Nguyễn Hữu Hồng Minh - Kẻ phân vân khi biết mình là người

08:58 26/05/2010
VĂN CẦM HẢI(Nhân đọc “Giọng nói mơ hồ” - Nguyễn Hữu Hồng Minh. Nxb trẻ 1999)

Ảnh: nguyenhuuhongminh.com

Hà Nội, một đêm 15/4, đêm ám ảnh 2 lần đứt dây nửa chừng của cây đàn violon “Ex Carodus” mà Ngân hàng quốc gia Áo cho Julian Jachlin mượn để biểu diễn cùng Lambert Okis trong chương trình hòa nhạc Hennessy.. Có lẽ hơn một thế kỷ trước, khi đặt chân đến Côn đảo- Camille Saint- Saens không thể ngờ được 100 năm sau- tại Hà Nội, bản Khúc dạo đầu và Khúc ngẫu hứng Rondo Capriccoso nóng bỏng của mình sẽ bị ngắt quãng hai lần vì e chăng cây đàn không chứa nổi dòng nhạc tuôn trào cùng cảm hứng của người chơi nó.

Sau 2 lần đứt dây, Julian Jachlin dường như trở thành một vị thần âm nhạc, anh không còn nữa và công chúng ngắm nhìn anh, nghe anh như một khối nhạc đa chiều vang lên giữa trời Hà Nội. Chính cái phần ngẫu hứng, không quy tắc nề nếp đã tạo nên một nghệ sĩ tự do của nghệ thuật.

Và, trong dòng ngẫu hứng âm thanh ấy, tự dưng tôi nhớ đến Minh- một giọng nói mơ hồ mất trật tự rất ngẫu hứng qua cơn mưa chữ ám tượng qua những gương mặt cầu hồn mà Minh đã liều lĩnh hiện hữu ra giữa dòng đời. Sự mất trật tự trong thơ của Minh tạo nên một hệ tuần hoàn có trật tự của ý thức, tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng nhận ra hệ tuần hoàn này bởi nó được cấu trúc bằng sự miên man (diffus) và sự hỗn hợp (suncrétique) của ý thức và mong manh rụng ngàn sao xuống tiếng nấc mơ hồ mà cũng đôi khi bùng nổ những mặt trời Ngũ điểm trên lâu đài thi cảm uy thiêng, thậm chí trên lâu đài uy thiêng ấy anh đánh rơi ở đâu đó chiếc lưỡi của mình. Mỗi người đều tìm ra một Minh cho mình qua tập thơ đầu tay này, Minh sợ hãi, Minh tâm thế, Minh bè trầm ngạo nghễ, Minh cuộc chơi... Ôi chao, lắm Minh trong một Minh quá! Tuy chưa thành quan niệm nhưng dẫu sao nó cũng phần phác thảo nên hình hài Minh.

Với tôi, đơn giản Minh là một con người, và vì làm thơ, Minh đã phân vân khi biết mình là người. Sự sống thật là sự sống réo trên đầu sự chết/ sự sống thật là sự sống chưa bị giết, sự sống của Minh đã chết trong cơn đạn chữ bắn vào bờ. Tự nguyện chết cơn đạn chữ nhưng lại sống trong hơi thở dài ngột đêm/ âm âm/câm/lầm rầm/lầm rầm/lầm rầm/lầm rầm con tàu lao đi rách mặt không ngày tháng vì ngày tháng năm chùm quả nặng/ phía trước phía sau u ám bờ dài/ khoảng khắc vụt sáng quá ngắn và quá ít/ nhiều lúc không định nghĩa được mình là ai? Hơn 40 bài thơ là hơn 40 lần Minh đi tìm Minh trong nỗi ám ảnh về thời gian và cái chết. Thời gian là một thế lực bất khuất như dòng sông mê sảng cuộn song triều dựng mãi/ những cuộc đời kiếp mượn dạt trôi. Còn cái chết là một đối trọng, thời gian là cái chết của con người nhưng cái chết của thời gian là chốn nơi nao? Tôi thích những ai băn khoăn về cái chết và tôi yêu hơn những ai xem cái chết là nơi xuất phát của tình yêu vì cây cầu đó bao lần ta đã vượt/ lại dường như chưa hề có trong đời/ khi đến đích nghĩa là ta vẫn bước/ trong sa mù bảy sắc biếc sinh sôi. Cái chết không chỉ dừng lại ở một khái niệm trong vùng sâu ký ức của triết học, mà qua giọng nói mơ hồ trò ngữ ngôn của mình, Minh đã thành công khi hòa nhập nó vào dòng chảy chan chứa bao khát vọng, day dứt, lo âu, khốn nạn, thất hứa, trữ tình và phân vân của một giọng thơ- hay không hay không bàn- nhưng nó là của riêng một nhân cách: chuông có tiếng của chuông mùa có tiếng của mùa. Tôi tìm giọng nói, tôi tìm ban mai, tôi tìm câu thơ...điệp khúc “tìm kiếm” và giải mã bằng nhiều con đường “tôi về” bàng bạc khắp mấy trăm câu thơ của Minh, đọc anh, tôi bỗng dưng “mơ hồ” về cả chính mình bởi tôi cũng “phát hiện ra mình trừu tượng thế hệ... bay qua đêm, bay qua hạnh phúc/ bay qua những suy nghĩ lạ lùng/ bay qua viễn tượng mặt trời bò cạp/ Và nỗi khắc khoải họa hình hoa cỏ mông lung. Minh phân vân, Minh mông lung nhưng Minh cũng tỉnh táo đến lạnh lùng!

Trong cái phân vân tôi tìm ban mai ngược về ánh sáng/ phiên bản con đường khuất tích ngày đông/ tôi là loài sâu ngủ vùi rơm rạ/ mơ những hoa văn trên mặt trống đồng, Minh đã tìm thấy chân dung mình. Chân dung một người luôn luôn bước vào những biên độ tưởng là phi logic nhưng nó hoàn toàn khai mở về ý thức tự thân của những khao khát cơn đau vỡ tràn ánh sáng/ con ngựa sóng xanh ồn ã tìm về... câu thơ lửa nhiệt đới mùa màng...như dòng sông tìm mình trong biển lớn/ những câu thơ dựng sáng một chân trời! Minh mãi mãi là kẻ phân vân khi biết mình là người vì chính phân vân là một biểu hiện tồn tại và chuyển động của con người biết nhìn về quá khứ, nhớ về tương lai để định hình mình trong từng khoảnh khắc hiện hữu. Chỉ hy vọng một mong ước bè bạn, vào những tập thơ sau tôi sẽ không bao giờ nhìn thấy bóng dáng phân vân của người khác thấp thoáng trong Minh như “sổ ô mừng mứng mắt hắt nghiêng đêm”. Câu thơ lạ nhưng lại quá quen của một ai đó đã phân vân trước Minh. Có lẽ, trong cuộc đời mình, Julian Jachlin sẽ không bao giờ quên lần biểu diễn ở Hà Nội. Và tôi không bao giờ quên những cái dang dở tuyệt vời trong đêm hòa nhạc Hennessy ấy. Vì nó, từ Hà Nội tôi nhớ Sài Gòn, nhớ Minh và thơ Minh. Cầu cho Minh thêm nhiều cơ hội dang dở tuyệt vời để suốt đời được phân vân về mình mà vươn dài qua tất cả, kể cả cái chết cũng sẽ biến thành sự phục sinh khi thơ chiến thắng trên mọi nẻo đường sáng tạo.

Hà Nội 15/4/200
V.C.H  
(141/11-00)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Trong số các nhà thơ, nhà văn quê hương Quảng Trị, Vĩnh Mai không phải là một tên tuổi lớn như Chế Lan Viên hoặc Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhưng ông vẫn là một tác giả đáng ghi nhận, một nhân cách đáng kính, một người trí thức đầy lòng tự trọng, một người yêu nước chân chính.

  • THẢO LINH 

    Đà Lạt thành phố của ngàn hoa với những con đường trập trùng quanh phố núi với ảo diệu sương mù. Đà Lạt với cảnh sắc hữu tình và thơ mộng đã đi vào thi ca, nhạc họa từ bao đời nay và còn tiếp tục làm say lòng bao người đến kẻ đi.

  • TRẦN TRIỀU LINH

    (Đọc Đi ngược đám đông - Thơ Đông Hà, Nxb. Thuận Hóa, 2014)

  • UYÊN PHƯƠNG 

    Bạn đang sống ở Thủ đô Hà Nội ngàn năm cổ kính hay giữa Sài Gòn hoa lệ vàng rực ánh nắng hoặc giả có thể ở bất cứ thành phố náo nhiệt nào trên đất nước Việt Nam? Bạn đang hòa mình vào nhịp sống đô thị với đầy ắp sự văn minh, hiện đại nhưng cũng khá ồn ào và bụi bặm, thậm chí có lúc bạn cảm thấy chán nản muốn rời xa sự xô bồ và ngột ngạt của chúng?... Vào lúc ấy, chắc hẳn bạn sẽ rất vui nếu được đi đâu đó vài ngày… Cảm giác khi tạm rời xa nơi thành phố cũng rất tuyệt”.

  • LÊ VIỄN PHƯƠNG

    Thơ Tân hình thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo” là công trình Tạp chí Sông Hương phối hợp với Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành vào tháng 6 năm 2014.

  • Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên - gọi thân mật là Nguyên “đầu bạc” (vì mái đầu bạc trắng từ lúc còn trẻ) - một người xứ Nghệ “thuần chủng” cha ở Nghệ An, mẹ ở Hà Tĩnh, nhưng đang là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Có thể nói cuốn “An lạc mùa chay - Món chay dâng Mẹ” của nhà thơ, chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh (Nxb. Phụ Nữ, 2014) vừa được Nhà sách Phương Nam ấn hành trong tháng tám vừa qua, là cuốn sách thực hành về sự an lạc.

  • Tiếp sau Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh..., đến lượt Phan Khôi được mở hội thảo khoa học tại quê hương Quảng Nam hôm qua 6.10, đúng 127 năm ngày sinh của ông, để vinh danh một con người đa tài.

  • (Phỏng vấn đối thoại với các nhà văn Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc và nhà thơ Trần Dần)

  • Hữu Loan [1916-2010 là khuôn mặt văn học đặc biệt trong nền thi ca Việt Nam đương đại từ non 70 năm nay. Ông làm thơ hay, hiện đại, tân kỳ, nhưng tên tuổi thường xuất hiện theo thời sự.

  • Tiểu thuyết "Công chúa nhỏ" của Frances Hodson Burnett kể câu chuyện về cô tiểu thư thất thế, nhưng vẫn mang trong mình cốt cách lớn.

  • (Vài cảm nhận khi đọc “BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA” tiểu thuyết của nhà văn TRƯƠNG VĂN DÂN
    (cty vh Phuong Nam-Nxb Hội Nhà văn, 2011)

  • “Lịch sử không bao giờ lầm lẫn, nhà văn Lan Khai là người có công với nước”. Câu nói đó của Thiếu tướng Hoàng Mai đã khẳng định những cống hiến của Lan Khai đối với cách mạng và nền văn học nước nhà. Từ thành tựu sáng tác cho đến nhận định của các nhà văn, nhà báo tiền bối (Trần Huy Liệu, Hải Triều, Vũ Ngọc Phan...) về Lan Khai, chúng ta càng thấy tự hào về một con người, một nhà văn đáng kính đã làm trọn thiên chức của mình đối với dân tộc...

  • “Những năm chiến tranh, miền Trung là túi bom túi đạn, và nguồn lực đất nước cũng dồn về đây. Nhiều nhà văn nhà thơ, nhiều tác phẩm VHNT nổi tiếng cũng xuất hiện từ vùng đất này. Còn hiện nay, dù đội ngũ tác giả ở miền Trung có thưa hơn, nhưng những con người miền Trung dù đi đâu cũng vẫn mang theo truyền thống sáng tạo độc đáo, giàu khí chất của miền đất này. Đó là một cuộc mở mang và bồi đắp tâm hồn trên dọc dài đất nước…”

  • Khi cầm bộ sách này trong tay thì hình ảnh nhà nho yêu nước Phạm Phú Thứ không còn bị khuất lấp trong lớp sương mù thời gian mà hiện ra rờ rỡ, rõ ràng trước mắt chúng ta với một tâm thế mới.

  • “Có lần tôi hỏi anh Học: Tư tưởng cách mệnh của mày nảy ra từ hồi nào? ​Anh đáp: Từ năm độ lên mười tuổi! Hồi ấy tao còn học chữ Nho ở nhà quê...”.

  • NGÔ MINH

    Trong các tập thơ xuất bản ở Huế trong mấy năm lại đây, "Ngọn gió đi tìm" là một trong số rất ít tập được đọc giả mến mộ, có thể nói được rằng: đó là một tập thơ hay! Tập thơ tạo được sự cuốn hút, sự nhập cuộc của người đọc.

  • “Với Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, GS Lê Thành Khôi đã trình bày lịch sử không phải lịch sử chính trị, mà là lịch sử của con người”, GS Phan Huy Lê nói về cuốn sử quý vừa ra mắt tại VN sau nhiều năm ở nước ngoài.

  • Sự nát tan của các giá trị tinh thần trong đời sống hiện đại được Trần Nhã Thụy đưa vào tiểu thuyết mới bằng văn phong hài hước, chua chát.

  • Cuốn sách "Trăm năm trong cõi" của giáo sư Phong Lê viết về 23 tác giả khai mở và hoàn thiện diện mạo văn học hiện đại Việt Nam.