Ở Huế, có một người phụ nữ đam mê với nghề làm trống, sau tiếng trống là cả một bầu tâm huyết, bà là Hồ Thị Thương, nổi danh với hiệu trống Âm Hồn.
Từ lâu, tiếng trống được xem như là linh hồn của những buổi lễ hội, đặc biệt hơn là với vùng đất văn vật Cố đô Huế.Tuy nhiên, ít ai biết được, đằng sau những âm thanh vang vọng của trống lại là công sức của biết bao nhiêu người thợ làm nghề này. Đến với con đường Lê Thánh Tôn, gần miếu Âm Hồn, dừng lại hỏi mọi người hiệu trống nổi tiếng nhất nhì Huế, ai ai cũng chỉ đến hiệu trống nổi tiếng được mọi người thân thiết gọi tên, trống dì Thương-trống Âm Hồn.
Dành trọn cuộc đời cho những chiếc trống, đến nay, dì Hồ Thị Thương vẫn sống trọn tâm huyết với nghề. Hơn 40 năm gầy dựng, dù không bảng hiệu rộn ràng thế nhưng qua truyền miệng mọi người vẫn biết và tìm đến với thương hiệu trống của dì. Nghỉ tay bào mấy tấm da trâu làm mặt trống, dì Thương tâm sự: “ Nghề làm trống là nghề gia truyền của mấy đời gia đình tui. Nghề này do mẹ tui truyền lại. Mẹ mất nên chỉ còn lại mình tui làm nghề trống, mấy người hay nói rằng tui là người phụ nữ duy nhất làm trống là rứa đó. Dù làm trống, thu nhập kiếm thêm chỉ vừa đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình, thế những tui vẫn cố bám trụ để giữ nghề cho mấy đứa con sau này”.
Những chiếc trống mang “hồn” cho lễ hội
Để làm ra được một cái trống dù to hay nhỏ cũng đều mất nhiều thời gian và trải qua những công đoạn cầu kì khác nhau. Trống hay không chỉ nhờ người gõ mà trước hết là do người làm. Việc chọn da là công đoạn quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng cũng như âm thanh của trống, da làm trống phải là da trâu còn tươi, đẹp được đem phơi ngay sau khi mổ, da không được ươn, không được dầm qua hóa chất vì nếu da ươn thì tiếng trống sẽ không hay; làm trống người ta ít chọn da bò, vì da bò không bền, căng dãn nhiều lần thì âm thanh của chiếc trống làm ra sẽ không hay và trống mau thủng. Đặc biệt hơn, âm thanh của trống cũng phụ thuộc vào độ dày mỏng của da. Do vậy, tùy theo nhu cầu của khách hàng sử dụng trống mà người thợ sẽ khéo léo làm ra những chiếc trống mang những âm thanh phù hợp khác nhau. Cách làm thân trống cũng khá phức tạp, các mảng gỗ mít được bào mỏng theo hình vòm cung với độ dày mỏng của tang trống phải phù hợp với mỗi loại trống lớn, trung, nhỏ. Sau đó, người thợ sẽ đem trống đi trội rồi đem đi đóng đinh. Dì Thương cho biết, trống của nhà dì phần lớn là được các khách hàng đặt làm để sử dụng trong các ngày lễ lớn. Việc làm trống Lân là dễ nhất vì chỉ đánh một mùa, tiếp theo là trống lễ, trống hội, trống làng và trống Nhã Nhạc.
Chồng bà Thương phụ giúp làm trống
Ngày nay, theo thị hiếu của thị trường, trống được sản xuất hàng loạt bằng máy móc hiện đại, tuy nhiên dì Thương vẫn muốn làm trống theo cách thủ công để giữ lại nghề truyền thống của gia đình cho con cháu sau này. Mỗi cái trống làm ra đều được dì Thương gửi gắm hết tâm niệm, lòng hăng say và cả sự nhiệt huyết. Dành trọn hơn 40 năm cuộc đời cho nghề làm trống, giờ đây, tiếng trống của dì Thương đã gắn bó với đời sống đất Cố Đô và được nhiều người biết đến, đó cũng là kết quả của sự cần mẫn, chu đáo hết mực của một người thợ làm nghề trống gia truyền.
Theo Hiền Duyên ( TRT)
Sáng 16/11, đồng chí Lê Trường Lưu - UV Trung Ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại tá Nguyễn Thanh Tuấn – UVBTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng nhiều đồng chí Lãnh đạo tỉnh, sở, ban, ngành đã đi kiểm tra công tác phòng chống mưa lụt ở các địa bàn thấp trũng.
Từ ngày 13 - 15/11, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế xảy ra mưa to và rất to đã khiến các tuyến đường bị sạt lở, ngập nặng ảnh hường đến tính mạng và cuộc sống của người dân.
Sáng 13/11, đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dẫn đầu đã có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác quy hoạch, bảo tồn, quản lý, khai thác, phát huy giá trị di tích Cố đô Huế.
Ngày 13/11, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã đến thăm và chỉ đạo Hội chợ - Triển lãm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023" do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức diễn ra tại Huế từ ngày 11 – 15/11/2023.
Theo bản tin dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh. Sáng ngày 13/11, bộ phận không khí lạnh đã ảnh hưởng đến tỉnh Thừa Thiên Huế, trời chuyển lạnh, nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi A Lưới từ 17-19 độ C, các nơi khác 19-21 độ C. Từ ngày 13/11 đến ngày 17/11 trên đất liền tỉnh ta có mưa to, mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến 250-500mm, có nơi trên 800mm. Vùng biển ngoài khơi của tỉnh có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; biển động mạnh. Sóng biển cao 2,5-4m; cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng các khu vực trũng thấp; dông, lốc, sét và gió giật mạnh.
Tối ngày 11/11, tại Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra Chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam-Lào với chủ đề: “Nghĩa tình sắt son-đời đời bền vững”. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào năm 2023”, do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, nhân kỷ niệm 61 năm ngày năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào (1962 – 2023) và 46 năm ngày hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1977 – 2023).
Chiều ngày 11/11, trong chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023” đã diễn ra Tọa đàm khoa học triển vọng hợp tác báo chí truyền thông Việt Nam - Lào: Thách thức và giải pháp.
Sáng ngày 11/11, tại Thành phố Huế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023”, nhân kỷ niệm 61 năm ngày năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Lào (1962 - 2023) và 46 năm ngày hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1977 - 2023).
Sáng 9/11, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị chuyên đề về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và vai trò của báo chí.
Sáng ngày 8/11, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2023.
Chiều ngày 7/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 10, thông tin đến các cơ quan báo chí về Tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm, dự ước thực hiện năm 2023 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Chiều ngày 07/11, tại thành phố Huế, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức lễ công bố và trao chứng nhận 06 món ẩm thực tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn I - 2022; Phát động bình chọn đề cử giai đoạn II - 2023 trong “Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực tiêu biểu Việt Nam” và trao chứng nhận hội viên Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Thừa Thiên Huế.
Chiều 6/11, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Đại sứ quán Lào tại Việt Nam đã cung cấp thông tin về chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023”.
Chiều 01/11, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề "Phòng, chống tham nhũng" năm 2023.
Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Hồ Chí Minh vừa phối hợp tổ chức Hội nghị ký kết Bản thỏa thuận về đẩy mạnh hợp tác, phát triển các hoạt động văn hóa và thể thao giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 – 2025.
Chiều 26/10, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức lễ vinh danh Tiến sĩ Trần Quang Hóa, Phó Trưởng khoa Toán học vừa đoạt giải thưởng Tremplin “Bệ phóng hợp tác song phương trong nghiên cứu giữa Pháp với các nước ASEAN” của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
Sáng ngày 23/10/2023, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ phát động Hội thi trực tuyến tìm hiểu về nền tảng số Hue-S.
Bộ Quốc phòng vừa phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị họp bàn Kế hoạch tổ chức Tọa đàm khoa học cấp Bộ Quốc phòng kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 - 01/01/2024).
Sáng 18/10, Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm đổi mới về xây dựng, phát triển văn hóa, xã hội và xây dựng con người Việt Nam do đồng chí Nguyễn Đức Hải - UVTW Đảng, Phó Chủ Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Tiếp và làm việc với đoàn có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng cùng các sở, ban, ngành liên quan.