Người khai sinh địa danh lịch sử Điện Biên Phủ

15:48 03/08/2009
MAI KHẮC ỨNGCó thể sau khi dẹp được loạn 12 sứ quân, Đinh Tiên Hoàng (968- 979) thống nhất lãnh thổ và lên ngôi hoàng đế, đã đặt được cơ sở ban đầu và xác định chủ quyền Đại Cồ Việt lên tận miền biên cương Tây Bắc vốn là địa bàn chịu ảnh hưởng Kiểu Công Hãn. Trên cơ sở 10 đạo thời Đinh nhà vua Lý Thái Tổ (1010- 1028) mới đổi thành 24 phủ, lộ. Nguyễn Trãi viết Dư địa chí (thế kỷ XV) vẫn giữ nguyên tên gọi đạo Lâm Tây. Tức vùng Tây- Bắc ngày nay.

Điện Biên Phủ - Ảnh: dulichvietnam.asia

Thời Lê, đạo Lâm Tây thuộc ngoại trấn Hưng Hoá. Các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên ngày nay nằm dưới sự quản lý của trấn này. Nhưng, cũng như dưới thời Lý, Trần, nhà Lê tuy đã xác lập chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia, vẫn áp dụng chính sách ki mi để quản lý cư dân vùng biên cương Tổ quốc như các triều đại trước. Nghĩa là cai trị lỏng lẻo bằng hình thức ban thưởng hoặc hôn nhân để ràng buộc về mặt tình cảm hơn là cơ chế tổ chức.

Đến lượt nhà vua Nguyễn Thánh Tổ (1820- 1841), với nhận thức và quyết tâm xây dựng một nước Đại Nam thống nhất, phú cường nên đã thực hiện một cuộc cách mạng về tổ chức quản lý đất nước. Cải cách hành chính trong những năm 1831- 1832 dưới thời Minh Mệnh nằm trong chủ trương củng cố chế độ quân chủ tập quyền đồng nhất với việc xây dựng và củng cố nền thống nhất quốc gia.

Điều đó không tránh khỏi sự phản ứng của một số tù trưởng thuộc các bộ tộc miền núi quen sống theo luật tục thế tập vị kỷ địa phương. Nông Văn Vân, mà nhiều nhà sử học mác xít coi là lãnh tụ nông dân cũng nằm trong thế lực "anh hùng nhất khoảnh" này.

Năm Minh Mệnh thứ 19 (1840), vùng biên cương Tây- Bắc nước Đại Nam bất yên. Một vài tù trưởng địa phương câu kết với nước Nam Chưởng hoặc cầu viện quân Xiêm sang đánh phá. Binh lính giữ bảo Ninh Biên (đồn giữ an ninh biên giới) không nhiều, nên tiến sĩ Ngụy Khắc Tuần, Bố chính kiêm Hộ lý ấn Quan phòng Tuần phủ Hưng Hoá mới cấp báo về triều đình Huế:

"Thuộc hạt ấy một dải tả hữu sông Đà về các châu Đà Bắc, Mộc Yên (nay là Mộc Châu và Yên Bái), nguyên có dân xã Thạch Bi ở Ninh Bình lưu tán ở đấy nhiều, từ trước vẫn không có đăng lý vào sổ. Xin kiểm xét số người, lập làm thôn ấp, phải chịu thuế, cho việc cai trị có thống nhất. Lại nói bảo Ninh Biên giáp liền nước Nam Chưởng, xin dồn lại lập thành đội Ninh Biên, lệ thuộc vào bảo (đồn) ấy".

Vua y cho.

Nhà vua Nguyễn Thánh Tổ băng hà, Miên Tông Nguyễn Phúc Tuyền lên nối ngôi (Tân Sửu- 1841), Ngụy Khắc Tuần dâng sớ xin đặt Phủ Điện Biên với lý do như sau:

"Châu Ninh Biên thuộc vào đồ bản nước ta đã lâu rồi, không phải mới một ngày thôi. Duy nước Nam Chưởng nhận làm đất cũ, rồi gây rối hiềm khích. Khi trước, thổ quan (xin hiểu là tù trưởng) mưu cầu cho vô sự, nên đem vàng đút lễ họ, đến khi đặt lưu quan (thời Minh Mệnh), thì họ không được gì, mới viện dẫn người Xiêm kéo đến lấn cướp. Vả lại, đồn ở châu ấy, không có thành trì vững chắc, sức binh thì yếu và ít, không đủ dùng, dân cư thì không thành thôn trại gì, vừa mới nghe tin giặc đến đã chạy trốn liền ngay. Nếu không qua một phen xếp đặt, thì mối lo ở cõi ven, còn chưa trừ hết được. Huống chi là châu ấy đất rộng, người ít, lại ở thượng du, làm phên che cho 10 châu ở phía bắc sông Đà, thì không gì bằng mộ dân đến ở nơi ấy cho đông để tự phòng thủ lấy, mới là kế sách lâu dài. Nay xin đem nơi đồn của châu ấy đặt làm phủ ĐIỆN BIÊN, kiêm lý châu Ninh Viễn, và lấy nơi Lai Châu gần đấy, lại thêm Tuần Giáo vào nữa, đặt chức Tri phủ, Quản phủ, mộ 300 binh dũng đóng giữ. Rồi lại chiêu tập dân lưu tán, dân trú ngụ khẩn ruộng cày cấy, đổi chác buôn bán, để dần dần làm thành cơ chỉ, ngõ hầu việc phòng bị ở cõi biên ngày có thể hoàn toàn được.

Vua Thiệu Trị y theo và hạ Dụ: Ngụy Khắc Tuần vỗ họp dân cõi biên, mở thành một phủ, có công kiến nghị ra trước, việc thành, giao Bộ bàn xét công thưởng".
(Đại Nam liệt truyện, Nhà xuất bản Thuận Hoá, 1993)

Ngụy Khắc Tuần, hiệu là Thiện Phủ, ra đời năm Kỷ Mùi (1799), tại xã Xuân Viên (cùng quê với Đại Thi hào Nguyễn Du), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, thi Hương, đỗ Cử nhân khoa Tân Tị (1821) tại trường thi Nghệ An, thi Hội, đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất (1826), làm quan trải ba triều vua: Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông là một vị quan mẫu mực về đức mẫn cán, thanh liêm, nên được cả ba nhà vua tin dùng. Riêng vua Tự Đức còn ban thơ, và truy tặng chức "Hiệp biện đại học sĩ".

            Su đình thuật chức triển đan thầm
            Bảo chướng hoàn kỳ lệ nhĩ thâm.
            Học đạo dã năng suy tự đạo,
            Dân tâm như thử, tức dư tâm.
            Nhất phương trữ kiến Cam Đường hoá,
            Tam khẩn trùng thinh mạch tuệ âm.
            Lô thuỷ, Tản sơn vô hạn hứng,
            Cánh tương nhã tục kí thanh ngâm.
                        (Thơ vua Tự Đức tặng Ngụy Khắc Tuần)

Phỏng dịch:

            Lòng thành bày tỏ trước sân đình,
            Phụ mẫu cần lao với chúng sinh.
            Học đạo gắng lo làm chính đạo,
            Dân lành, giáo hoá bởi vua lành.
            Cam Đường hưng phát không còn chậm,
            Ba tỉnh (1) mừng vui sự nghiệp thành.
            Núi Tản, sông Lô nguồn cảm hứng,
            Cao siêu, bình dị vẹn tâm tình.

Cam Đường là biểu tượng ca ngợi đức thanh liêm chính lệnh mà người xưa dành để tuyên dương ghi nhớ Thiệu Bá đời nhà Chu bên Trung Quốc. Ngụy Khắc Tuần cũng được nhà vua Nguyễn Dực Tông coi như Cam Đường- Thiệu Bá của Việt Nam, nên một địa điểm thuộc trấn Hưng Hoá xưa, nơi mà Ngụy Khắc Tuần đã từng qua lại, được mang tên Cam Đường (nay thuộc tỉnh Lào Cai), chính là để ghi dấu kỷ niệm tấm gương thanh liêm, mẫn cán của Ngụy Khắc Tuần, người khai sinh địa danh lịch sử ĐIỆN BIÊN PHỦ.

Thiết nghĩ, 163 năm đã qua, từ đồn Ninh Biên, với mơ ước yên ổn nơi biên cương Tổ quốc, Ngụy Khắc Tuần đã lập phủ Điện Biên, nay thành tỉnh Điện Biên nổi tiếng thế giới và Cam Đường sầm uất, đã được nâng lên tầm thị xã, nên chăng dành cho người đã từng nặng lòng với những mảnh đất thân yêu này một con đường xứng đáng mang tên: Ngụy Khắc Tuần.

M.K.Ư
(183/05-04)

-----------------------
(1) Ba tỉnh Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hoá. (xin xem thêm “Khiêm lăng và vua Tự Đức”, NXB Thuận Hoá Huế 2004).

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN MẠNH TIẾN

    “Sự định cơ cấu đã trở nên cái phần cám dỗ nhất của phê bình”
                             Đ.L.V

  • NGUYỄN QUANG HUY

    Nỗi buồn sáng tạo dẫn đưa nghệ sĩ đi vào bề sâu cho tới khi nó tìm thấy trong vô thức mình cái nguyên tượng có khả năng bù đắp lại cao nhất sự tổn thất và què quặt của tinh thần hiện đại.
                                                           (C. G. Jung)

  • ROLAND BARTHES

    (Nguồn: Roland Barthes. Essais critiques. Seuil, 1964, tr. 246-251)

  • THÁI VŨ

    Thiệt tình khi cuốn Những ngày Cần Vương chưa ra mắt bạn đọc, tôi chưa muốn có ý kiến, vì cuốn Huế 1885 chỉ là phần đầu khi phản ánh một giai đoạn lịch sử mất nước do triều Nguyễn gây nên với bao nỗi đắng cay, đau xót của mỗi người dân Việt Nam ta lúc đó, đâu chỉ riêng gì của người dân xứ Huế - Bình Trị Thiên.

  • Nhà văn Nguyễn Mộng Giác vừa qua đời lúc 10 giờ 15 phút tối ngày 2 tháng 7 năm 2012. Tạp chí Sông Hương vừa nhận được bài viết của nhà phê bình Đặng Tiến, xin giới thiệu cùng bạn đọc, như một nén nhang tưởng niệm…

  • Ta sẽ khởi đầu bằng những gì xưa nay vẫn là nổi tiếng nhất của thơ Đinh Hùng, gần như đương nhiên được coi là đặc trưng Đinh Hùng nhất. Để từ đó thấy được nét độc đáo đầu tiên, cũng đồng thời là sự trớ trêu đầu tiên (cạm bẫy đầu tiên; bởi vì thơ Đinh Hùng là thơ của cạm bẫy trùng trùng tiếp nối; thơ ấy rất đáng sợ): nổi bật không hề là đặc trưng.

  • TÂM VĂN

    Hàn Phi tử - Pháp gia thời Chiến quốc viết rằng: “Văn hữu lại tuy loạn nhi hữu độc thiện chi dân, bất văn hữu dân loạn nhi hữu độc trị chi lại, cố minh chủ trị lại bất trị dân”.

  • VŨ XUÂN TRIỆU

    Là một cây bút có tên tuổi của văn đàn dân tộc tuy nhiên tác phẩm của Vũ Bằng lại gặp khá nhiều trắc trở trên con đường đến với bạn đọc. Mãi sau này khi nhà văn từng mang tiếng “dinh-tê” này được công nhận là một chiến sĩ công báo hoạt động trong nội thành, thì các tác phẩm của ông mới dần dần được công bố.

  • TRẦN ĐỘ
          (Trích)

    … Bây giờ ta mạnh dạn bước sang bàn một vấn đề còn khó khăn hơn: "Bản sắc dân tộc trong văn hoá Việt Nam là gì?" hay "Bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam là gì?".

  • NHẬT CHIÊU

    Thơ Haiku của Nhật Bản là một phần tài sản trong kho tàng văn hóa Á Đông vĩ đại và giàu sang. Chúng ta là người thừa tự nền văn hóa ấy nhưng còn chưa khai thác di sản của nó đúng mức như nó xứng đáng. Nhiều thành quả và tinh hoa của nó còn chờ đợi chúng ta.

  • RAMAN SELDEN

    Những nhà văn và độc giả nữ luôn phải làm trái ngược với thói đời. Nhà triết học Aristotle tuyên bố rằng: “Đàn bà là đàn bà bởi một sự thiếu thốn nhất định về những phẩm chất”, và Thánh Thomas Aquinas tin rằng “phụ nữ là một người đàn ông không hoàn hảo”.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊN

    Tiểu thuyết ngày nay đang đi tìm những câu trả lời cho những vấn đề chưa được giải quyết của thực tại, nhưng bản thân sự tìm kiếm tinh thần trong tiểu thuyết trước hết phụ thuộc vào chiều sâu của sự nhận thức các vấn đề đó, vào sự tỉnh táo của người nghệ sĩ khi đứng đối mặt với những mâu thuẫn của cuộc sống hiện thực.

  • LGT: Phong trào đô thị là một mũi giáp công chiến lược không thể tách rời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ Hiệp định Genève ký kết (20 - 7 - 1954). Sẽ không có một cái nhìn đầy đủ và toàn diện lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 nếu không có một công trình nghiên cứu nghiêm túc về phong trào đấu tranh chống Mỹ tại các đô thị miền Nam nói chung, tại Huế – miền Trung nói riêng.

  • INRASARA

    1. Toàn cầu hóa là một hiện thực diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, từ hai thập kỉ qua. Một hiện thực lồ lộ trước mắt ta, bên cạnh ta, ngay trong nhà và ở chính bản thân ta, dù ta là công dân ở đất nước tiên tiến hay dù ta chỉ là một thành phần thuộc sắc dân thiểu số cư trú vùng sâu vùng xa trong một đất nước đang phát triển chưa qua giai đoạn hiện đại hóa.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Sau này lúc về già, Nguyễn Trãi đã có lần nhắc lại hoài bão lập chí thời trẻ của mình bằng một hình tượng đẹp lạ lùng, "nhìn ánh sáng, muốn học chim phượng ca hát mặt trời lên" (Lãm huy nghi học minh dương phượng).

  • VIỄN PHƯƠNGKhi văn chương tham dự vào những mê lộ mới, mê lộ của nhận thức luận phức hợp hôm nay, khi nhà văn không còn hứng thú trong việc lục lọc, săm soi lại các bảng giá trị trong truyền thống thì tất yếu văn chương sẽ bước vào những cuộc chơi mới.