Bạn bè, học trò hay gọi Trần Nguyễn Khánh Phong (37 tuổi, nguyên giáo viên Trường THPT A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế) là “thầy Phong gàn”. Suốt 12 năm dạy học, anh dùng phần lớn thời gian, tiền bạc để sưu tập vật dụng, tư liệu của đồng bào Tà Ôi.
Trần Nguyễn Khánh Phong bên kho hiện vật về đồng bào Tà Ôi
Ăn giấm chuột để có mảnh vỏ bom
Trần Nguyễn Khánh Phong là con nhà nông ở làng Phú Ốc, tổ dân phố 3, P.Tứ Hạ, TX.Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Năm 2000, anh tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường đại học Khoa học Huế rồi học thêm mấy tháng nghiệp vụ sư phạm để thi công chức vào ngành giáo dục. Không biết có dự tính gì trước hay không, nhưng anh chọn huyện miền núi A Lưới để đi gieo chữ. Tháng 4.2001, Phong chính thức đứng bục giảng tại Trường THPT A Lưới.
Sau giờ lên lớp, Phong thường đạp xe đến nhà học trò của mình thăm hỏi, trò chuyện, động viên các phụ huynh về việc học của con cái. Cũng qua những chuyến đi như vậy, Phong tận mắt nhìn thấy các vật dụng của bà con, cái thì đang dùng, cái thì đang thờ tự, thậm chí có thứ vứt lăn lóc dưới gầm giường, góc bếp mà người miền xuôi như anh lần đầu tiên nhìn thấy. “Những vật dụng, kỷ vật và những câu chuyện kể mang màu sắc huyền bí, truyền thuyết của đồng bào cần phải được sưu tập và ghi chép lại đầy đủ. Chúng sẽ có ích không chỉ cho đồng bào, du khách thập phương mà ngay với con em của đồng bào khi đang bị cuốn theo đời sống hiện đại”, Phong tâm sự.
Để thuận tiện cho công việc sưu tập, Phong tự học tiếng của đồng bào. Năm 2003, Phong nói được bập bẹ, đến 2007 thì nói tiếng Tà Ôi như chính con em của đồng bào. Phương thức sưu tập của Phong là “đổi, mua và xin”, tức cái thì anh mua bằng tiền, cái thì anh xin hoặc đổi bằng hiện vật cùng công năng. “Có lần mình vào nhà một bác ở xã A Roàng, thấy một cái vỏ bom bằng nhựa - kỷ vật về chiến tranh rất có giá trị. Toan hỏi mua, xin thì cả nhà biểu chuyện đó nói sau, dùng với họ bữa cơm cái đã. Bữa cơm tối đó họ mang một thứ đặc sản ra mời thượng khách, chỉ có khách quý bà con mới mời món đó. Đó là một con chuột còn nguyên hình, được ngâm trong lọ giấm. Họ bỏ ra đĩa mời, mình cầm đũa mà… run. Mình gắp một miếng đưa vào miệng và cười, gật gù khen ngon. Lát sau mình xin ra ngoài đi vệ sinh... Nói chung trong ruột cái chi cũng tuôn ra hết. Sau bữa cơm, bà con cho mình cái vỏ bom đó mang về…”, Phong cười kể.
Kho tàng đồ sộ về văn hóa người Tà Ôi
Có thể nói, Phong say mê văn hóa người Tà Ôi đến cuồng si. Năm 2003, Phong mua được chiếc xe máy nhưng… không có tiền đổ xăng, đến 2007 anh mới mang từ quê lên A Lưới sử dụng. Trước đó, chiếc xe đạp cọc cạch từ những năm học THPT rồi đại học vẫn là phương tiện chính để Phong đi dạy học và vượt đèo lội suối vào các bản làng săn hiện vật. Từ nông cụ, ngư cụ như anóc, anúa (vợt xúc cá), aruồng (cái lừ, lờ), aram (chẹp), acrớt (súng bắn cá), coss arăm (lao phóng cá)...; panoharo (dụng cụ đập lúa), apậc (dụng cụ thọc xuống ruộng tạo lỗ để trồng lúa), liềm gặt lúa, lưỡi cày, cối và chày giã gạo, gùi của nam lẫn nữ để mang lên nương... cho đến các sản phẩm văn hóa, tâm linh như tượng nhà mồ bằng gỗ, tấm áo zèng, khố... đều được anh sưu tập mang về chất trong căn phòng tập thể cũ mèm rộng… 9 m2 của mình.
Trong 12 năm sống và dạy học, tất cả 131 bản làng thuộc 21 xã, thị trấn của H.A Lưới không nơi nào thiếu dấu chân của Phong, ấy là chưa kể nhiều nơi ở vùng cao tỉnh Quảng Trị cũng in dấu chân anh. Từ những tháng ngày cặm cụi, nhẫn nại đó mà “thầy Phong gàn” đã sưu tập được tổng cộng khoảng 1.000 hiện vật với đủ chủng loại, từ cái nhỏ như hạt nút, đến những vật dụng lớn như tượng nhà mồ, thuyền độc mộc, cối giã gạo… Kể cả cái máng cho lợn ăn bằng gỗ, cái “căn chít” - chiếc lược dày chải tóc bằng tre Phong cũng sưu tập mang về nhà. Hay những món “hàng độc” mà Phong rất tâm đắc như bộ dao bằng xương thú, bộ áo bằng vỏ cây, bộ nồi đất thờ thần lúa, trang phục zèng đính chì… Chưa kể những hiện vật đặc trưng về văn hóa, tinh thần của đồng bào (dân tộc học) và rất nhiều kỷ vật kháng chiến (1975 - 1963) và kỷ vật về Bác Hồ với đồng bào Tà Ôi.
Từ những kho tàng, tư liệu dồi dào sưu tầm được, Phong đã thực hiện và in riêng 11 cuốn sách về văn nghệ dân gian (các NXB Thanh Niên, Thuận Hóa, Lao Động, Đại học Quốc gia Hà Nội…), cùng tham gia viết bài với các tác giả khác xuất bản hơn 40 đầu sách về dân tộc học, văn nghệ dân gian. Hiện Khánh Phong còn 13 tập tư liệu hàng ngàn trang chưa xuất bản, trong đó có cuốn Danh sách các nghệ nhân Tà Ôi truyền nghề ở Việt Nam vốn được anh tự thực hiện điều tra từ 180 thôn, bản của 5 huyện thuộc Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị (2 tỉnh có người Tà Ôi sống chủ yếu ở Việt Nam).
“Hắn đam mê mình cũng thấy vui. Chừ nghĩ lại còn cười đau ruột. Nhiều năm đi dạy không thấy lương bổng chi mang về, đùng một cái hắn đưa về nhà cái quan tài bằng gỗ. Vợ chồng tui thấy thì té ngửa”, cô Nguyễn Thị Minh, mẹ của Phong cười nhớ lại. Nghe mẹ nhắc chuyện cũ, Phong có vẻ luyến tiếc: “Đó là cái quan tài độc mộc duy nhất còn lại của bà con. Bị ba mẹ la nên hồi đó mình mang lên miền núi trả lại cho bà con rồi”.
Năm 2012, do hoàn cảnh gia đình, Phong phải chuyển công tác về dạy học tại Trường THPT Hương Thủy (TX.Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế). Ngoài một số hiện vật quý anh hiến tặng lại cho bà con A Lưới, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên-Huế, hàng ngàn hiện vật, tư liệu về người Tà Ôi mà Phong “quý như mạng sống” cũng được anh lần lượt “địu” về nhà ba mẹ ở Tứ Hạ rồi cất vào các tủ kính, chất lên gác lửng... “Mình ao ước trúng 1 tờ vé số thôi, mình sẽ xây dựng một bảo tàng về người Tà Ôi phục vụ tham quan miễn phí cho mọi người”, người hội viên trẻ của Hội Văn nghệ dân gian này nói.
Theo Đình Toàn
Chiều 15/3, Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Hội nhiếp ảnh TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật với chủ đề "Sắc xuân ba miền".
Chiều ngày 14/3, tại trụ sở UBND tỉnh, Ban Tổ chức Festival Huế 2024 và Tổng Công ty hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã ký kết hợp đồng tài trợ Festival Huế 2024 với tổng giá trị 1,2 tỷ đồng.
Thường trực HĐND tỉnh vừa thông báo sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 16, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Sáng ngày 11/3, Liên hiệp các Hội VHNT và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo nhân kỉ niệm 150 năm ngày sinh danh nhân văn hoá, hoạ sĩ Lê Văn Miến.
Ban tổ chức Festival Huế 2024 vừa công bố poster chính thức của Festival Huế 2024.
Sáng ngày 09/3/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Đài Truyền hình Việt Nam và các tổ chức liên quan tổ chức Giải chạy dành cho học sinh – sinh viên “S-Race 2024”.
Chiều 7/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi hhọp báo thường kỳ quý I năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp.
Sáng ngày 07/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Bà Andrea Teufel, Trưởng Đại diện Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức và Bà Kazuyo Watanabe, Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc Trẻ em châu Á - Nhật Bản.
Ngày 06/3, UBND huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật “Nét đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ II năm 2024 nhằm giao lưu, giới thiệu nét đẹp văn hóa đặc trưng của huyện Quảng Điền, vùng đất có nhiều di tích lịch sử, danh thắng của Thừa Thiên Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch số 106/KH-UBND về việc tổ chức Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2024.
Nhằm hướng đến kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), sáng 03/3 tại bãi biển Hải Dương, xã Hải Dương, thành phố Huế, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2024.
Để đạt được mục tiêu sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nhằm quy hoạch tốt không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương.
Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại phiên họp UBND thường kỳ tháng 02/2024 vào chiều ngày 29/2. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương.
Chiều 28/2, tại Công viên Trịnh Công Sơn – TP Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức lễ khánh thành tượng nghệ thuật cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và chương trình nghệ thuật biểu diễn nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Chiều trên quê hương tôi”.
Sáng ngày 26/2, tại Trung tâm văn hóa – điện ảnh tỉnh, UBND thành phố Huế tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024.
Tối ngày 24/2 ( Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại không gian Phủ Nội Vụ, Đại Nội Huế, Ban Tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Ngày hội Thơ Huế với chủ đề " Hương sắc mùa xuân".
Tối 23/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Thơ Nguyên Tiêu xuân Giáp Thìn 2024 với chủ đề "Bản hòa âm đất nước".
Sáng 23/2 (nhằm ngày 14 Tháng Giêng năm Giáp Thìn), đoàn văn nghệ sĩ Huế do nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, nhà thơ Lê Tấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương dẫn đầu cùng nhiều nhà văn, nhà thơ Huế đã dâng những nén hương tưởng nhớ các thi nhân, thi sĩ đã khuất.
Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được tổ chức đến hết ngày 02/3/2024.