Nguyễn Phong Việt trải lòng mình với thơ

09:57 17/12/2018

Chiều 15/12/2018, tại nhà sách Văn Việt (số 4 Đinh Lễ, Hà Nội), Nxb. Văn hóa - Văn nghệ Tp. HCM và nhà thơ Nguyễn Phong Việt đã tổ chức sự kiện giao lưu, kí tặng sách nhân dịp tập thơ Chỉ cần tin mình là duy nhất được xuất bản.

Chỉ cần tin mình là duy nhất là tập thơ thứ bảy của Nguyễn Phong Việt, nhà thơ được mệnh danh là best-seller của Việt Nam. Tập thơ đầu tiên, Đi qua thương nhớ, của anh từng gây ấn tượng với lượng phát hành là 80 nghìn bản.

Trong nhiều năm qua độc giả Việt Nam đã quen thuộc với cái tên Nguyễn Phong Việt khi mỗi dịp cuối năm anh lại đều đặn ra mắt thơ của mình. Với tập thơ Chỉ cần tin mình là duy nhất vừa được xuất bản, độc giả Hà Nội đã có dịp gặp gỡ, giao lưu và dõi theo những chặng đường thơ Nguyễn Phong Việt.

Với 60 bài thơ, Nguyễn Phong Việt đã cho độc giả thấy một sự “khác” so với những tập thơ trước đây. Bởi sau Đi qua thương nhớ thì các tập thơ của anh thường chọn điểm nhìn từ những sự vật, sự việc, vấn đề ở xung quanh cuộc sống, qua đó lí giải những cảm nhận của nhà thơ về các vấn đề đó. Nhưng với tập thơ thứ bảy, Nguyễn Phong Việt đã viết nhiều hơn về mình, tập thơ là sự trải lòng của nhà thơ qua từng trang giấy, từng câu chữ: Mỗi một vết thương/ đều ghi nhớ một giây phút chúng ta trưởng thành từ giã từ.

Tại buổi giao lưu, nhà thơ Nguyễn Phong Việt chia sẻ: "Tập thơ giống như là cơ hội để tôi lần đầu tiên nhìn sâu vào trong nội tâm của mình, phân tách nó và dạy nó cách để đứng lên sau rất nhiều vấp ngã. Chính bản thân tôi cũng đã trưởng thành sau rất nhiều ngày viết ra những trang thơ của tập thơ mới. Thế nên tôi tin, sẽ có rất nhiều niềm tin được chia sẻ trên trang viết của Chỉ cần tin mình là duy nhất giúp cho người đọc có thêm động lực và đủ đầy những bao dung với yêu thương. Mà ở đây chính là sự yêu thương bản thân mình, chọn lựa mình làm điểm tựa cho tất cả những thử thách của cuộc sống. Nếu mình là duy nhất, là một trong tất cả thì tại sao không vì mình mà sống và tại sao không vì mình mà thắp lên hi vọng”.

Nhà thơ Nguyễn Phong Việt kí sách tặng độc giả 

Nhà thơ Nguyễn Phong Việt từng có nhiều năm gắn bó với nghề báo nhưng với anh thơ ca vẫn là cốt lõi, là con người thực sự của mình nhất. Vì chỉ với thơ anh mới bộc lộ được những cảm xúc dù là đời thường, yêu thương hay thậm chí đổ vỡ. Những biến cố thăng trầm, buồn vui cuộc sống đều được anh cảm nhận, góp nhặt, vun vén, và vô hình chung những xúc cảm đó đã tạo nên thơ Nguyễn Phong Việt. Nhà thơ không đề cao yêu tố kĩ thuật trong thơ mà anh luôn tôn trọng cảm xúc của chính mình khi viết. Điều này cũng làm nên một giọng điệu riêng để độc giả ấn tượng với anh và họ dễ dàng tìm thấy mình trong thơ anh.

Cuộc đời cô đơn nhiều khi lại bình yên đến vậy, chẳng còn gì làm mình sợ hãi chẳng còn gì...Nguyễn Phong Việt đã thực sự mang đến những trải nghiệm mà có lẽ chỉ thời gian, tuổi tác và cách sống đầy lạc quan, tin yêu ngay cả trong đau khổ mới có thể rút ra. Bản thân nhà thơ luôn tâm niệm, khi đã trải qua những biến cố mình sẽ trân trọng cuộc đời này nhiều hơn. Và viết thơ chính là cách để thể hiện lòng mình cũng như biết ơn cuộc đời.

Cũng trong buổi giao lưu, nhà thơ Nguyễn Phong Việt đã tiết lộ với những độc giả yêu mến, anh đã có ý tưởng và dự định cho tập thơ sẽ được xuất bản vào năm sau mang tên Mình sẽ đi cuối đất cùng trời.

Theo VNQĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Xuân Diệu thuộc tầng lớp trí thức Tây học nhưng từng có tới 10 năm học làm thơ cổ điển, bởi thế ông nắm rất vững các kỹ xảo thơ ca truyền thống, thấy được sự đắc địa trong các sáng tác thơ ca cổ điển để phát hiện về các điển phạm của hệ thống nhà thơ cổ điển Việt Nam.

  • Cùng thời điểm, nhà văn Bích Ngân giới thiệu đến bạn đọc 3 tập sách: Anh nhớ em muốn chết!Tiếng gọi bến bờ và Đường đến cây cô đơn, do NXB Tổng hợp ấn hành. 

  • Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, NXB Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.

  • Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.

  • Nhìn từ phía viết văn, nghề báo giúp người làm văn chương có cảm quan hiện thực bén nhạy, tinh tế, sự dấn thân mạnh mẽ, vốn liếng ngôn từ sống động, cập nhật. Nhìn từ phía nghề báo, năng lực văn chương giúp người làm báo kỷ luật ngôn ngữ cao độ, khả năng liên tưởng dồi dào, lối viết biến hóa và linh hoạt, và nhất là khát vọng sáng tạo những tác phẩm có sức sống lâu bền.

  • Nói thế vì còn có Dương Tường của báo, của thơ, của văn. Nhưng Dương Tường dịch là được biết đến nhiều nhất. Nhắc tên Dương Tường, bạn đọc cả nước đều biết đó là một dịch giả. Và đều tỏ lòng khâm phục tài dịch của ông.

  • Sáng 6-9, tại Nhà sách Cá Chép (115 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) đã diễn ra buổi ra mắt bản dịch đầy đủ “Hán Sở diễn nghĩa” và giới thiệu bộ sách “Hán Sở diễn nghĩa liên hoàn họa”, với sự tham gia của dịch giả Châu Hải Đường, nhà báo Yên Ba và nhà sưu tập Từ Xuân Minh.

  • Có một “Tây Tiến” trong thơ và cũng có một “Tây Tiến” bằng văn xuôi. Đó chính là những gì chứa đựng trong tập hồi ký “Đoàn binh Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng vừa được nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc. Tập hồi ký thuật lại sinh động và chi tiết quãng thời gian Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây Tiến.

  • Có người trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường, có người bước chân vào quân ngũ khi đất nước đã hòa bình. Dù ở thời bình hay thời chiến, bằng tài năng và trải nghiệm của mình, họ đã và đang được xem là những nhà văn của lính, khi mang đến những tác phẩm gợi nhớ về quá khứ hào hùng.

  • Hội thảo "Thơ và văn xuôi ĐBSCL 45 năm" (1975 - 2020) vừa được tổ chức tại Bến Tre ngày 26-8. 

  • Chỉ tính riêng năm 2019, ngoài các bài viết, thơ đăng rải rác trên các báo, Nguyễn Hồng Vinh đã xuất bản hai tập sách: Xanh mãi (quý 2) và Giữ lửa tập 3 (quý 3).

  • Nhà văn chiến trường là những người gánh trên vai 2 sứ mệnh: chiến đấu và viết. Việc viết có thể diễn ra giữa những ngày bom rơi đạn nổ, cũng có thể sau khi đã lặng im tiếng súng. Họ viết như là một sứ mệnh không chỉ cho riêng mình. Nhà văn Đoàn Tuấn là một trong những người như vậy.

  • Chưa khi nào chúng ta được chứng kiến một nền văn học trẻ sôi động và không ngừng cập nhật như lúc này, cho dù đang ở tình trạng được đón chào khá nồng nhiệt nhưng lại dễ dàng bị lãng quên nhanh chóng. Có người tạo được dấu ấn nhất định, có người vẫn chưa định hướng cho bản thân và sáng tác thiếu nhiều yếu tố...

  • Sáng ngày 8/8, NXB Trẻ tổ chức buổi ra mắt sách của 3 nữ nhà văn – nhà báo: Võ Thị Xuân Hà với tập truyện ngắn “Chuyện của các nhân vật có thật trên đời”, Thùy Dương với tiểu thuyết “Lạc lối” và Y Ban với tập truyện ngắn “Có thể có có thể không”.

  • Những tác phẩm được tặng thưởng và hỗ trợ hàng năm là các công trình, bài viết lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt được các nhà xuất bản, các báo, đài, tạp chí công bố hàng năm.

  • Năm nay, tổng số có 86 tác phẩm, trong đó có 37 sách, 49 bài viết và chương trình phát thanh được các cơ quan, đơn vị đề nghị xét tặng thưởng.

  • Phan Nhân 1972 với 400 trang sách có thể xem là cuốn hồi ký của một thế hệ học sinh trường chuyên Phan Bội Châu (thành phố Vinh, Nghệ An), còn gọi là trường Phan, được xem là trường chuyên THPT đầu tiên được thành lập tại miền Bắc Việt Nam, từ năm 1974.

  • Khi các trường ca: Đổ bóng xuống mặt trờiTrên đường và Ngày đang mở sáng của nhà thơ Trần Anh Thái lần lượt xuất hiện vào các năm 1999, 2004, 2007 trên thi đàn, nó ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình hàng đầu cùng nhiều độc giả yêu thơ.

  • Cả cuộc đời nhọc nhằn với những con chữ, nhà văn - nhà báo Trần Bạch Đằng đã sống trọn vẹn với cách mạng, nghề viết và đồng đội.

  • Ở giai đoạn nào Hoài Thanh cũng có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp văn học của đất nước. Mỗi bài viết của ông đều ghi nhận tài năng phê bình kiệt xuất, tấm gương sống trung thực và lao động bền bỉ.