Nguyện ước đơn sơ

08:06 02/10/2013

Có những người cháu nội vua Thành Thái chỉ mong được một lần về thăm Huế nhưng ước mơ ấy trở nên quá xa vời bởi gánh nặng áo cơm.

Ông Bảo Thọ bên di ảnh ông nội là vua Thành Thái.

Hoàng tử Vĩnh Giu mất trong nghèo khó. Ông có di nguyện về cố đô Huế đoàn tụ với dòng tộc. Ông Vĩnh Giu hẳn cũng không ngờ rằng mình được an táng với nghi thức hoàng tộc, cho dù những cung tần, quân lính, quan lại đưa tang chỉ là những người… đóng vai.
Năm 2007, hoàng tử Vĩnh Giu đã qua đời tại BV 121 ở Cần Thơ do căn bệnh phổi. Sau đó, ông được gia đình đem tẩn liệm ở ngôi nhà 586 (nơi Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng đến thăm hỏi và trao tặng nhà tình thương cho gia đình). Lần trở về quê hương “an nghỉ ngàn thu” ấy cũng là dịp con cháu ông tìm lại dòng tộc.
Ông Bảo Thọ kể lại sự kiện này: “Trước khi mất hoàng tử Vĩnh Giu rất khỏe mạnh, ông phát bệnh trong thời gian ngắn, rồi qua đời đột ngột. Theo di nguyện của ông, di hài ông được chính quyền điạ phương giúp đỡ đưa về cố đô Huế, nơi quê cha đất tổ để đoàn tụ với tổ tiên”.
Hoàng tử Vĩnh Giu là công dân thời hiện đại, xa rồi nghi lễ cung đình. Nhưng di hài của ông về đến Huế thì “người trưởng tộc” muốn mai táng vị hoàng tử cuối cùng của vua Thành Thái theo nghi lễ cung đình vẫn có lính hầu, cung tần mỹ nữ, võng lộng hai hàng rất trang nghiêm.
Ông Bảo Thọ cười sảng khoái kể: “Chúng tôi chỉ nghĩ đưa cha tôi ra tới Huế là mãn nguyện rồi, còn nghi thức cung đình thì chịu thua. Nhưng rất may có một “cụ già” trưởng tộc đang phụ trách thờ phụng nhang khói tại các lăng tẩm sắp xếp mọi chuyện. Rồi ông đi tìm người thực hiện nghi lễ. Cả họ phải chạy đôn chạy đáo để kiếm đủ 12 người cho đủ nghi thức, lúc đó không biết kiếm đâu. Hỏi thăm xung quanh đó, may mà có người chỉ cho ở khu du lịch có một đội chuyên cho thuê để cho du khách chụp ảnh đủ cả quan chức, lính hầu, cung tần mỹ nữ… cho dù đó chỉ là những người làm dịch vụ đóng vai”.
“Trong đám tang cha tôi, dòng họ đến rất đông nhưng lúc ấy tôi không hề biết ai là ai. Bởi từ trước đến giờ chúng tôi chưa một lần liên lạc với nhau, chưa một lần đến Huế. Vì cuộc sống mưu sinh ai cũng lo cho cái ăn cái mặc của gia đình còn chưa xong nói gì… Chúng tôi đến cảm ơn người chủ lễ ở Huế là ông Nguyễn Phước Bảo Khôi, năm nay đã ngoài 80 tuổi. Tôi gọi ông là chú. Ông vỗ vai chúng tôi cười, gọi anh thôi, tôi con nhà bác. Rồi anh Bảo Khôi giới thiệu cho chúng tôi biết từng người, vai vế làm sao. Có người già cóng kêu mình bằng ông. Nhờ vậy mà anh em, dòng tộc mới có dịp gặp nhau để nhìn họ hàng” - ông Bảo Thọ tâm đắc.
Sau đám tang của vị hoàng tử Vĩnh Giu, con cháu mới bắt đầu tìm đến nhau nhìn nhận lại dòng tộc. Những người trong số họ thành đạt cũng có, sống nghèo khó cũng nhiều. Nhưng ai cũng rưng rưng nước mắt, dòng máu quý tộc chảy trong người họ từ xưa đến nay luôn khiến mỗi người tự dặn lòng sống sao cho giữ trọn cốt cách, cho trọn đạo làm người.
Nhọc nhằn cơm áo vẫn giữ gìn cốt cách
Ông Nguyễn Phúc Bảo Thọ, con thứ ba của hoàng tử Vĩnh Giu, hiện sống trong căn nhà nhỏ hẹp có đến gần 20 nhân khẩu, chỉ trừ Bảo Bồi là có việc làm ổn định và ra ở riêng, còn lại đều hành nghề chạy xe ôm.
Ông Bảo Thọ tâm sự: “Nhà khó khăn lắm, các anh em không có việc làm ổn định, đều chọn nghề chạy xe ôm làm phương tiện kiếm sống. Ai cũng chỉ mơ ước có một chiếc xe chạy cho đàng hoàng vì gần như năm anh em đều phải đi thuê xe để về chạy, khổ lắm!”.
Trước giải phóng, ông cùng các anh em của mình làm công nhân ở xưởng đóng tàu 55 thuộc quận Bình Thủy. Sau giải phóng, cả mấy anh em của ông chuyển sang chạy xe đạp ôm ở các bến xe khách kiếm sống qua ngày. Đến năm 2000, do xã hội phát triển nên công việc chạy xe đạp ôm không tồn tại. Ông cùng với các anh em còn lại mướn mỗi người một chiếc xe Honda 15.000 đồng/ngày để tiếp tục hành nghề đưa, đón khách.
Nay dù bước qua cái tuổi lục tuần nhưng ông Bảo Thọ vẫn ngày đêm rong ruổi trên đường đưa đón khách. “Bây giờ người hành nghề xe ôm cũng đông, phải cố thức khuya dậy sớm thì mới mong có tiền mua gạo cho ngày hôm sau” - ông Bảo Thọ tâm sự. Công việc vất vả có khi đến tối mịt ông mới ì ạch với chiếc xe cũ về tới nhà. “Ngày may mắn trừ hết chi phí cũng kiếm được 5-6 chục ngàn, còn ngày mưa nắng thất thường như hiện nay có khi đủ tiền xăng xe” - ông nói.
Còn ông Bảo Hoàng, người con thứ sáu của hoàng tử Vĩnh Giu cho biết trước cũng làm công nhân ở một công ty sản xuất nhựa tại quận Bình Thủy, sau đó nghỉ việc cũng đi lang thang khắp Cần Thơ xin làm bảo vệ kiếm sống. Thời trai trẻ ông nảy sinh tình cảm với rất nhiều cô gái, do gia đình quá nghèo khó mà không lấy được vợ. Cho đến đầu năm 2008, khi đã bước sang cái tuổi ngũ tuần, ông mới tìm được người nâng khăn sửa túi. Nay đã lớn tuổi nên ông cũng chuyển chạy xe ôm kiếm cơm ngày hai buổi. Còn các ông Bảo Cao, Bảo Lộc, Bảo Tài sau khi lập gia đình về sống cùng gia đình nhà vợ cũng kiếm sống bằng nghề chạy xe ôm.
Dù vất vả đến đâu con cháu vua Thành Thái vẫn sống tốt, vẫn giữ phong cách quý tộc. Trong căn nhà cấp 4, trên tường treo rất nhiều hình ảnh về vua Thành Thái và hoàng tử Vĩnh Giu, trong đó có bức ảnh vua Thành Thái chụp cùng với gia đình sau khi bị lưu đày trở về Việt Nam, ở Vũng Tàu vào năm 1947. “Dù nghèo nhưng tui luôn khuyên bảo anh em, vợ con phải sống đàng hoàng không được làm tổn hại đến uy tín của gia tộc” - ông Bảo Thọ chia sẻ.

Theo HỒNG ĐANG
 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng 24/5/2023, tại thành phố Huế đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT TP. Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.

  • Nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023), sáng 19/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và TP. Huế long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổ chức khai mạc triển lãm "Nhật ký trong tù – Bảo vật Quốc gia” .

     

  • Sáng 19/5, tại Nghinh Lương Đình, đã diễn ra Lễ Mít tinh Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày môi trường thế giới 5/6 với chủ đề “Chung tay đánh bại ô nhiễm từ rác thải nhựa” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Sáng ngày 19/5, Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Tọa đàm kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. vững”

  • Trong khuôn khổ Lễ hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm”, sáng 17/5, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ rước hoa sen và dâng hoa, dâng hương lên Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Đình làng Dương Nỗ đến Nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Phú Dương, thành phố Huế.

  • Tối 16/5, tại Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Lễ hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm” chào mừng 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

  • Chiều 16/5, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức Khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật “Công an Thừa Thiên-Huế - Vì bình yên cuộc sống” lần thứ II năm 2023. Tham dự buổi lễ có đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở TT&TT, Sở VH&TT; Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh; đại diện các Phòng, ban Công an tỉnh và đông đảo văn nghệ sĩ.

  • Tối 12/05, nhân dịp kỷ niệm 155 năm sinh bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người mẹ Làng Sen”.

  • Tối ngày 5/5, tại sân khấu bia Quốc Học, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức Lễ vinh danh và Bế mạc Festival nghề truyền thống Huế 2023.

  • Chiều 05/5/2023, tại công viên Tứ Tượng đã diễn ra Lễ tế Tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh Nghệ nhân, làng nghề. Các đồng chí Lãnh đạo thành phố Huế, đông đảo người dân và du khách đã đến xem, tìm hiểu nghi thức trang trọng này.

  • Nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2023, chương trình nghệ thuật “Tri ân dòng Hương” diễn ra tối 01/5 gồm nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc và biểu diễn thuyền hoa nhằm tri ân, ca ngợi giá trị văn hóa mà sông Hương đã mang đến cho con người xứ Huế.

  • Tối 30/4, các nghệ nhân làng Vân Cù (Hương Toàn, Hương Trà) đã quảng diễn các công đoạn làm bún thủ công truyền thống, hoạt động diễn ra trong khuôn khổ các hoạt động tại lễ hội ẩm thực “Tinh hoa nghề bún”.

  • Tối 30/4, tại sân khấu trước trường Quốc học Huế, UBND TP Huế đã tổ chức chương trình giao lưu văn hóa - nghệ thuật giữa TP Huế và các thành phố hợp tác, kết nghĩa trong nước và quốc tế.

     

  • Chiều 30/4, trong khuôn khổ Lễ hội đường phố tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023, Đoàn nghệ thuật cà kheo thành phố Namur - Bỉ đã có màn biểu diễn đi cà kheo đặc sắc của mang đến không khí rộn ràng, vui tươi, đầy sắc màu cho đường phố Huế.

  • Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival  Nghề truyền thống Huế 2023, tối ngày 29/4, tại Công viên Thương Bạc – TP Huế, Uỷ ban Nhân dân Thành Phố Huế đã tổ chức buổi khai mạc Lễ hội Ẩm thực với chủ đề "Tinh hoa nghề Bún".

     

  • Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế năm 2023, chiều 29/4, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế đã diễn ra Lễ hội Quảng diễn đường phố, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo người dân và du khách.

  • Tối 28/4, tại sân khấu Quảng trường trước trường Quốc Học đã diễn ra Lễ Khai mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 9 – 2023. Đến dự có ông Hoàng Đạo Cương – Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có ông Phan Ngọc Thọ – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
     

  • Chiều ngày 28/4,  tại công viên Tứ Tượng và đường Nguyễn Đình Chiểu – TP Huế đã diễn ra  Lễ khai mạc Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề; không gian ẩm thực đặc sản Huế".

  • Chiều 26/4 tại địa chỉ 94-96-98 Bạch Đằng, TP. Huế đã diễn ra lễ khai trương gọi “Điểm gặp liên văn hoá”do GS. TS. Thái Kim Lan thành lập.

  • Trong khuôn khổ các hoạt động của Festival nghề truyền thống Huế 2023, sáng 28/4, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế năm 2023 tổ chức Khai mạc Không gian Triển lãm “Thiết kế Sáng tạo thủ công” tại Trung tâm Văn hóa Làng nghề Huế - số 15 đường Lê Lợi với sự tham gia của 22 đơn vị, tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh.  Đến dự có các đồng chí: Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.