Ở Huế, có một người phụ nữ đam mê với nghề làm trống, sau tiếng trống là cả một bầu tâm huyết, bà là Hồ Thị Thương, nổi danh với hiệu trống Âm Hồn.
Từ lâu, tiếng trống được xem như là linh hồn của những buổi lễ hội, đặc biệt hơn là với vùng đất văn vật Cố đô Huế.Tuy nhiên, ít ai biết được, đằng sau những âm thanh vang vọng của trống lại là công sức của biết bao nhiêu người thợ làm nghề này. Đến với con đường Lê Thánh Tôn, gần miếu Âm Hồn, dừng lại hỏi mọi người hiệu trống nổi tiếng nhất nhì Huế, ai ai cũng chỉ đến hiệu trống nổi tiếng được mọi người thân thiết gọi tên, trống dì Thương-trống Âm Hồn.
Dành trọn cuộc đời cho những chiếc trống, đến nay, dì Hồ Thị Thương vẫn sống trọn tâm huyết với nghề. Hơn 40 năm gầy dựng, dù không bảng hiệu rộn ràng thế nhưng qua truyền miệng mọi người vẫn biết và tìm đến với thương hiệu trống của dì. Nghỉ tay bào mấy tấm da trâu làm mặt trống, dì Thương tâm sự: “ Nghề làm trống là nghề gia truyền của mấy đời gia đình tui. Nghề này do mẹ tui truyền lại. Mẹ mất nên chỉ còn lại mình tui làm nghề trống, mấy người hay nói rằng tui là người phụ nữ duy nhất làm trống là rứa đó. Dù làm trống, thu nhập kiếm thêm chỉ vừa đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình, thế những tui vẫn cố bám trụ để giữ nghề cho mấy đứa con sau này”.
Những chiếc trống mang “hồn” cho lễ hội
Để làm ra được một cái trống dù to hay nhỏ cũng đều mất nhiều thời gian và trải qua những công đoạn cầu kì khác nhau. Trống hay không chỉ nhờ người gõ mà trước hết là do người làm. Việc chọn da là công đoạn quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng cũng như âm thanh của trống, da làm trống phải là da trâu còn tươi, đẹp được đem phơi ngay sau khi mổ, da không được ươn, không được dầm qua hóa chất vì nếu da ươn thì tiếng trống sẽ không hay; làm trống người ta ít chọn da bò, vì da bò không bền, căng dãn nhiều lần thì âm thanh của chiếc trống làm ra sẽ không hay và trống mau thủng. Đặc biệt hơn, âm thanh của trống cũng phụ thuộc vào độ dày mỏng của da. Do vậy, tùy theo nhu cầu của khách hàng sử dụng trống mà người thợ sẽ khéo léo làm ra những chiếc trống mang những âm thanh phù hợp khác nhau. Cách làm thân trống cũng khá phức tạp, các mảng gỗ mít được bào mỏng theo hình vòm cung với độ dày mỏng của tang trống phải phù hợp với mỗi loại trống lớn, trung, nhỏ. Sau đó, người thợ sẽ đem trống đi trội rồi đem đi đóng đinh. Dì Thương cho biết, trống của nhà dì phần lớn là được các khách hàng đặt làm để sử dụng trong các ngày lễ lớn. Việc làm trống Lân là dễ nhất vì chỉ đánh một mùa, tiếp theo là trống lễ, trống hội, trống làng và trống Nhã Nhạc.
Chồng bà Thương phụ giúp làm trống
Ngày nay, theo thị hiếu của thị trường, trống được sản xuất hàng loạt bằng máy móc hiện đại, tuy nhiên dì Thương vẫn muốn làm trống theo cách thủ công để giữ lại nghề truyền thống của gia đình cho con cháu sau này. Mỗi cái trống làm ra đều được dì Thương gửi gắm hết tâm niệm, lòng hăng say và cả sự nhiệt huyết. Dành trọn hơn 40 năm cuộc đời cho nghề làm trống, giờ đây, tiếng trống của dì Thương đã gắn bó với đời sống đất Cố Đô và được nhiều người biết đến, đó cũng là kết quả của sự cần mẫn, chu đáo hết mực của một người thợ làm nghề trống gia truyền.
Theo Hiền Duyên ( TRT)
Tháng sáu, nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Sông Hương dẫn lại một số tư liệu về Hồ Chủ tịch với báo giới trên báo Quyết Chiến của Huế những năm 1945, để bạn đọc có thêm tư liệu về một nhân cách lớn, một trí tuệ lớn của vị lãnh tụ mà báo giới đã hết sức kính trọng ngay từ những ngày đầu cách mạng.
Không ít vị khách chắp tay chào thiền sư một cách kính cẩn, không nghĩ rằng mình đang đối diện với một bức tượng thiền sư được tạo tác giống hệt người thật.
Hoàng hôn trên sông Hương, sắc phượng đỏ trong Hoàng thành, vẻ đẹp của vịnh Lăng Cô... là những hình ảnh khó quên về xứ Huế đầu thập niên 1990.
Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để khám phá...
Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.
Thương về miền Trung bấy lâu nay được biết đến qua giọng hát của ca sĩ Duy Khánh cũng như nhạc sĩ Minh Kỳ - tác giả của ca khúc “Thương về xứ Huế”. Tuy nhiên, tác giả thực sự của bài hát này lại là Châu Kỳ, nhạc sĩ gắn liền với bản “Giọt lệ đài trang”.
Đánh bài tới là thú chơi dân gian phổ biến ở Huế nói riêng và miền Trung nói chung.
Rừng Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại trên phá Tam Giang (tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Những tiếng vọng toan lo từ biển khơi dội vào các dòng văn, dòng thơ trong chuyên đề VỌNG BIỂN trên Sông Hương số này, là những trăn trở chung cùng đồng bào, cùng đất nước.
Đầm Lập An là một trong những đầm nước lợ, có cảnh đẹp nên thơ, là một đầm nổi tiếng trong hệ thống đầm phá phong phú của Thừa Thiên Huế. Tuy là đầm nhưng nước rất trong có thể nhìn thấy đáy...
Vạc đồng thời Chúa Nguyễn là 1 trong số 5 hiện vật tại Huế được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đợt 4.
Huế là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng quần thể di tích lịch sử.
Đất nước đang trên hành trình 30 năm Công cuộc Đổi mới, kể từ năm 1986. Nền văn học nghệ thuật của nước nhà cũng vậy, đang hướng đến việc đánh giá chặng đường 30 năm đổi mới. Văn nghệ xứ Huế trong 30 năm qua cũng đã có những thành tựu mới, cũng có những hạn chế cần được gợi mở để cho những trang viết về sau vượt qua, sung mãn hơn, nghệ thuật hơn, đầy trách nhiệm nhân văn hơn. Kể từ số báo này, Sông Hương sẽ khởi đăng những bài viết nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Việc nhìn nhận lại văn nghệ Thừa Thiên Huế sẽ được giới thiệu đầy đủ hơn trong các số báo tiếp theo, sau khi Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức hội thảo về Văn học Thừa Thiên Huế 30 năm đổi mới 1986 - 2016 vào khoảng tháng 6 tới đây.
“Ngài” rùa đá được xem như một trong hai linh vật để trấn yểm vùng đất Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), trên đầu “ngài” còn có một chữ Vương.
Huế có những sáng mờ sương, sương giăng kín những tuyến phố, bầu trời như sà xuống tận đầu người, xứ Huế vốn mộng mơ càng thêm huyền ảo.
Lối kiến trúc độc đáo thuộc hệ phái thevarada (Nam tông) tạo cho chùa Thiền Lâm một nét đẹp khác biệt so với các cổ tự đất cố đô.
Cố đô Huế bây giờ không còn trầm mặc, phong cảnh về đêm thật quyến rũ bởi việc chiếu sáng nghệ thuật cầu Trường Tiền.
Sáng 10-3, Sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp với UBND huyện A Lưới đã tổ chức lễ hội Ariêu Car_một trong những lễ hội văn hóa truyền thống lớn với sự tham gia đông đảo cộng đồng người dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy đang sinh sống ở địa bàn vùng cao huyện A Lưới .
Nhà vườn An Hiên, phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn, Xuân Viên Tiểu Cung... là những nhà vườn đẹp bậc nhất xứ Huế. Hệ thống kiến trúc dân gian này là một điểm nhấn trong khám phá nét đẹp văn hóa Cố đô.
Lễ hội A riêu Car là dịp để các dân tộc hội tụ, thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.