Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn với bộ sách “Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn 1802 - 1945”

10:33 05/03/2014

Sau 2 công trình nghiên cứu đồ sộ, biên soạn công phu “Thưởng ngoạn Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn (1082 - 1945)” và “Đồ sứ kí kiểu Việt Nam thời Lê Trịnh (1533 - 1788)”, NXB Văn Nghệ 2008 và 2010, vào đầu tháng 3.2014, bộ sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn 1802 - 1945 (khổ lớn 27x27 cm, NXB Hồng Đức), do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn biên soạn đã được ra mắt tại Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM.

Bìa sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn

Bộ sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn gồm 3 phần:

Phần I: Bản dịch Việt văn và nguyên tác Hán văn mục Bộ Lễ, phần Quan phục trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 78.

Phần II: Giới thiệu 54 bức tranh Đại lễ phục của triều đình An Nam của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân, đây là phần cốt lõi nội dung của công trình nghiên cứu này.

Phần III: Phụ lục gồm những bài viết liên quan đến lễ phục thời Nguyễn, mũ áo Hoàng đế, Hoàng thái tử, các quan văn võ, văn thân và võ biền. Hình ảnh Hoàng đế, Hoàng hậu, Hoàng thái tử và triều thần nhà Nguyễn và các bản dịch, bài báo giúp cho người đọc có thêm tài liệu tham khảo.

Đại triều phục của Hoàng đế


Điểm nhấn của bộ sách này là hình ảnh áo mũ vua quan và triều thần nhà Nguyễn với sự sưu tầm công phu của nhà nghiên cứu trong bộ sưu tập 54 bức tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân đã thôi thúc tác giả tìm tòi biên soạn trong vòng 4 năm để hoàn tất công trình nghiên cứu này. Vì nếu không có bộ tranh này, thật sự khó hình dung chính xác áo mũ, phẩm phục triều đình nhà Nguyễn bằng tư liệu chữ viết.

Phẩm phục hậu


Theo tác giả Trần Đình Sơn, bộ tranh gồm 54 bức được vẽ từ năm 1902, trên mỗi bức đều có ghi chú các thông tin về địa vị, chức tước, phẩm hàm của các nhân vật bằng 2 thứ chữ Pháp và chữ Hán. Toàn bộ tranh được vẽ bằng màu nước và bột màu trên giấy theo truyền thần và ký họa, kích thước 23x31cm. Bên ngoài bộ tranh ghi rõ dòng chữ Hán viết bằng son: Hoàng phái sắc phục tự thiên tử chí tôn thất. Đó là những bức tranh trong hoàng gia theo chức tước, vị trí trong hoàng tộc, tranh vẽ các quan lại từ nhất phẩm đến cửu phẩm, quan văn, quan võ, lính hầu, cận vệ, nấu ăn, pha trà, giữ voi v...v... Mỗi chức vị, vị trí mỗi người có phẩm phục riêng, rất chi tiết và rõ ràng như lễ phục của hoàng thân trong lễ tế Nam Giao, đại triều phục của “thượng thư” và “tham tri” - chánh nhị phẩm và tòng nhị phẩm.. Hoặc sắc phục lễ Thanh minh của các binh sĩ triều đình, của các loại lính thân vệ, lính dẫn đạo, lính giám thủ, của đội nghi trượng, đội vũ lâm, thủy sư vệ, long thuyền vệ, võng thành vệ... Đây là tư liệu quý giá được biên soạn công phu và tâm huyết của tác giả với tính khoa học cao giúp cho những người sưu tầm nghiên cứu, nhất là giới điện ảnh, sân khấu từ lâu vẫn gặp phải sự lúng lúng trong việc phục hiên nhân vật lịch sử cận đại cũng như rất cần thiết cho giới nghiên cứu thiết kế thời trang.

Hoàng đế với lễ phục tế Nam Giao


Bộ sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn cũng đã bước đầu làm sáng tỏ nhân thân của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân, tác giả của 54 bức tranh Đại lễ phục triều đình An Nam.

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn


Năm 2009, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn được người bạn ở nước ngoài tặng một đĩa CD chép lại 54 bức tranh về lễ phục triều Nguyễn của Nguyễn Văn Nhân(1). Ở trang đầu ghi vắn tắt: Tác giả Nguyễn Văn Nhân, Biên tu Viện hàn lâm hưu trí, Huế, Tháng 12 năm 1902. Chẳng biết tác giả quê quán ở đâu, làm gì vì từ trước đến nay chưa thấy có công bố rõ ràng về tiểu sử của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân. Tình cờ, tác giả bộ sách trong một dịp thăm chùa Tường Vân ở Huế đã may mắn tìm thấy được đôi chút dấu tích của người họa sĩ này. Tại Tổ đình Tường Vân Huế còn tôn trí bức truyền thần của Tổ sư Hải Toàn - Linh Cơ. Bên phải bức tranh có ghi 2 dòng chữ Hán về ngày tháng năm sáng tác và chức vụ, quê quán tác giả: Triều Thành Thái năm thứ bảy(1895) tháng 3 ngày mồng 2. Nguyễn Văn Nhân, chức kí lục Tòa khâm sứ tại kinh đô vâng lệnh vẽ. Quê quán ở phường Kim Liên, tổng Kim Liên, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đúc, tỉnh Hà Nội. Như vậy Nguyễn Văn Nhân vâng lệnh bề trên vẽ bức truyền thần Hòa thượng Linh Cơ, thời điểm ông đang làm ký lục tại tòa Khâm sứ Huế. Nhưng bộ tranh Đại lễ phục triều đình An Nam 7 năm sau đó (tháng 12 năm Thành Thái 14 (1902), ông lại ghi: Nguyễn Văn Nhân, chức biên tu Viện hàn lâm hưu trí. Điều này cho biết trong thời điểm thực hiện bộ tranh ông đã hồi hưu và có thể ước đoán họa sĩ Nguyễn Văn Nhân sinh khoảng năm 30-40 thế kỷ XIX.

Sắc phục đội kinh tượng vệ


Trên phương diện lịch sử hội họa, những họa phẩm của Nguyễn Văn Nhân đã kết hợp khá nhuần nhuyễn hội họa truyền thần truyền thống với hội họa phương Tây mới du nhập, đưa nghệ thuật truyền thần phát triển đến đỉnh cao. Những hoa phẩm còn bảo tồn ở cố đô Huế cũng như chân dung các nhân vật thời Nguyễn qua ngòi bút tài hoa đã toát lên thần thái sinh động, chân thực và chính xác. Các loại phẩm phục, trang phục hoàng gia, triều thần, tăng sĩ, binh lính được miêu tả hết sức chi tiết từ màu sắc đến hoa văn trang trí. Vì thế, theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, tác phẩm hội họa của Nguyễn Văn Nhân là di sản quý báu, có giá trị không những về hội họa mà còn về mặt lịch sử, và trở thành tài liệu quan trọng để phục vụ nghiên cứu, tái hiện lịch sử Việt Nam cận đại.

Đây cũng là tâm huyết của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn mà ông khiêm tốn gọi là duyên may!

NGUYỄN MIÊN THẢO


------------------
(1) Bộ tranh nầy đã được bán đấu giá ở Mỹ năm 2009



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGÔ MINH

    Có một ngày nhạt miệng, thèm đi. Đi mãi mới hay phố cũng thiếu người. Có một ngày nằm dài nghe hát. Rồi ngủ quên trong nỗi buồn nhớ mông lung.

  • NGỌC THẢO NGUYÊN

    Buổi sinh hoạt được đặt tên là Tọa đàm bàn tròn về thơ. Đây là buổi sinh hoạt mang tính chất thử nghiệm của Phân hội văn học (lại một cách nói rào đón nữa chăng?)

  • ĐỖ LAI THÚY

    Duy nhất chỉ thơ mới đứng cùng bình diện với triết học và suy tư triết học
                                        Heidegger
    Con người, sống trên đời, như một thi sĩ
                                        Heidegger

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Trong thơ tình, tình yêu là kẻ chiến thắng sau cùng. Chứ không phải lý trí, đạo đức, chính trị hay lịch sử. Bao giờ và ở đâu cũng thế.
    Chỉ còn anh và em
    Cùng tình yêu ở lại

  • PHAN ĐÌNH DŨNG   

    Từ hai cuốn sách: Những người thân trong gia đình của Bác Hồ, Bác Hồ gặp chị và anh ruột; soi vào những bài thơ của Bác, chúng ta có dịp nghiền ngẫm thêm về những tình cảm riêng/chung của Người.

  • NGUYỄN XUÂN HÒA

    Thảo Am Thi Tập của Nguyễn Khoa Vy không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật.

  • LÊ KIM PHƯỢNG

    Với thi sĩ Cao Quảng Văn, thơ là cảm xúc thăng hoa tuyệt đỉnh và nếu văn chương có đích, thì thơ là tuyệt đích của tâm hồn. Ở chốn đó, sáng tạo ra đời. Vì vậy, thưởng thức thơ không thể không bằng cảm xúc từ trái tim của người đọc: “Thơ là tiếng nói từ trái tim đập vào trái tim”.

  • LTS: Nhà thơ Ngô Minh, sinh ngày 10 tháng 9 năm 1949; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, cộng tác viên thân thiết của Sông Hương. Sau cơn tai biến nặng từ trưa 26 tháng 11 năm 2018, nhà thơ đã từ trần tại nhà riêng vào lúc 23 giờ 12 phút ngày 3 tháng 12 năm 2018. Nhà thơ được an táng tại Khu nghĩa trang phường Hương Long, thành phố Huế (sau lưng chùa Thiên Mụ).
    Sông Hương thành kính chia buồn cùng gia quyến và bạn đọc, xin đăng bài viết dưới đây của nhà thơ Đông Hà, như là nén nhang tưởng nhớ, vĩnh biệt một người thơ…

                Ban Biên tập

  • HỒ THẾ HÀ

    Hoàng Diệp là thơ nổi tiếng với thi tập Xác thu (Nxb. Nam Kỳ, Hà Nội, 1937) trước khi trở thành nhà phê bình, nghiên cứu văn học.

  • PHAN VĂN NAM    

    Sau các tập thơ Cùng đi qua mùa hạ (Nxb. Văn nghệ, 2005), Phía bên kia cây cầu (Nxb. Phụ nữ, 2007) và Ngày linh hương nở sáng (Nxb. Hội Nhà văn, 2011) được trao nhiều giải thưởng văn chương uy tín, tác giả Đinh Thị Như Thúy tiếp tục ra mắt tập thơ mới Trong những lời yêu thương (Nxb. Hội Nhà văn, 12/2017).

  • VĂN THÀNH LÊ    

    1.
    Có thể nói Trần Đăng Khoa là trường hợp lạ của văn đàn Việt. Giữa thời đại cả nước lo ra đồng chạy ăn và ra trận đánh giặc, cuối những năm 1960 đầu những năm 1970, cậu bé Khoa cùng những cô bé/cậu bé 9 - 10 tuổi khác như Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, Chu Hồng Quý, Trần Hồng Kiên… “đã đi lạc” vào thơ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    Nhiều người đến dự buổi giới thiệu Tự truyện “Mạ Tui” do Tạp chí Sông Hương và Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán phối hợp tổ chức không biết Nguyễn Viết An Hòa (NVAH) là ai, nhưng khi Ban Tổ chức cho hay đó là bút danh trên Facebook (Fb) của thầy giáo Nguyễn Viết Kế, thì đều vui vẻ thốt lên: “À…”.

  • ĐỖ LAI THÚY

    Lý thuyết hệ hình là một hệ pháp nghiên cứu sự phát triển. Văn học Việt Nam, do những đặc điểm riêng thuộc của mình, không phát triển nối tiếp như ở các nước phương Tây, mà gối tiếp như những làn sóng, con trước chưa tan thì con sau đã tới, hay đúng hơn vừa là nối tiếp vừa là gối tiếp.

  • SƠN CA 

    Mất mát, tận cùng của mất mát. Cô đơn, tận cùng của cô đơn. Thực tại “vặn xoắn con người đến mức cảm giác không còn hình hài”.

  • NGUYỄN THANH TÂM    

        …đi về đâu cũng là thế… 

  • GIÁNG VÂN

    LGT: Tháng 4/2018, Nxb. Europa (Hungary) đã dịch và ấn hành tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” của Trương Đăng Dung, (Giải thưởng Hội Nhà Văn Hà Nội, 2011). Tập thơ gồm 24 bài cũ và 14 bài mới, được in song ngữ Việt - Hung với 2000 bản. Lễ ra mắt tập thơ được tổ chức trang trọng trong khuôn khổ Liên hoan sách Quốc tế Budapest, với sự có mặt của nhà thơ Trương Đăng Dung và hai dịch giả: Giáp Văn Chung và Háy János cùng đông đảo bạn đọc Hungary. Tập thơ đã được giới chuyên môn và bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Ngay trong lễ ra mắt, toàn bộ số sách mang đến đã được bán hết.

  • HỒ THẾ HÀ

    Hữu Thỉnh là nhà thơ xuất sắc trong thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Cuộc sống và trang thơ của ông đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và giải mã ở tất cả các cấp độ thi pháp với giá trị độc sáng riêng của chúng. Người đến sau khó có những phát hiện gì thêm từ thế giới chỉnh thể nghệ thuật ấy.

  • NGUYỄN THÀNH NHÂN

    Khi nhắm mắt trong phút chốc, xung quanh tôi thoắt nhiên rực rỡ nắng, tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, chỉ mới mười ba tuổi đầu và đang cố gắng đuổi theo người con gái ấy.” 

  • PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
    Nhân 17 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Văn Bổng (11/7/2001 - 11/7/2018)    

    Nói đến Nguyễn Văn Bổng trước hết chúng ta nói đến một nhà văn xứ Quảng anh hùng, giàu bản sắc, một nhà văn hàng đầu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, một bút lực dồi dào, với những tác phẩm tràn đầy nhựa sống, là nói đến một khối lượng lớn những tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký có giá trị… (Nhà thơ Hữu Thỉnh).