Nguyệt Đình - chàng thi sĩ tương tư dòng sông

08:59 17/02/2009
NGUYỄN QUANG HÀ(Đọc Huế trong thơ Nguyệt Đình)


Huế, nhắc tới Nguyệt Đình, là người ta nói tới Nguyệt Đình - Nhà thư pháp. Ông đã từng viết thư pháp cả một cuốn Truyện Kiều của Nguyễn Du, cỡ sách 1m2 x 1m6. Người ta khen thư pháp của ông bay bướm, có hồn. Đồng thời nói tới tên Nguyệt Đình, cũng là nói tới tên một nhà thơ lớp trước - Một nhà thơ lãng tử, phiêu diêu như mây trời lãng đãng.
Có khi ông lãng đãng theo một cánh bướm bay vô tình:
Và bướm trắng chập chờn đôi cánh mỏng
Để phấn vàng gieo rắc, vướng cành xoan
Có khi ông tha thẩn trong một vườn chùa:
Một mảnh vườn tiên giữa cõi trần
Ngàn hồng phô sắc
Nắng vàng sân
(Vườn chùa)
Nguyệt Đình cảm nhận từng bước đi đầy chất lãng tử của mình. Không phải ai khác, chính nhà thơ đã tự vịnh: Anh lãng đãng như mây trời lãng đãng. Còn người đọc thì cảm nhận nhà thơ đang đi tìm tứ thơ cho mình trên đất thần kinh, đến nỗi không còn nhớ thời gian:
Du ngâm tóc nhuốm màu trăng xế
Vỗ túi chừng quên chuyện tháng ngày
(Trăng lên Từ Hiếu)
Nhất là từ khi tiếng súng chiến tranh trên đất Huế đã im bặt, nhường chỗ cho cuộc sống bình yên, để mọi người tìm cuộc sống đích thực của chính mình, thì thơ Nguyệt Đình cũng đã reo lên:
Kiếm cung đã thế thì thôi
Còn thơ còn nhạc vỗ đùi nghêu ngao
(Lênh đênh)

Nguyệt Đình thuộc lớp nhà thơ có chiều dày sáng tác cho nên trong tập thơ, nhiều bài, nhiều câu phảng phất tâm trạng hoài cổ. Chất hoài cổ không ồn ào như loại thơ quảng trường, mà lắng đọng từng chữ một.
Với bầu rượu túi thơ bất kể tháng ngày, Nguyệt Đình đã “bắt được” tứ thơ hay:
Khoảnh khắc đất trời lộng gió mây
Thiền sư áo bạc dính sao gầy
Hình ảnh “sao gầy” bám đầy trên áo đã bạc màu của Thiền sư thật là đẹp và thật là thơ. Không biết ở câu thơ này Nguyệt Đình tả Thiền sư hay ông tả ngay chính bước đường lãng tử của mình. Không dễ gì thoáng qua mà gặp được ánh sao gầy trên áo Thiền sư giữa đất trời rộng mở như vậy.
Theo tôi, đây là câu thơ hay nhất trong tập. Nó vừa thực, vừa ảo, rất đúng và hợp với chất lãng đãng của Nguyệt Đình.

Song khi gấp tập thơ “Huế trong thơ Nguyệt Đình” lại, tôi man mác  cảm giác rằng nhà thơ đất thần kinh Nguyệt Đình đang tương tư dòng sông Hương. Mỗi câu ông viết, hình như ông đang ngồi trước người đẹp ấy để chiêm ngưỡng từng nét thanh tú của nàng.
“Đêm ngã ba Tuần” ta thấy nhà thơ đang lãng đãng thả thuyền trên sông dưới một trời đầy sao:
Chòng chành thuyền nhẹ mái chèo lơi
Bãng lãng sao dăng rợp một trời
Tác giả buông “lơi” mái chèo, quên cả việc chèo thuyền, thả hồn mình vào ánh trăng. Phải ở Huế mới hiểu chữ bãng lãng, chữ nghĩa chông chênh đến thế, nhưng thực ra nó lại là nghĩa đen đấy. Ngã ba Tuần, nơi dòng Tả Trạch và Hữu Trạch giao hòa vào nhau, tan vào nhau còn có tên khác: Ngã ba Bãng lãng.

Thơ Nguyệt Đình nói tới sông Hương là nói ngay tới con thuyền. Hình như tác giả đang mượn con thuyền để nói dòng sông mà mình tương tư. Phải tương tư, lãng đãng lắm mới có được cảnh sắc nên thơ nhường này:
Thuyền câu một lá thả lênh đênh
Con nước triều dâng vỗ bập bềnh
(Vào thu)
Nguyệt Đình chú ý tới từng con chữ một: Thuyền đã một “lá”, lại “thả” nên nó “lênh đênh” là phải. Nhờ có “triều dâng”, tạo nên con sóng ngược dòng, nên mới “vỗ bập bềnh” được. Công nhận nhà thơ quan sát rất kỹ. Một câu thơ thôi mà thật kỳ công. Tác giả vừa là người cầm chèo, là người buông câu, đồng thời lại là một nhà thơ, cho nên cảm xúc ào đến, bộn bề. Cảm nhận được cả công việc của mình, đồng thời cảm nhận được cả trời đất.
Bài “Thuyền trăng” là một bài đầy dấu ấn cảm xúc:
Hơi thu và cả hơi trăng nước
Loang nhẹ một trời nhuốm áo em
Câu thơ không chỉ là thơ mà còn là một bức họa. Chất bay bướm trong chữ thư pháp của Nguyệt Đình đã hóa thân vào đây, để vẽ một bức tranh thuỷ mạc mờ mờ “hơi thu”, huyền ảo “hơi trăng” và phảng phất hương lành lạnh của đất trời mùa thu thấm vào áo cô thiếu nữ, “loang nhẹ một trời”. Ai có ngón tay thật nhạy cảm thử đụng vào tà áo thấm hơi thu, hơi trăng của Nguyệt Đình xem cảm giác của mình sẽ thế nào.
Thơ Nguyệt Đình đã đưa người đọc vào một thế giới ảo là như vậy.

Chưa hết, cả không gian trăng sao mây nước của sông Hương, không biết có thật không, nhưng Nguyệt Đình lại còn nghe thấy cả tiếng sáo:
Văng vẳng bờ xa tiếng sáo ai
Mà như tiếng trúc tự Thiên Thai
Tôi dừng lại ở câu thơ này. Tự hỏi: thực ra có tiếng sáo này hay không? Tác giả bảo nó là “tự Thiên Thai” đó, hợp cảnh hợp tình thì có nhưng hơi gò ép, làm tứ thơ chểnh mảng đi. Tuy nhiên phải nói rằng Nguyệt Đình yêu dòng Hương Giang lắm, nên nhìn vào đâu, nghe đâu đâu cũng thấy chan chứa tình.
Đến nỗi, không phải ai khác, chính Nguyệt Đình đã thấy cả Kinh đô nơi sóng nước. Nguyệt Đình nhìn thấy đền, đài, lăng, tẩm ngay trong dòng sông của mình:
Hương Giang thanh thản soi đài các
Ngự lĩnh thung dung ngắm điện đình
Lãng đãng sương thu hồn mặc khách
Nhạt nhoà thuỷ mặc vẽ Xuân Kinh
(Vào thu)
Khi Nguyệt Đình treo vầng trăng trên sông Hương, ta lại gặp chính nơi đây một dòng sông thơ khác, nó man mác rất đa tình:
Hồn ta lành lạnh trong trăng đó
Ngửa mặt bên trời chiếc nguyệt treo
(Thuyền trăng)
Ai đã từng trên thuyền trong đêm trăng ra giữa dòng Hương Giang, buông chèo cho thuyền tự trôi và đêm ca Huế trên sông bắt đầu với tiếng nhị tiếng thập lục và tiếng hát ca Huế, mới cảm nhận hết những câu thơ lai láng này:
Chầm chậm em ơi chớ vội vàng
Chờ thêm chốc nữa nguyệt đầy khoang
Rồi mau em nắn cung thương lại
Dạo khúc Thường Nga kẻo nguyệt tàn

Thơ Nguyệt Đình có một bài thơ rất buồn. Cũng lại là thơ về sông Hương, về một bến sông cũ không còn nữa. Một nỗi buồn thật thấm thía:
Bến cũ ngày xưa bặt điệu hò
Chiều buông gờn gợn, sóng quanh co
Chừng nghe sương khói luồn lau lách
Như thoảng bờ xa tiếng gọi đò
(Bến xưa)
Có một nhà thơ Huế yêu sông Hương đến thế là cùng.
Thơ Nguyệt Đình có một giọng riêng, hơi xưa một chút, chẳng thể đòi hơn. Ông chỉ giận mình tình yêu mênh mông thế sao chẳng kéo lại được thời gian:
Mải mê chèo chống vui sông nước
Ngoảnh lại ai ngờ tóc trổ bông

Hoá ra Nguyệt Đình cũng là nhà thơ lãng đãng mà đầy tâm trạng. Không tâm trạng không thể yêu dòng sông mà mình tương tư đến thế. Vì vậy mà Nguyệt Đình đã cho đời những câu thơ thật đắt giá về sông Hương. Quả thật không tâm trạng, không đau đáu tương tư không thể có những vần thơ cất cánh như thế. Nếu không, nhà thơ Tường An sao lại thấy nữ sĩ Kiều Anh ngậm ngùi khi đọc thơ Nguyệt Đình:
Đọc thơ Huế của Nguyệt Đình
Ngậm ngùi nhớ Huế một mình lệ rơi.
N.Q.H

(nguồn: TCSH số 193 - 03 - 2005)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN KHẮC PHÊBộ trường thiên tiểu thuyết “Sông Côn mùa lũ”(*) của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, được bạn đọc chú ý trước hết vì bề dày 4 tập 2000 trang với nhân vật trung tâm là người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ; sau nữa, đây là tác phẩm văn học dày dặn nhất của một Việt kiều được xuất bản trong nước.

  • ĐỖ NGỌC YÊN…Thơ Hoàng Trần Cương là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những chất liệu, hình ảnh và ngôn ngữ của đời sống, với sự đào sâu những suy tư, khát vọng sống của con người và một vùng quê mà anh đã nặng nghĩa sinh thành...

  • THỦY THANHCơn đại hồng thủy đầu tháng 11 năm 1999 được coi như "bản tổng kết thủy tặc" đầy bi tráng của thiên nhiên trong thế kỷ 20 đối với mảnh đất Thừa Thiên Huế. Nó đã gây ra nỗi kinh hoàng, đau thương, mất mát to lớn và cũng để lại không ít những hệ lụy nặng nề cho con người ở nơi đây. Và cũng chính nó - cơn lũ chưa từng có này - đã đi vào lịch sử.

  • BẾ KIẾN QUỐCNăm ấy, vào quãng mùa hè 1982, khi đang trực Ban văn xuôi của báo Văn Nghệ, tôi nhận được một bản thảo truyện ngắn kèm theo lời nhắn: “ Cái truyện này rất quan trọng đối với tôi. Rất mong được tòa soạn đọc kỹ và cho ý kiến. Mấy hôm nữa tôi sẽ quay lại”.

  • THÁI DOÃN HIỂUNgô Văn Phú là thi sĩ của đồng quê. Anh có thể viết nhiều đề tài như xây dựng, chiến tranh, lịch sử, tình yêu..., nhưng như lá rụng về cội, ngược về nguồn, Ngô Văn Phú trở lại nơi làng quê yêu dấu với một tình yêu bẩm sinh, yêu đến tận cùng gốc rễ như Nêruđa đã viết.

  • MAI VĂN HOANTrong số bạn bè cùng lứa thì Ngô Minh bước vào làng thơ muộn màng hơn cả. Nếu Lâm Thị Mỹ Dạ được chú ý ngay khi còn ngồi trên nghế nhà trường, Hải Kỳ có thơ in trên báo Văn nghệ những năm 69,70 thì Ngô Minh vẫn chưa hề có ai hay biết.

  • HOÀNG VŨ THUẬTCó những bài thơ đọc lên và bắt gặp ngay cái đẹp trong từng câu chữ. Lại có những bài thơ đọc đi đọc lại thấy hay mà không dễ gì tìm thấy ngay được. Nó như vẻ đẹp của người con gái có duyên thằm. Cái đẹp thầm kín, ẩn náu.

  • HOÀNG VŨ THUẬTTrong một bài thơ viết trên giường bệnh, trước khi mất vài hôm Thanh Hải tâm sự:     Ta làm con chim hót     Ta làm một cành hoa                                   Ta nhập trong hòa ca                                   Một nốt trầm xao xuyến                                          (Mùa xuân nho nhỏ)

  • Tiểu thuyết "Vạn Xuân" (Dix mille Printemps) của nữ văn sĩ Pháp Yveline Féray viết về cuộc đời Nguyễn Trãi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dày trên 1200 trang, do Nguyễn Khắc Dương và một số cộng tác viên dịch, do Nhà xuất bản Văn học in năm 1997 đã được độc giả Việt Nam đón nhận nồng nhiệt.

  • PHAN VĂN CÁCTuy Lí Vương Nguyễn Miên Trinh (1820- 1897) là con thứ 11 vua Minh Mệnh triều Nguyễn, tự là Khôn Chương, lại có tự là Quý Trọng, hiệu là Tĩnh Phố (tên ngôi vườn ông ở) lại có hiệu là Vi Dã. Tuy Lí Vương là tước phong cuối cùng của ông (trước đó từng có tước Tuy Quốc công năm 19 tuổi).

  • HOÀNG CẦM(Lời Bạt cho tập thơ ĐÓA TẦM XUÂN của Trịnh Thanh Sơn - Nhà Xuất bản Văn học 1999)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTác phẩm đầu tay của tôi - tập ký sự “Vì sự sống con đường” (NXB Thanh Niên, Hà Nội, 1968) viết về những đồng đội của tôi trong cuộc chiến đấu anh hùng bảo vệ tuyến đường 12A lên đèo Mụ Dạ, một đoạn đường trọng yếu trong hệ thống đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1965-1966, được xuất bản năm 1968, nhưng bài viết đầu tiên của tôi được in trên báo chí khi tôi vừa tròn 20 tuổi và đang học tại Hà Nội.

  • Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn. Anh sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930, quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà thơ mất ngày 15 tháng 12 năm 1980, tại thành phố Huế.

  • LÊ VĂN DƯƠNG1. Quý II năm 2005, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh phát hành, nói đúng ra là tái bản lần thứ nhất cuốn Tản mạn nhớ và quên của Nguyên Ngọc. Cuốn sách dày 560 trang, tập hợp 15 bài viết của tác giả ở những thời điểm khác nhau nhưng đa phần là vào những năm 90 của thế kỷ XX và một vài năm mở đầu thế kỷ XXI.

  • PHAN CHÍNSau khi làm tròn vai một nhà chính trị, không giống như nhiều người khác, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm rời Thủ đô Hà Nội về Huế sinh sống.

  • NGUYỄN THỊ KIM THANH(Nhân đọc Tập thơ Ngày đầu tiên của Trần Hữu Lục - NXB Hội Nhà Văn, 01-2010)

  • HOÀNG NHƯ MAI - NGUYỄN VĂN HẤN Cùng với những tập quán cổ truyền ngày Tết dân tộc, từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, nhân dân ta đã có thêm một tập quán quý báu nữa: đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ.

  • NGÔ MINHTôi đọc và để ý đến thơ Đông Hà khi chị còn là sinh viên khoa văn Trường Đại học Sư phạm Huế. Thế hệ này có rất nhiều nữ sinh làm thơ gây được sự chú ý của bạn đọc ở Huế và miền Trung như Lê Thị Mỹ Ý, Nguyễn Thanh Thảo, Huỳnh Diễm Diễm.v.v... Trong đó có ấn tượng đối với tôi hơn cả là thơ Đông Hà.

  • NGUYỄN ANH TUẤNKhông gian trữ tình không là một địa danh cụ thể. Mặc dù có một “thôn Vĩ” luôn hiện hữu hết sức thơ mộng trên toàn đồ trực diện thẩm mỹ của bài thơ, với những màu sắc, hình ảnh, đường nét:…

  • KHÁNH PHƯƠNGNhân cách văn hóa của nhà văn có thể được biểu hiện bằng những hành động, thái độ trong đời sống, nhưng quan trọng hơn, nó chi phối nhân cách sáng tạo của nhà văn.