Người quê hòa nhập với hồn quê

10:16 09/03/2010
THÁI DOÃN HIỂUNgô Văn Phú là thi sĩ của đồng quê. Anh có thể viết nhiều đề tài như xây dựng, chiến tranh, lịch sử, tình yêu..., nhưng như lá rụng về cội, ngược về nguồn, Ngô Văn Phú trở lại nơi làng quê yêu dấu với một tình yêu bẩm sinh, yêu đến tận cùng gốc rễ như Nêruđa đã viết.

Nhà thơ Ngô Văn Phú - Ảnh: evan.vnexpress.net

Ngô Văn Phú xem quê hương là mẹ hiền. Tình cảm đó mạnh hơn mọi lý lẽ ở đời. Nó là sự tột cùng của dòng máu chảy, là nhân tố kích thích sâu sắc và đẹp đẽ nhất để anh tạo tác ra thơ. Vâng, ai có thể quên được nơi chôn nhau cắt rốn, nó luôn đau đáu hiện diện trong trái tim mình.

Quê anh là vùng bán sơn địa "Núi ngồi núi đứng, núi trầm tư/ Trong mây kia núi đá đang mơ", với cọ già, cọ non, cọ ngồi, cọ đứng, cọ nghiêng, với bạt ngàn hương chè, hương ổi, hương cau, hương cỏ mật, "thơm hồn tre nứa".

Đó là một cõi đi về để thương để nhớ, để gửi gắm cả đời mình. Ngô Văn Phú đã dành trọn thủy chung với làng quê thôn ổ.

Anh yêu da diết, cảm nhận được cái rùng mình của cành cọ, nhớ được "mắt cây thì sáng, tiếng gà thì xanh". Anh "chạm má chạm vai" trong lễ hội tắt đèn với lớp trẻ. Anh cà rỡn với chú tễu. Anh bỡn cợt với thầy cô Cóc. Anh tinh quái thuật lại đám cưới chuột. Anh kể về linh hồn của dân tộc trong lễ hội mùa xuân dưới ánh trăng xưa, những chuyện cổ thần kỳ Tiên Dung Chử Đồng Tử. Anh nhận chân được giá trị vĩnh hằng của tranh Đông Hồ. Anh quan tâm đến điếu cày, chim cun cút, phố huyện, mặt chữ điền, vai áo vá, cơm đồng, bạn trà chân đất. Anh rộn ràng với "Nhà nhà gặt hái vui như tết/ Liềm hái rào rào từ tinh mơ", cùng tất bật với những bữa cơm ngoài đồng "ăn uống rào rào theo kiểu thợ". Anh thông cảm sâu sắc với số phận người nông dân "Họ lo lắng, lưng còng, lụ khụ/ Dốc sức cả đời cho hạt lúa", đem đối  sánh "Phố phường lộng lẫy như tiên cả/ Chỉ đám nhà nông vất vả thôi" để cảm thương. Anh viết về người đàn bà gánh rau lang ra chợ bán được mấy đồng tiền còm " Tay chị cầm lăm lẳm/ Đồng bạc thấm mồ hôi". Anh trân trọng viết về làng đồi, làng hạ làng đông, về giấc ngủ thanh thản của chàng trai làng sau buổi cày. Anh còn viết về Mẹ, Chị tôi, Dượng tôi, về lão du kích, với giọng kể thật xót xa đến ngậm ngùi... Anh thích thú với cái trò "Trai trao, gái đón, trời ơi, mắt/ Trái cấm hình sau giải yếm đào". Anh ngửng đầu lên ngắm "Cơn mưa nghịch ngợm làm vua bầu trời". Anh lo lắng đến trân trọng "nhịp tim mẹ vẳng trong trời sấm".Anh khát uống "chim no tiếng hót trĩu chùm nhạc". Anh lắng lòng để xem "nhạc mưa trên cọ có thừa tiếng vang". Anh tìm hiểu vì sao "tiếng chim kêu đục dòng sông trắng". Anh náo nức với hội làng "tiếng chiêng đè tiếng trống". Anh hòa mình vào trong "câu hát tuổi dậy thì đỏng đảnh". Anh cảm thức được hồn dân tộc "Mà sao năm tháng trên tranh tết/ Tiếng trống vinh quy vẫn rộn ràng" Anh "thấy" được "Hương dừa bay thấu qua đêm/ Hoa cau bay đến tận thềm mới rơi". Anh nhập thân vào trong cô gái làng vườn "Ước gì gioi hóa thành roi/ Để em vụt chết cái người vô duyên". Anh có những ước mơ muốn trẻ con như cổ tích "Ước chi cây hóa ra người/ Để xem cây khóc, cây cười ra sao". Anh hiểu được giá trị của lao động một nắng hai sương "Bàn tay đến chết còn thơm hương đồng". Anh dỏng tai lắng lời bà kể "Con sâu cái kiến có linh hồn". Anh tinh tế nhận ra được "Quả sim chín chậm thơm đầu ngón tay". Anh pha trò rất có duyên: "Ở đây trai gái là trên hết/ Nên trên mặt gỗ cũng tình tang". Anh ngạc nhiên đến bất ngờ trước mấy con tắc kè "Đã chết cứng trong bình rượu thuốc/ Mắt còn thô lố vẫn chưa tin". Giao đãi với thiên nhiên, anh nhìn thật sâu lắng "Nắng hôn lên gió, gió hôn nắng/ Nên mới lung linh ở lá nhành". Anh hồn nhiên ríu rít như trẻ nhỏ đi chợ tết; anh e thẹn một cách trinh bạch như những đôi lứa khi ngập vào hồn đêm trong Hội tắt đèn.

Sự hôn phối giữa hồn người và ngoại cảnh, xôn xao âm hưởng dân gian, vang ngân giai điệu núi đồi trong trẻo, hồn hậu, say đắm tiếng trống chiêng, điệu xòe, vang ngân giai điệu đồng quê, nhịp sống cần lao. Ở đó có những tập tục - thứ luật pháp bất thành văn mà cha ông nghìn đời tự giác tuân thủ, những phép ứng xử, những rung cảm đồng điệu, thuần phác đến sởi lởi, thắm đượm tình người chân đất "Người quê hòa nhập với hồn quê"

Vì sao Ngô Văn Phú lại sống hết mình được như vậy ở làng quê? Anh bảo "Tôi cũng chính là họ mà thôi". Anh đúng là một nông dân chính tông! Có lần, nhà thơ tâm sự: "Lòng tôi không lúc nào nguôi ngoai về một quê hương mà từ khi  tôi chào đời đến nay, mảnh đất trung du đã trải qua bao nhiêu thử thách, vui buồn. Tôi gửi gắm vào thơ lòng yêu quê da diết nhất. Tôi buồn khổ với từng đám cọ cháy. Tôi vui với ánh trăng hò hẹn nhưng cũng phập phồng về những tiếng vạc khô héo chen ngang... Tôi viết theo sự thôi thúc của tâm hồn tôi. Tôi yêu, tôi mải mê với những phong tục tốt đẹp xưa, với những cô gái làng xinh đẹp mà cuộc đời ít có mấy ngày hạnh phúc" (Lời tựa Mặt trái xoan, 1993)

Còn gì sung sướng bằng khi được sống giữa lòng dân dã, hòa mình vào hoa cỏ, ao vườn, thôn mạc, núi non, khe suối, mây gió, chim thú... trò chuyện cùng nó như một người bạn. Thiên nhiên sẽ mở lòng ra làm nhuần nhị con người lại, làm ta giữ được nhân tính. Thiên nhiên cho ta vay mượn những điều huyền bí của nó để ta tha hồ mà bắt chước sáng tạo.

Thật chí lí khi Satôbriăng nói rằng: "Tạo hóa dường như buộc chân chúng ta vào quê hương bằng những sợ dây vô hình".

Ngô Văn Phú nối thơ mình với văn mạch dân tộc tạo dưỡng chất hô hấp cho tác phẩm. Nhà thơ đã hình thành được bản sắc đồng quê, diện mạo trung du, cốt cách trung du.

Cũng rất lạ là sống chủ yếu ở giữa đô thị lớn "hương đồng gió nội" không bay đi chút nào cả. Với phố xá mọc lên, anh còn dị ứng với đà tiến triển của văn minh đô thị (!?) Nếu còn sống, chắc Nguyễn Bính sẽ hài lòng với Ngô Văn Phú?

Sau Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Ngô Văn Phú, thêm Trần Đăng Khoa nữa là người hoàn chỉnh bức tranh làng quê Việt Nam , nâng nó lên tầm cao.

Thơ tình của Ngô Văn Phú là thứ tình yêu nửa thực nửa mộng, lúc nào cũng giữ được trinh nguyên như mối yêu đầu, đậm đà hương vị dân gian, thoang thoảng như hương bưởi về khuya.

Co bùa mê là bài thơ tình hay tiêu biểu cho phong cách đó.

Ngô Văn Phú khai thác được nhiều nét ngộ nghĩnh dân dã trong khẩu ngữ, giàu chất ký, ngôn ngữ để mộc ít sơn phết, hồn nhiên như chính sự sống. Thơ anh dễ đồng cảm bởi nó ấm áp tình quê, tình đời, tình người.

Bên cạnh đó, nhược điểm dễ nhận trong thi phẩm của Ngô Văn Phú là đề tài hẹp, cắt nhỏ, tứ cũ, nhịp thơ đi phẳng lặng gây đơn điệu, có không nhiều lắm bài toàn bích cỡ như Tơ hồng và cúc tần, có không nhiều lắm những câu hỏi gây ấn tượng cỡ như:

            Áo em gom hết mùa thu chín
            Hồn phố dâng theo một giải vàng

                                                (Thu Vàng)

Anh thiên về tư duy hình tượng, thi hứng cụ thể cảm tính thì tươi mát, thấm, còn khi anh tư duy lôgíc, tư biện lý sự một chút thì khô, ít gây được cảm xúc thẩm mỹ (các bài Hoa trắng tình yêu, Con tàu trắng). Thơ Ngô Văn Phú viết ngắn thì đọng, viết dài doãng tứ ra ngay.

Thơ Ngô Văn Phú đậm đà chất tự truyện, nó là những bức chân dung tự họa của anh.

Xuất thân trong một gia đình dòng dõi nho học, Ngô Văn Phú đã tự học để có thể đọc Kinh thi, Luận ngữ, Đường thi, thơ chữ Hán của Tùng Thiện Vương trong nguyên bản. Anh biết tiếng Pháp để giao tiếp với văn hóa phương Tây làm lịch lãm cây bút của mình, hình thành nên bản lĩnh sáng tạo nghệ thuật riêng tránh những ảnh hưởng ngoại lai, pha tạp. Anh không bao giờ "lóa mắt trước những hình thức có vẻ mới nhưng không hợp với phủ tạng của mình".

Ngô Văn Phú là con người nhân hậu, thủy chung. Anh không giám cười to, không giám thở mạnh, biết ngà ngà chớ không say, nhỡ say thì giữ không mê. Hài hòa giữa tâm hồn với ngoại cảnh, giữa tư tưởng với hiện thực, cái đẹp của Ngô Văn Phú chứa trong sự giản dị, thanh khiết, hàm súc. Hồn thiêng đất nước ẩn náu trong Ngô Văn Phú. Thơ anh mang tầm văn hóa cộng đồng.

T.D.H
(132/02-2000)





 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN KHẮC PHÊBộ trường thiên tiểu thuyết “Sông Côn mùa lũ”(*) của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, được bạn đọc chú ý trước hết vì bề dày 4 tập 2000 trang với nhân vật trung tâm là người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ; sau nữa, đây là tác phẩm văn học dày dặn nhất của một Việt kiều được xuất bản trong nước.

  • ĐỖ NGỌC YÊN…Thơ Hoàng Trần Cương là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những chất liệu, hình ảnh và ngôn ngữ của đời sống, với sự đào sâu những suy tư, khát vọng sống của con người và một vùng quê mà anh đã nặng nghĩa sinh thành...

  • THỦY THANHCơn đại hồng thủy đầu tháng 11 năm 1999 được coi như "bản tổng kết thủy tặc" đầy bi tráng của thiên nhiên trong thế kỷ 20 đối với mảnh đất Thừa Thiên Huế. Nó đã gây ra nỗi kinh hoàng, đau thương, mất mát to lớn và cũng để lại không ít những hệ lụy nặng nề cho con người ở nơi đây. Và cũng chính nó - cơn lũ chưa từng có này - đã đi vào lịch sử.

  • BẾ KIẾN QUỐCNăm ấy, vào quãng mùa hè 1982, khi đang trực Ban văn xuôi của báo Văn Nghệ, tôi nhận được một bản thảo truyện ngắn kèm theo lời nhắn: “ Cái truyện này rất quan trọng đối với tôi. Rất mong được tòa soạn đọc kỹ và cho ý kiến. Mấy hôm nữa tôi sẽ quay lại”.

  • MAI VĂN HOANTrong số bạn bè cùng lứa thì Ngô Minh bước vào làng thơ muộn màng hơn cả. Nếu Lâm Thị Mỹ Dạ được chú ý ngay khi còn ngồi trên nghế nhà trường, Hải Kỳ có thơ in trên báo Văn nghệ những năm 69,70 thì Ngô Minh vẫn chưa hề có ai hay biết.

  • HOÀNG VŨ THUẬTCó những bài thơ đọc lên và bắt gặp ngay cái đẹp trong từng câu chữ. Lại có những bài thơ đọc đi đọc lại thấy hay mà không dễ gì tìm thấy ngay được. Nó như vẻ đẹp của người con gái có duyên thằm. Cái đẹp thầm kín, ẩn náu.

  • HOÀNG VŨ THUẬTTrong một bài thơ viết trên giường bệnh, trước khi mất vài hôm Thanh Hải tâm sự:     Ta làm con chim hót     Ta làm một cành hoa                                   Ta nhập trong hòa ca                                   Một nốt trầm xao xuyến                                          (Mùa xuân nho nhỏ)

  • Tiểu thuyết "Vạn Xuân" (Dix mille Printemps) của nữ văn sĩ Pháp Yveline Féray viết về cuộc đời Nguyễn Trãi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dày trên 1200 trang, do Nguyễn Khắc Dương và một số cộng tác viên dịch, do Nhà xuất bản Văn học in năm 1997 đã được độc giả Việt Nam đón nhận nồng nhiệt.

  • PHAN VĂN CÁCTuy Lí Vương Nguyễn Miên Trinh (1820- 1897) là con thứ 11 vua Minh Mệnh triều Nguyễn, tự là Khôn Chương, lại có tự là Quý Trọng, hiệu là Tĩnh Phố (tên ngôi vườn ông ở) lại có hiệu là Vi Dã. Tuy Lí Vương là tước phong cuối cùng của ông (trước đó từng có tước Tuy Quốc công năm 19 tuổi).

  • HOÀNG CẦM(Lời Bạt cho tập thơ ĐÓA TẦM XUÂN của Trịnh Thanh Sơn - Nhà Xuất bản Văn học 1999)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTác phẩm đầu tay của tôi - tập ký sự “Vì sự sống con đường” (NXB Thanh Niên, Hà Nội, 1968) viết về những đồng đội của tôi trong cuộc chiến đấu anh hùng bảo vệ tuyến đường 12A lên đèo Mụ Dạ, một đoạn đường trọng yếu trong hệ thống đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1965-1966, được xuất bản năm 1968, nhưng bài viết đầu tiên của tôi được in trên báo chí khi tôi vừa tròn 20 tuổi và đang học tại Hà Nội.

  • Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn. Anh sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930, quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà thơ mất ngày 15 tháng 12 năm 1980, tại thành phố Huế.

  • LÊ VĂN DƯƠNG1. Quý II năm 2005, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh phát hành, nói đúng ra là tái bản lần thứ nhất cuốn Tản mạn nhớ và quên của Nguyên Ngọc. Cuốn sách dày 560 trang, tập hợp 15 bài viết của tác giả ở những thời điểm khác nhau nhưng đa phần là vào những năm 90 của thế kỷ XX và một vài năm mở đầu thế kỷ XXI.

  • PHAN CHÍNSau khi làm tròn vai một nhà chính trị, không giống như nhiều người khác, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm rời Thủ đô Hà Nội về Huế sinh sống.

  • NGUYỄN THỊ KIM THANH(Nhân đọc Tập thơ Ngày đầu tiên của Trần Hữu Lục - NXB Hội Nhà Văn, 01-2010)

  • HOÀNG NHƯ MAI - NGUYỄN VĂN HẤN Cùng với những tập quán cổ truyền ngày Tết dân tộc, từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, nhân dân ta đã có thêm một tập quán quý báu nữa: đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ.

  • NGÔ MINHTôi đọc và để ý đến thơ Đông Hà khi chị còn là sinh viên khoa văn Trường Đại học Sư phạm Huế. Thế hệ này có rất nhiều nữ sinh làm thơ gây được sự chú ý của bạn đọc ở Huế và miền Trung như Lê Thị Mỹ Ý, Nguyễn Thanh Thảo, Huỳnh Diễm Diễm.v.v... Trong đó có ấn tượng đối với tôi hơn cả là thơ Đông Hà.

  • NGUYỄN ANH TUẤNKhông gian trữ tình không là một địa danh cụ thể. Mặc dù có một “thôn Vĩ” luôn hiện hữu hết sức thơ mộng trên toàn đồ trực diện thẩm mỹ của bài thơ, với những màu sắc, hình ảnh, đường nét:…

  • KHÁNH PHƯƠNGNhân cách văn hóa của nhà văn có thể được biểu hiện bằng những hành động, thái độ trong đời sống, nhưng quan trọng hơn, nó chi phối nhân cách sáng tạo của nhà văn.

  • HỒNG DIỆUTrương Mỹ Dung đời Đường (Trung Quốc) có một bài thơ tình yêu không đề, được nhiều nhà thơ Việt Nam chú ý.