Người khai sinh địa danh lịch sử Điện Biên Phủ

15:48 03/08/2009
MAI KHẮC ỨNGCó thể sau khi dẹp được loạn 12 sứ quân, Đinh Tiên Hoàng (968- 979) thống nhất lãnh thổ và lên ngôi hoàng đế, đã đặt được cơ sở ban đầu và xác định chủ quyền Đại Cồ Việt lên tận miền biên cương Tây Bắc vốn là địa bàn chịu ảnh hưởng Kiểu Công Hãn. Trên cơ sở 10 đạo thời Đinh nhà vua Lý Thái Tổ (1010- 1028) mới đổi thành 24 phủ, lộ. Nguyễn Trãi viết Dư địa chí (thế kỷ XV) vẫn giữ nguyên tên gọi đạo Lâm Tây. Tức vùng Tây- Bắc ngày nay.

Điện Biên Phủ - Ảnh: dulichvietnam.asia

Thời Lê, đạo Lâm Tây thuộc ngoại trấn Hưng Hoá. Các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên ngày nay nằm dưới sự quản lý của trấn này. Nhưng, cũng như dưới thời Lý, Trần, nhà Lê tuy đã xác lập chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia, vẫn áp dụng chính sách ki mi để quản lý cư dân vùng biên cương Tổ quốc như các triều đại trước. Nghĩa là cai trị lỏng lẻo bằng hình thức ban thưởng hoặc hôn nhân để ràng buộc về mặt tình cảm hơn là cơ chế tổ chức.

Đến lượt nhà vua Nguyễn Thánh Tổ (1820- 1841), với nhận thức và quyết tâm xây dựng một nước Đại Nam thống nhất, phú cường nên đã thực hiện một cuộc cách mạng về tổ chức quản lý đất nước. Cải cách hành chính trong những năm 1831- 1832 dưới thời Minh Mệnh nằm trong chủ trương củng cố chế độ quân chủ tập quyền đồng nhất với việc xây dựng và củng cố nền thống nhất quốc gia.

Điều đó không tránh khỏi sự phản ứng của một số tù trưởng thuộc các bộ tộc miền núi quen sống theo luật tục thế tập vị kỷ địa phương. Nông Văn Vân, mà nhiều nhà sử học mác xít coi là lãnh tụ nông dân cũng nằm trong thế lực "anh hùng nhất khoảnh" này.

Năm Minh Mệnh thứ 19 (1840), vùng biên cương Tây- Bắc nước Đại Nam bất yên. Một vài tù trưởng địa phương câu kết với nước Nam Chưởng hoặc cầu viện quân Xiêm sang đánh phá. Binh lính giữ bảo Ninh Biên (đồn giữ an ninh biên giới) không nhiều, nên tiến sĩ Ngụy Khắc Tuần, Bố chính kiêm Hộ lý ấn Quan phòng Tuần phủ Hưng Hoá mới cấp báo về triều đình Huế:

"Thuộc hạt ấy một dải tả hữu sông Đà về các châu Đà Bắc, Mộc Yên (nay là Mộc Châu và Yên Bái), nguyên có dân xã Thạch Bi ở Ninh Bình lưu tán ở đấy nhiều, từ trước vẫn không có đăng lý vào sổ. Xin kiểm xét số người, lập làm thôn ấp, phải chịu thuế, cho việc cai trị có thống nhất. Lại nói bảo Ninh Biên giáp liền nước Nam Chưởng, xin dồn lại lập thành đội Ninh Biên, lệ thuộc vào bảo (đồn) ấy".

Vua y cho.

Nhà vua Nguyễn Thánh Tổ băng hà, Miên Tông Nguyễn Phúc Tuyền lên nối ngôi (Tân Sửu- 1841), Ngụy Khắc Tuần dâng sớ xin đặt Phủ Điện Biên với lý do như sau:

"Châu Ninh Biên thuộc vào đồ bản nước ta đã lâu rồi, không phải mới một ngày thôi. Duy nước Nam Chưởng nhận làm đất cũ, rồi gây rối hiềm khích. Khi trước, thổ quan (xin hiểu là tù trưởng) mưu cầu cho vô sự, nên đem vàng đút lễ họ, đến khi đặt lưu quan (thời Minh Mệnh), thì họ không được gì, mới viện dẫn người Xiêm kéo đến lấn cướp. Vả lại, đồn ở châu ấy, không có thành trì vững chắc, sức binh thì yếu và ít, không đủ dùng, dân cư thì không thành thôn trại gì, vừa mới nghe tin giặc đến đã chạy trốn liền ngay. Nếu không qua một phen xếp đặt, thì mối lo ở cõi ven, còn chưa trừ hết được. Huống chi là châu ấy đất rộng, người ít, lại ở thượng du, làm phên che cho 10 châu ở phía bắc sông Đà, thì không gì bằng mộ dân đến ở nơi ấy cho đông để tự phòng thủ lấy, mới là kế sách lâu dài. Nay xin đem nơi đồn của châu ấy đặt làm phủ ĐIỆN BIÊN, kiêm lý châu Ninh Viễn, và lấy nơi Lai Châu gần đấy, lại thêm Tuần Giáo vào nữa, đặt chức Tri phủ, Quản phủ, mộ 300 binh dũng đóng giữ. Rồi lại chiêu tập dân lưu tán, dân trú ngụ khẩn ruộng cày cấy, đổi chác buôn bán, để dần dần làm thành cơ chỉ, ngõ hầu việc phòng bị ở cõi biên ngày có thể hoàn toàn được.

Vua Thiệu Trị y theo và hạ Dụ: Ngụy Khắc Tuần vỗ họp dân cõi biên, mở thành một phủ, có công kiến nghị ra trước, việc thành, giao Bộ bàn xét công thưởng".
(Đại Nam liệt truyện, Nhà xuất bản Thuận Hoá, 1993)

Ngụy Khắc Tuần, hiệu là Thiện Phủ, ra đời năm Kỷ Mùi (1799), tại xã Xuân Viên (cùng quê với Đại Thi hào Nguyễn Du), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, thi Hương, đỗ Cử nhân khoa Tân Tị (1821) tại trường thi Nghệ An, thi Hội, đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất (1826), làm quan trải ba triều vua: Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông là một vị quan mẫu mực về đức mẫn cán, thanh liêm, nên được cả ba nhà vua tin dùng. Riêng vua Tự Đức còn ban thơ, và truy tặng chức "Hiệp biện đại học sĩ".

            Su đình thuật chức triển đan thầm
            Bảo chướng hoàn kỳ lệ nhĩ thâm.
            Học đạo dã năng suy tự đạo,
            Dân tâm như thử, tức dư tâm.
            Nhất phương trữ kiến Cam Đường hoá,
            Tam khẩn trùng thinh mạch tuệ âm.
            Lô thuỷ, Tản sơn vô hạn hứng,
            Cánh tương nhã tục kí thanh ngâm.
                        (Thơ vua Tự Đức tặng Ngụy Khắc Tuần)

Phỏng dịch:

            Lòng thành bày tỏ trước sân đình,
            Phụ mẫu cần lao với chúng sinh.
            Học đạo gắng lo làm chính đạo,
            Dân lành, giáo hoá bởi vua lành.
            Cam Đường hưng phát không còn chậm,
            Ba tỉnh (1) mừng vui sự nghiệp thành.
            Núi Tản, sông Lô nguồn cảm hứng,
            Cao siêu, bình dị vẹn tâm tình.

Cam Đường là biểu tượng ca ngợi đức thanh liêm chính lệnh mà người xưa dành để tuyên dương ghi nhớ Thiệu Bá đời nhà Chu bên Trung Quốc. Ngụy Khắc Tuần cũng được nhà vua Nguyễn Dực Tông coi như Cam Đường- Thiệu Bá của Việt Nam, nên một địa điểm thuộc trấn Hưng Hoá xưa, nơi mà Ngụy Khắc Tuần đã từng qua lại, được mang tên Cam Đường (nay thuộc tỉnh Lào Cai), chính là để ghi dấu kỷ niệm tấm gương thanh liêm, mẫn cán của Ngụy Khắc Tuần, người khai sinh địa danh lịch sử ĐIỆN BIÊN PHỦ.

Thiết nghĩ, 163 năm đã qua, từ đồn Ninh Biên, với mơ ước yên ổn nơi biên cương Tổ quốc, Ngụy Khắc Tuần đã lập phủ Điện Biên, nay thành tỉnh Điện Biên nổi tiếng thế giới và Cam Đường sầm uất, đã được nâng lên tầm thị xã, nên chăng dành cho người đã từng nặng lòng với những mảnh đất thân yêu này một con đường xứng đáng mang tên: Ngụy Khắc Tuần.

M.K.Ư
(183/05-04)

-----------------------
(1) Ba tỉnh Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hoá. (xin xem thêm “Khiêm lăng và vua Tự Đức”, NXB Thuận Hoá Huế 2004).

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ LAI THÚYCon gì sáng bốn chântrưa hai chântối bốn chân?Câu đố của Sphinx

  • HÀ VĂN LƯỠNG1. Trong hai thập niên cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, nước Nga đã có những biến đổi chính trị sâu sắc làm thay đổi đất nước trên nhiều phương diện: chính trị - xã hội, kinh tế, văn hoá, giáo dục và văn học nghệ thuật… Những nền tảng xã hội, những chuẩn mực đạo đức trước đây đã từng tồn tại trên bảy chục năm, được tiếp nối qua nhiều thế hệ đã thay đổi.

  • TRẦN QUỐC HỘIGenette coi thời gian là nhân tố trung chuyển cốt truyện đến truyện kể, qua hành vi kể chuyện. Ông đã sáng tạo ra mô hình xử lý thời gian rất thú vị, mô hình xử lý của ông xung quanh những vấn đề cơ bản như trình tự, tốc độ, tần suất kể chuyện.

  • HÀ VĂN THỊNH                                                  Luận điểm trung tâm của Tư tưởng Hồ Chí Minh là Độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH. Đó là quan điểm chiến lược có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình Cách mạng Việt . Chính vì thế, nắm bắt một cách sâu sắc tinh thần biện chứng của chủ nghĩa Lê Nin để vận dụng thật sáng tạo kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười (CMT10) vào hoàn cảnh cụ thể của Cách mạng Việt Nam (CMVN) là mục đích xuyên suốt của Tinh thần và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

  • HOÀNG NGỌC HIẾNĐây là hai vấn đề tôi tâm đắc nhất trong nhiều vấn đề lý thú được nêu lên trong  tác phẩm của André Chieng (1).

  • HOÀNG NGỌC HIẾN(tiếp theo và hết)Trong tập chuyên luận của A.Cheng, tìm hiểu những nguyên nhân tư tưởng tạo ra thần tích kinh tế Trung Hoa trong 3 thập kỷ qua, từ chương này sang chương khác, tác giả nhấn mạnh những nét đặc sắc của văn hoá Trung Hoa:...

  • NGUYỄN HỮU QUÝ1. Einarokland, nhà thơ Na Uy đã phát biểu tại hội thảo Thơ và toàn cầu hóa, tổ chức ở Vácsava tháng 10 năm 2001 rằng: “Con người, còn ngôn ngữ thì còn thi ca. Thi ca biết tự lo toan cho bản thân mình”.

  • BẢO NHÂNỞ nước ta, Huế được xem là kinh đô của Phật giáo, không phải bởi vì ở đây có nhiều chùa tháp, đông đảo tín đồ theo Phật hay từng có một thời là cái rốn của Phật giáo Việt , biệt xuất nhiều bậc cao tăng đương đại. Theo chúng tôi, nói như nhà viết kí Hoàng Phủ Ngọc Tường, bởi vì tính cách Huế, không phải Nho, mà chính là Thiền.

  • ĐỖ LAI THÚY(Tiếp theo Sông Hương 11/2007)Tiếng nói của tình yêu đồng giới, của dục cảm đồng giới không chỉ bằng ngôn ngữ của hữu thức, trực tiếp, mà chủ yếu còn bằng ngôn ngữ của vô thức, hàm ẩn.

  • NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆPNhững ai gần Trương Đăng Dung, thường nghe anh nói nhiều về các loại giới hạn: giới hạn của đời, sự phi lý của cõi nhân sinh, sự cản trở của những tín điều xưa cũ...

  • TƯỞNG THUẬT TRÁC Có phải hiện nay văn học đang đối mặt với thời đại tiêu dùng hay không? Nhiều người còn hoài nghi vấn đề này. Thậm chí có người còn phủ định sự có mặt của thời đại tiêu dùng trong khi miền Đông và miền Tây Trung Quốc đang có sự không cân bằng và tất cả đều đang xây dựng một xã hội khá giả.

  • MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNHKhông Lộ là một vị thiền sư thời Lý, ông họ Dương, quê ở Hải Thanh, chùa Nghiêm Quang - nay là chùa Keo, thuộc xã Vũ Nghĩa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; dòng dõi nhiều đời làm nghề chài lưới, sau bỏ nghiệp sông nước, xuất gia tu Phật, thường trì tụng Đà-la-ni.

  • THÁI DOÃN HIỂUNguyễn Khắc Thạch làm thơ như đi chân trần trên lưỡi dao bén của sự thật, máu toé vãi ra. Anh lấy dự cảm của mình làm thuốc băng bó. Vết thương thành sẹo. Thạch gọi đấy là thơ! “Thơ là sẹo của sự thật”.

  • TÂM VĂNNgười xưa có câu: “Tòng thiện bất túc dĩ vi chính” (Chỉ theo điều thiện thì không đủ để làm chính trị). Câu nói đó xem ra rất đúng với Tào Tháo.

  • LƯU KHÁNH THƠ1. Nam Trân trong dòng thơ tả chân của phong trào thơ mớiHoài Thanh đã dùng khái niệm tả chân để định danh một nhóm các tác giả Thơ mới tương đối gần nhau về bút pháp.

  • NGUYỄN DƯƠNG CÔN(Trao đổi về tiểu luận Văn học như là tư duy về cái khả nhiên của Trần Đình Sử, Văn Nghệ số 24 ngày16/6/2007)

  • VĂN TÂMXứ Huế – Thừa Thiên có một vị lão thành cách mạng được nhiều người biết tên tuổi. Đó là cụ Nguyễn Vạn, tức Lê Bốn; tên khai sinh là Phùng Lưu – "thầy Lưu", sinh năm 1916, quê ở làng Thanh Thủy Thượng (nay thuộc xã Thủy Dương), huyện Hương Thủy.

  • NGUYỄN BÙI VỢI"Chống tham ô lãng phí" là một bài thơ về đề tài chính trị xã hội, một vấn đề bức xúc của cuộc sống. Nó được viết ra năm 1956 khi miền Bắc sau chín năm kháng chiến chống Pháp gian khổ đang hàn gắn vết thương chiến tranh, khai hoang, phục hoá, tìm công ăn việc làm...

  • NGUYỄN DƯƠNG CÔNMuốn tiếp cận với văn hoá văn học, trước hết phải xác định cơ bản đúng đắn thế nào là văn hoá và thế nào là văn học.

  • HOÀNG SĨ NGUYÊN Hồi học Đại học, tôi và mấy đứa bạn phải đi bộ năm, sáu cây số vòng quanh các hiệu sách thành phố để tìm mua cho được cuốn "Thơ và mấy vần đề trong thơ Việt nam hiện đại" (Hà Minh Đức, NXB KHXH, 1994).