Bạn bè, học trò hay gọi Trần Nguyễn Khánh Phong (37 tuổi, nguyên giáo viên Trường THPT A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế) là “thầy Phong gàn”. Suốt 12 năm dạy học, anh dùng phần lớn thời gian, tiền bạc để sưu tập vật dụng, tư liệu của đồng bào Tà Ôi.
Trần Nguyễn Khánh Phong bên kho hiện vật về đồng bào Tà Ôi
Ăn giấm chuột để có mảnh vỏ bom
Trần Nguyễn Khánh Phong là con nhà nông ở làng Phú Ốc, tổ dân phố 3, P.Tứ Hạ, TX.Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Năm 2000, anh tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường đại học Khoa học Huế rồi học thêm mấy tháng nghiệp vụ sư phạm để thi công chức vào ngành giáo dục. Không biết có dự tính gì trước hay không, nhưng anh chọn huyện miền núi A Lưới để đi gieo chữ. Tháng 4.2001, Phong chính thức đứng bục giảng tại Trường THPT A Lưới.
Sau giờ lên lớp, Phong thường đạp xe đến nhà học trò của mình thăm hỏi, trò chuyện, động viên các phụ huynh về việc học của con cái. Cũng qua những chuyến đi như vậy, Phong tận mắt nhìn thấy các vật dụng của bà con, cái thì đang dùng, cái thì đang thờ tự, thậm chí có thứ vứt lăn lóc dưới gầm giường, góc bếp mà người miền xuôi như anh lần đầu tiên nhìn thấy. “Những vật dụng, kỷ vật và những câu chuyện kể mang màu sắc huyền bí, truyền thuyết của đồng bào cần phải được sưu tập và ghi chép lại đầy đủ. Chúng sẽ có ích không chỉ cho đồng bào, du khách thập phương mà ngay với con em của đồng bào khi đang bị cuốn theo đời sống hiện đại”, Phong tâm sự.
Để thuận tiện cho công việc sưu tập, Phong tự học tiếng của đồng bào. Năm 2003, Phong nói được bập bẹ, đến 2007 thì nói tiếng Tà Ôi như chính con em của đồng bào. Phương thức sưu tập của Phong là “đổi, mua và xin”, tức cái thì anh mua bằng tiền, cái thì anh xin hoặc đổi bằng hiện vật cùng công năng. “Có lần mình vào nhà một bác ở xã A Roàng, thấy một cái vỏ bom bằng nhựa - kỷ vật về chiến tranh rất có giá trị. Toan hỏi mua, xin thì cả nhà biểu chuyện đó nói sau, dùng với họ bữa cơm cái đã. Bữa cơm tối đó họ mang một thứ đặc sản ra mời thượng khách, chỉ có khách quý bà con mới mời món đó. Đó là một con chuột còn nguyên hình, được ngâm trong lọ giấm. Họ bỏ ra đĩa mời, mình cầm đũa mà… run. Mình gắp một miếng đưa vào miệng và cười, gật gù khen ngon. Lát sau mình xin ra ngoài đi vệ sinh... Nói chung trong ruột cái chi cũng tuôn ra hết. Sau bữa cơm, bà con cho mình cái vỏ bom đó mang về…”, Phong cười kể.
Kho tàng đồ sộ về văn hóa người Tà Ôi
Có thể nói, Phong say mê văn hóa người Tà Ôi đến cuồng si. Năm 2003, Phong mua được chiếc xe máy nhưng… không có tiền đổ xăng, đến 2007 anh mới mang từ quê lên A Lưới sử dụng. Trước đó, chiếc xe đạp cọc cạch từ những năm học THPT rồi đại học vẫn là phương tiện chính để Phong đi dạy học và vượt đèo lội suối vào các bản làng săn hiện vật. Từ nông cụ, ngư cụ như anóc, anúa (vợt xúc cá), aruồng (cái lừ, lờ), aram (chẹp), acrớt (súng bắn cá), coss arăm (lao phóng cá)...; panoharo (dụng cụ đập lúa), apậc (dụng cụ thọc xuống ruộng tạo lỗ để trồng lúa), liềm gặt lúa, lưỡi cày, cối và chày giã gạo, gùi của nam lẫn nữ để mang lên nương... cho đến các sản phẩm văn hóa, tâm linh như tượng nhà mồ bằng gỗ, tấm áo zèng, khố... đều được anh sưu tập mang về chất trong căn phòng tập thể cũ mèm rộng… 9 m2 của mình.
Trong 12 năm sống và dạy học, tất cả 131 bản làng thuộc 21 xã, thị trấn của H.A Lưới không nơi nào thiếu dấu chân của Phong, ấy là chưa kể nhiều nơi ở vùng cao tỉnh Quảng Trị cũng in dấu chân anh. Từ những tháng ngày cặm cụi, nhẫn nại đó mà “thầy Phong gàn” đã sưu tập được tổng cộng khoảng 1.000 hiện vật với đủ chủng loại, từ cái nhỏ như hạt nút, đến những vật dụng lớn như tượng nhà mồ, thuyền độc mộc, cối giã gạo… Kể cả cái máng cho lợn ăn bằng gỗ, cái “căn chít” - chiếc lược dày chải tóc bằng tre Phong cũng sưu tập mang về nhà. Hay những món “hàng độc” mà Phong rất tâm đắc như bộ dao bằng xương thú, bộ áo bằng vỏ cây, bộ nồi đất thờ thần lúa, trang phục zèng đính chì… Chưa kể những hiện vật đặc trưng về văn hóa, tinh thần của đồng bào (dân tộc học) và rất nhiều kỷ vật kháng chiến (1975 - 1963) và kỷ vật về Bác Hồ với đồng bào Tà Ôi.
Từ những kho tàng, tư liệu dồi dào sưu tầm được, Phong đã thực hiện và in riêng 11 cuốn sách về văn nghệ dân gian (các NXB Thanh Niên, Thuận Hóa, Lao Động, Đại học Quốc gia Hà Nội…), cùng tham gia viết bài với các tác giả khác xuất bản hơn 40 đầu sách về dân tộc học, văn nghệ dân gian. Hiện Khánh Phong còn 13 tập tư liệu hàng ngàn trang chưa xuất bản, trong đó có cuốn Danh sách các nghệ nhân Tà Ôi truyền nghề ở Việt Nam vốn được anh tự thực hiện điều tra từ 180 thôn, bản của 5 huyện thuộc Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị (2 tỉnh có người Tà Ôi sống chủ yếu ở Việt Nam).
“Hắn đam mê mình cũng thấy vui. Chừ nghĩ lại còn cười đau ruột. Nhiều năm đi dạy không thấy lương bổng chi mang về, đùng một cái hắn đưa về nhà cái quan tài bằng gỗ. Vợ chồng tui thấy thì té ngửa”, cô Nguyễn Thị Minh, mẹ của Phong cười nhớ lại. Nghe mẹ nhắc chuyện cũ, Phong có vẻ luyến tiếc: “Đó là cái quan tài độc mộc duy nhất còn lại của bà con. Bị ba mẹ la nên hồi đó mình mang lên miền núi trả lại cho bà con rồi”.
Năm 2012, do hoàn cảnh gia đình, Phong phải chuyển công tác về dạy học tại Trường THPT Hương Thủy (TX.Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế). Ngoài một số hiện vật quý anh hiến tặng lại cho bà con A Lưới, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên-Huế, hàng ngàn hiện vật, tư liệu về người Tà Ôi mà Phong “quý như mạng sống” cũng được anh lần lượt “địu” về nhà ba mẹ ở Tứ Hạ rồi cất vào các tủ kính, chất lên gác lửng... “Mình ao ước trúng 1 tờ vé số thôi, mình sẽ xây dựng một bảo tàng về người Tà Ôi phục vụ tham quan miễn phí cho mọi người”, người hội viên trẻ của Hội Văn nghệ dân gian này nói.
Theo Đình Toàn
Chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Thừa Thiên Huế chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, diễn ra vào sáng ngày 4/10 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội VHNT Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh 5 vùng đất Kinh đô Xưa và Nay, diễn vào sáng ngày 28/9 tại 47 Bà Triệu, Hà Nội.
Hội NSNA Việt Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật và Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Khai mạc Triển lãm Ảnh Nghệ thuật "Bắc miền Trung hôm nay" lần thứ 17 năm 2010, diễn ra vào tối ngày 20/9 tại tiền sảnh Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Du lịch Thanh Hóa.
Ngày 13/9, ông Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký ban hành Quyết định số 1693/QĐ-UBND về việc tặng thưởng văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế giai đoạn 1975-2010.
Sáng ngày 10/9, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, 23 Nhật Lệ.
Sáng ngày 9/9, Hội Nghệ sỹ múa Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, 26 Lê Lợi, Huế.
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày mất của của Léopold Cadière (1869-1955), Ủy ban Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám mục Giáo phận Huế đã tổ chức Hội thảo về thân thế và sự nghiệp của nhà thừa sai, nhà nghiên cứu về Huế và Việt Nam học Léopold Cadière, diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Huế từ ngày 7-9/9.
Sáng ngày 4/9, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại 26 Lê Lợi, TP Huế.
Chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc phòng triển lãm Mỹ Thuật Thừa Thiên Huế 2010, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 28/8, Thường trực Tỉnh uỷ đã tổ chức họp báo giới thiệu nội dung, chương trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015.
Chiều ngày 23/8 (14/7 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế đã khai mạc chương trình Vu Lan Phật lịch 2554 và phòng trưng bày tranh, hoa sen giấy của họa sĩ Thân Văn Huy.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc) tổ chức trại sáng tác VHNT “Về nguồn”, diễn ra từ ngày 12/8 và vào sáng hôm qua -ngày 22/8, Hội đã tổ chức Bế mạc trại và công diễn tác phẩm tại trụ sở UBND xã Vinh Mỹ.
Chào mừng kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tối ngày 20/8, tại cà phê sách Phương Nam, 15 Lê Lợi, TP Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh Miền Trung Công ty Phương Nam tổ chức Chương trình thơ “Viết sử nước mình trên mặt đất”.
Chào mừng 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/8, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2010) và 5 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2010), diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chiều ngày 17/8, tại Văn phòng UBND tỉnh, đồng chí Ngô Hòa, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh chủ trì buổi họp báo thông báo về công tác chuẩn bị Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III.
Sáng ngày 08/8, Nhà Thiếu nhi Huế, Hội LHVHNT TT Huế, Phòng Giáo Dục, Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc Trại Sáng tác Văn học Thiếu nhi Huế 2010.
Sáng ngày 30/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, số 26 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Sáng ngày 27/7, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm và cầu siêu bạt độ anh linh cho các anh hùng liệt sỹ, nhân sỹ trí thức, học sinh sinh viên và đồng bào các giới đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước tại di tích lịch sử văn hóa Chín Hầm, phường An Tây, thành phố Huế.
Chiều ngày 25/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức đại hội XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Chiều ngày 17/7, tại gallery Chiêu Ê, số 89 Minh Mạng, Huế, đã khai mạc phòng triển lãm tranh của ba tác giả Đinh Cường, Hoàng Đăng Nhuận và Phan Ngọc Minh.