Người nhận mình là Đactanhang

16:56 10/03/2010
BẾ KIẾN QUỐCNăm ấy, vào quãng mùa hè 1982, khi đang trực Ban văn xuôi của báo Văn Nghệ, tôi nhận được một bản thảo truyện ngắn kèm theo lời nhắn: “ Cái truyện này rất quan trọng đối với tôi. Rất mong được tòa soạn đọc kỹ và cho ý kiến. Mấy hôm nữa tôi sẽ quay lại”.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ - Ảnh: xaluan.com

Tôi đọc ngay, và thấy đó là một truyện ngắn hay, viết về đề tài chiến tranh, tác giả có giọng văn trữ tình trong sáng và rất trân trọng những kỷ niệm của thời cầm súng vừa qua. Mấy hôm sau, tác giả truyện ngắn đó tới tòa soạn: một thanh niên cao gầy, xương xẩu, rắn chắc, má hóp, lưỡng quyền cao, trán dô, hốc mắt sâu, ánh mắt sắc... trông hơi dữ tướng. Tôi không hề hình dung tác giả của cái truyện ngắn đầy chất thơ kia lại là người như vậy. Khi tôi nói lại nhận xét của mình về truyện của anh, tác giả không giấu sự sung sướng, bắt tay tôi chặt đến hơi đau, và cười ha hả: “ Có thế chứ! Có thế chứ!” Rồi sau khoảng một hai tuần, truyện ngắn ấy được in ra. Đó là truyện “ Sương rơi” truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Văn Thọ. Tình bạn thân thiết của chúng tôi cũng bắt đầu từ năm ấy, cho tới giờ.

Thọ có tướng con nhà võ nhiều hơn là con nhà văn: đi đứng mạnh mẽ, giọng nói oang oang, tay chân cứng cỏi. Thoạt trông, người ngoài có thể hơi... ngài ngại. Giới thiệu Thọ với người khác, bao giờ tôi cũng phải chua thêm: “ Trông tướng tá như thế, nhưng bên trong là một con người rất mềm yếu, hơi ủy mị nữa đấy! Và cực kỳ tốt bụng! Một người nghĩa hiệp!” Lời giới thiệu đó của tôi luôn luôn được bạn bè chứng nhận là rất đúng về Thọ, khi họ đã tiếp xúc với anh.

Chúng tôi thường gọi anh với cái tên thân mật: “ Thọ Muối”. Bởi, khi tôi quen Thọ, anh đang làm Chánh văn phòng Tổng công ty Muối. Khi ấy, tôi đã đùa tặng Thọ một câu trong Kinh Thánh: “ Các ngươi là muối của đất...” Thọ rất thích câu đó, về sau, anh còn có một truyện ngắn đặt tên là “ Muối mặn” in trên báo Văn Nghệ (Từ gợi ý của cốt truyện này, Lưu Quang Vũ đã viết vở kịch “ Muối mặn tình đời”)

Những truyện ngắn của Nguyễn Văn Thọ đúng như con người anh: giàu tình nhân ái, giàu chất trữ tình. Và phần lớn đều viết về người lính. Nhiều năm cầm súng trực tiếp chiến đấu ngoài chiến trường, Nguyễn Văn Thọ giữ nguyên vẹn trong con người mình phẩm chất của một người chiến sĩ có lý tưởng. Cho đến tận bây giờ, dù thời cuộc đã có bao đổi thay... Đọc truyện ngắn mới nhất của anh, truyện “ Vườn Maria” (đăng trên Văn Nghệ đầu năm 1999), ta sẽ nhận ra điều ấy.

Nguyễn Văn Thọ vẫn là một người lính, ngay cả khi anh được rời quân ngũ về công tác ở Tổng công ty Muối, ngay cả khi anh sang làm đội trưởng một đội lao động Việt Nam ở bên Cộng hòa Dân chủ Đức, ngay cả khi bức tường Bá Linh sụp đổ và anh ở lại kiếm sống tự do. Tôi phải nói ngay rằng cho tới nay, Thọ vẫn là một đảng viên.

Bất ngờ đối với chúng tôi (B.K.Q., Đỗ Bạch Mai, Thành Chương, Nguyễn Việt Chiến, những người bạn quen biết Thọ từ khá lâu) là trong dịp về nước ăn Tết năm 1997, Tho bỗng rụt rè bộc lộ rằng anh có làm một vài bài thơ. Nhưng thật sự thì con người ấy không thể không làm thơ, không thể không bị thơ hành. Và, chỉ trong thời gian hai tháng mùa xuân năm ấy, Nguyễn Văn Thọ viết hàng chục bài thơ. Trở lại nước Đức, thơ vẫn không buông tha anh. Liên tục chúng tôi nhận được những bài thơ mới của anh fax về, nhiều khi anh đọc thơ trên điện thoại đường dài khiến ai cũng xót tiền! Và, tập thơ đầu của Nguyễn Văn Thọ xuất bản năm 1998, tập “ Mảnh vỡ”, rồi tập thứ hai năm 1999, tập “ Cửa sổ”, khẳng định rõ thêm một giọng thơ khá đặc sắc, đáng trân trọng. Thơ, từ một phía khác, cho thấy rõ hơn con người Nguyễn Văn Thọ: đằng sau tất cả những nghĩ suy dằn vặt, trăn trở trước thời cuộc, vẫn là một bản lĩnh tư tưởng, vẫn là một tình yêu thiết tha với xứ sở quê hương, vẫn là một tâm hồn giàu lòng nhân ái, thèm khát sự cảm thông, thương mến giữa người với người...

Nguyễn Văn Thọ xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn nghệ. Cha anh, họa sĩ Nguyễn Văn Thiệu, đã tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông còn là một nghệ nhân đàn đáy rất tài hoa. Người cha ấy có một ảnh hưởng quyết định đối với sự hình thành nhân cách của Thọ. Trong gia đình anh, còn có một người em trai, Nguyễn Thước, là quay phim của Hãng phim Thời sự, Tài liệu, và hai anh em thường coi nhau như hai người bạn cùng theo đuổi con đường nghệ thuật.

Ngoài ra, còn bạn bè. Chúng tôi có những đêm thức trắng cùng nhau ở nhà họa sĩ Thành Chương chuyện trò, đàm đạo văn chương, nghệ thuật, hoặc xúm vào sửa thơ cho nhau, tranh cãi nhiều khi nảy lửa. Cũng có nhiều đêm lang thang đường phố Hà Nội tới sáng, la cà quán ăn, quán uống, hoặc vỉa hè, chơi đùa vui vẻ cùng nhau... Trong một bài thơ, Thọ đã gán cho bộ ba Chương- Quốc- Chiến là ba chàng ngự lâm quân (theo tiểu thuyết của A. Đuyma) và tự nhận mình là Đactanhang. (Thật ra, Thọ lại nhiều tuổi nhất trong bọn). Chẳng biết chúng tôi đã phải là ba chàng ngự lâm mệt mỏi rồi chưa, nhưng Nguyễn Văn Thọ thì đúng là còn đang sung sức, đang dồi dào nhiệt huyết lắm lắm. Và chắc chắn anh chàng Đactanhang ấy sẽ còn lập được nhiều chiến công mới nữa, trong văn chương...

Hà Nội, tháng 9- 1999
B.K.Q
(132/02-2000)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN ĐÌNH SỬTôi có duyên làm quen với Trần Hoàng Phố đã hai chục năm rồi, kể từ ngày vào dạy chuyên đề thi pháp học ở khoa Văn Đại học Sư phạm Huế đầu những năm 80. Hồi ấy anh đã là giảng viên nhưng theo dõi chuyên đề của tổi rất đều, tôi biết anh rất quan tâm cái mới. Sau đó tôi lại tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ của anh, được biết thêm anh là một người đọc rộng, uyên bác.

  • TRẦN THUỲ MAI(Đọc tập thơ "Quê quán tôi xưa" của Trần Hoàng Phố, NXB Thuận Hoá - Huế 2002)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊNhà văn Nguyễn Quang Hà, trong lời bạt cuốn tiểu thuyết mượn câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Cao Bá Quát (“Trường giang như kiếm lập thiên thanh”) làm nhan đề, đã xem đây là “những kỷ niệm đầy yêu thương suốt dọc đường chiến tranh” của mình.

  • VỌNG THẢO(Về tập sách "Vì người mà tôi làm như vậy" của Hà Khánh Linh – NXB Hội Nhà văn – 2002)

  • NGUYỄN THỊ GIANG CHIF.Kafka là một trong những nhà văn lớn nhất của thế kỷ XX, một hiện tượng văn học rất phức tạp, có ảnh hưởng rộng lớn đối với tiến trình phát triển của văn học thế giới, đặc biệt là ở phương Tây.

  • YÊN CHÂU(Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp:                “Những lo toan năm tháng đời thường                Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”

  • VỌNG THẢO... " Đôi trai gái đến nhót từ trong thau ra mỗi người một con cá ngậm ngang mồm, trút bỏ áo quần, trần truồng dắt tay nhau xuống nước. Hai con cá ấy là lễ vật dâng Thần Đầm. Chúng sẽ chứng kiến cái giờ phút linh thiêng hòa nhập làm một của đôi vợ chồng mới cưới, ngay trong lòng nước... Cuộc giao phối xong, đôi trai gái mới được há miệng. Hai chú cá liền bơi đi...".

  • VŨ NGỌC KHÁNH.(Đọc sách Phan Bội Châu- Toàn tập do Chương Thâu sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Thuận Hoá và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây- 2000)

  • VỌNG THẢO(Đọc “Quỷ trong trăng’ của Trần Thuỳ Mai)Đối với người cầm bút, trong những ý niệm thuần khiết nhất của trí tưởng tượng, mỗi người đều có những nhận thức và ám ảnh khác nhau. Riêng Trần Thuỳ Mai, ý niệm thuần khiết trong trí tưởng tượng của chị là một bến bờ xa vắng, nơi ẩn chứa những hạn cuộc huyễn hoặc và khát khao tận cùng trước giả, thật cuộc đời. Đó cũng là điều chị đã gửi gắm trong tập truyện mới: “Quỷ trong trăng” (NXB Trẻ - 2001), tác phẩm văn xuôi được giải tặng thưởng hàng năm của Liên hiệp Hội VHNT Thừa Thiên Huế.

  • NGUYỄN THỊ LÊ DUNGBao đời nay, thơ vẫn là một hằng số bí ẩn bảo lưu chất trẻ thơ trong tâm hồn con người. Nó gắn với đời sống tâm linh mà tâm linh thì không hề có tuổi, do vậy, nên dù ở chu kì sinh học nào, người ta cũng sống với thế giới thi ca bằng trái tim không đổi màu.

  • TẠ VĂN SỸĐọc tập thơ CÁT MẶN của LÊ KHÁNH MAI, NXB Hội nhà văn - Hà Nội 2001

  • LÊ THỊ MỸ ÝĐọc tập truyện ngắn "NGƯỜI ƠI" - Lê Thị Hoài - NXB Thuận Hoá 2001

  • HỒNG DIỆUVâng. Thơ của nhà thơ Nguyễn Bính (1918-1966) viết ở Huế, trong đó có thơ viết về Huế và thơ viết về những nơi khác.

  • HÀ VĂN LƯỠNGBài viết này như là một nén nhang tưởng niệm nhà văn Aitmatov vừa qua đời ngày 11-6-2008)

  • UYÊN CHÂU(Nhân đọc “Mùa lá chín” của Hồ Đắc Thiếu Anh)Những ai từng tha phương cầu thực chắc chắn sẽ thông cảm với nỗi nhớ quê hương của Hồ Đắc Thiếu Anh. Hình như nỗi nhớ ấy lúc nào cũng canh cánh bên lòng, không dứt ra được. Dẫu là một làn gió mỏng lướt qua cũng đủ rung lên sợi tơ lòng: Nghe hương gió thổi ngoài thềm / Trái tim rớm lệ trở mình nhói đau (Đêm nghiêng).

  • LGT:Rainer Maria Rilke (1875 – 1926) người Áo, sinh tại Praha, đã theo học tại Praha, Muenchen và Berlin triết học, nghệ thuật và văn chương, nhưng không hoàn tất. Từ 1897 ông phiêu lưu qua nhiều nước Âu châu: Nga, Worpswede (Ðức) (1900), Paris (1903) và những nước khác trong và sau thời thế chiến thư nhất (Thụy sĩ, Ý…). Ông mất tại dưỡng viện Val-Mont vì bệnh hoại huyết.

  • Giới thiệu tập thơ đầu tiên của anh Khúc ru tình nhà thơ Ngô Minh viết: “Toàn từng làm thơ đăng báo từ trước năm 1975. Hơn 20 năm sau Toàn mới in tập thơ đầu tay là cẩn trọng và trân trọng thơ lắm lắm”.

  • 1. Trước khi có cuộc “Đối thoại với Cánh đồng bất tận” trên báo Tuổi trẻ tháng 4. 2006, Nguyễn Ngọc Tư đã được bạn đọc biết đến với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt, giải Nhất trong cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi XX (lần 2) năm 2000, được tặng thưởng dành cho tác giả trẻ của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2000, giải B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001…

  • Nhân ngày 9/5 chiến thắng phát xít Đức.

  • ...Đưa người ta không đưa qua sôngSao có tiếng sóng ở trong lòng?...