quên nói tới các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ.

  • Mới đây, trong khi tìm tài liệu ở Thư viện quốc gia, tôi tình cờ đọc bài báo thuộc thể loại văn hóa - giáo dục: “Giáo sư Vũ Khiêu - Học chữ để làm người” trên chuyên mục Trò chuyện cuối tháng báo An ninh Thế giới số tháng 9/2005, do Hồng Thanh Quang thực hiện.

  • (Muốn khẳng định cuộc đời của mình không ai không thêm vào đó chút ít huyền thoại)                                 - M. Jourhandeau -

  • Văn học, từ xưa đến nay là sự khám phá không ngừng nghỉ về con người, đặc biệt về tâm hồn con người. Khám phá đó giúp cho con người hiểu rõ về bản thân mình hơn, cũng có nghĩa là con người sẽ biết sống tốt đẹp hơn, chất lượng sống do đó sẽ được nâng cao.

  • Một phương diện giúp khẳng định phong cách của bất cứ nhà văn nào, mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là nghiên cứu yếu tố ngôn từ - chất liệu cơ bản để sáng tạo nên tác phẩm văn chương mà nhà văn đã vận dụng một cách nghệ thuật.