Thời 13 vua Nguyễn (1802-1845) trị vì triều đại phong kiến cuối cùng Việt Nam đóng kinh đô tại Huế đã ghi nhận một số hoạt động khá phong phú của ngựa, dù thời này ngựa ít được dùng vào hoạt động quân sự.
Nghi mã trong chốn trường thi thời Nguyễn.
Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, năm 1826 triều Nguyễn đã đặt ra Viện Thượng Tứ ở trong Kinh thành để làm nơi nuôi dưỡng và huấn luyện ngựa. Triều đình đã quy định rất cụ thể về các hạng ngựa, chăn nuôi ngựa, mua ngựa, diễn tập ngựa, thậm chí cả những thứ lặt vặt nhưng không kém phần quan trọng trong nghi thức đó là trang sức cho ngựa.
Tuy nhiên, trong hoạt động quân sự, ngựa thời Nguyễn không để lại dấu ấn gì đậm nét. Phần lớn việc sử dụng ngựa và mã binh chỉ tập trung vào công việc vận tải, phát chuyển thư tín, công văn, giấy tờ; dùng vào các dịp tế lễ như lễ tế Xã tắc, tế Giao… và trở thành đội nghi thức của triều đình cùng một số hoạt động khác.
Vào thời Nguyễn, ngựa là một biên chế quan trọng đối với nhiều hoạt động, nhất là phục vụ trực tiếp cho đội nghi thức của triều đình. Do vậy, năm dưới triều vua Minh Mạng, hình ảnh con ngựa đã được chọn đúc trên Huyền Đỉnh và Anh Đỉnh của bộ Cửu Đỉnh (9 Đỉnh đồng trong Đại Nội, ở khu vực Thế Miếu hiện nay) - nay là Bảo vật quốc gia Việt Nam.
Dưới đây là một số ảnh tư liệu Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng về ngựa dưới thời vua Nguyễn. Đa số ảnh được chụp bởi người Pháp sau khi đặt chế độ đô hộ lên đất nước ta dưới thời vua Tự Đức.
Xe ngựa trong lễ tế đàn Nam Giao.
Đội ngựa nghi lễ đứng ở cửa Điện Thái Hòa.
Mã binh thời Nguyễn.
Con ngựa đã được khắc lên Cửu Đỉnh Huế từ thời vua Nguyễn thứ 2 - vua Minh Mạng (trị vì 1820-1840).
Cỗ xe ngựa hoàng gia thời vua Nguyễn trên Cửu Đỉnh.
Đoàn xe ngựa hoàng gia đi qua cầu Trung đạo ra cửa Ngọ Môn.
Tại Đại Nội bây giờ, ngựa đã xuất hiện trở lại vài năm nay với 2 loại là: xe ngựa hoặc ngựa riêng lẻ, có nhiệm vụ cho du khách cưỡi du lịch và chụp ảnh lưu niệm.
Theo Đại Dương (Dân trí)
(SHO). 2000 con tem và những cánh diều đã cùng trình diễn trong ngày 20/8 ở Bảo tàng Văn hóa Huế. Đây là triển lãm do Bảo tàng phối hợp tổ chức với Hội Tem Thừa Thiên-Huế và nghệ nhân Nguyễn Đăng Hoàng.
Tục thờ “linh khuyển”, “thiên cẩu” dưới hình dạng một chú chó đá có từ lâu ở làng Địch Vĩ (Đan Phượng, Hà Nội), chùa Cầu Hội An (Quảng Nam). Ít người biết rằng, người làng Phổ Trung, Phổ Đông (xã Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) cũng thờ “thiên cẩu” và kính cẩn nhang khói đều đặn…
Cách đây 30 năm, vào ngày 20 tháng 8 năm 1983, Câu Lạc Bộ (CLB) Ca Huế thuộc Nhà Văn Hóa Huế, tiền thân của Trung tâm Văn hóa Huế bây giờ được chính thức ra đời trong niềm hân hoan của các nghệ nhân, nghệ sĩ ca Huế và giới mộ điệu, tri âm trong thành phố Huế.
Đại diện phủ Văn Lãng, hậu duệ của vua Hiệp Hòa và nhóm vận động trùng tu đã tổ chức lễ hoàn công công trình trùng tu xây dựng lăng vua Hiệp Hòa, vị vua thứ 6 của vương triều nhà Nguyễn.
(S.HO). Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tổ chức lễ khai giảng chương trình "Bảo tồn, trùng tu và đào tạo kỹ thuật tại công trình Bi Đình - lăng Tự Đức" cho các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, họa sỹ và chuyên viên bảo tàng đang tham gia công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Từ năm 1996 đến nay, tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ bản, tôn tạo cảnh quan hệ thống di tích do Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế quản lý đạt hơn 600 tỷ đồng. Trung tâm đang triển khai gói 800 tỷ để trùng tu di tích Cố đô Huế.
Nhật ký ngày thường là triển lãm cá nhân lần đầu tiên của Nguyễn Đình Hoàng Việt tại Không gian nhiệm trú New Space Art Foundation (NSAF), Phú Vang, Thừa Thiên - Huế (từ 11-8 đến 11-9-2013).
(S.HO). Sau một thời gian dài gần như thả lỏng, một loạt động thái mới đây cho thấy chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực chấn chỉnh, đưa dịch vụ ca Huế trên song Hương vào guồng.
Năm 2012, sen trong hồ Tịnh Tâm – loài sen nổi tiếng của xứ kinh kỳ lại nở rộ khiến người Huế vui mừng sau bao năm mong mỏi. Cứ ngỡ, sen Tịnh đã theo mùa ấy trở lại, nhưng thực tế thì lại khác. Dáng sen lụi tàn, không thể đấu nổi với bèo tây, cỏ và rau muống.
Tạp chí văn nghệ (TCVN) ở các địa phương đã có nhiều đóng góp vào dòng chảy văn học Việt
Chiều 9/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã khai mạc triển lãm “Nỗi đau và chiến tranh” của họa sĩ Cao Lê Quang
Thầy trò Học viện Âm nhạc Huế cùng nhiều khán giả, bạn bè bàng hoàng trước tin thầy giáo, ca sĩ Hoàng Đức đã đột ngột ra đi ở tuổi 38 do bệnh hiểm nghèo.
Góp tên tuổi xứ Huế vào Underground Việt nhờ một số ca khúc, MV hit, những bạn trẻ Huế đang âm thầm truyền tình yêu rap –hiphop, RnB, pop vào đời sống cộng đồng…
(SHO) - Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ngày 25/7 trong buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015 đã phát biểu: Năm Du lịch quốc gia 2015 nên gắn với chủ đề “Hành trình qua các kinh đô Việt cổ” gồm 5 tỉnh, thành phố đã từng là kinh đô cổ như: Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế.
(SHO) - Sáng ngày 22/7, Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V (2008 - 2013) đã tổ chức phiên họp đánh giá việc tiếp nhận các tác phẩm tham dự Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V.
Chiều ngày 22/7, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, 26 lê Lợi ( Huế), phòng tranh “Màu thời gian” đã được khai mạc với sự tham dự của đông đảo của các họa sĩ và công chúng yêu nghệ thuật trên địa bàn.
Với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ca Huế”, hội thảo đã thu hút đông sự tham dự của các giảng viên Học viện Âm nhạc Huế và các nhà nghiên cứu.
Trong tháng 7 này sẽ quảng bá Poster của Festival Huế 2014 rộng rãi trong thành phố Huế, tại ngã ba cầu Phú Xuân và đường Trần Hưng Đạo.
Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 của Ban quản lý Phát triển Khu đô thị mới (BQL) vừa được tổ chức vào sáng ngày 16/7/2013, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư nhưng đảm bảo quy hoạch và phát triển đô thị bền vững
Sự thay đổi của xã hội luôn sản sinh những khoảng cách và chính từ những khoảng cách đó tạo ra sự tương phản trong đời sống. Chúng ta nhận thấy điều đó rất rõ trong cách thể hiện của nhiều họa sĩ trẻ Việt Nam gần đây. Nhưng đối với một nghệ sĩ Hàn Quốc thì họ nhìn nhận thế nào về điều này. Liệu xã hội Hàn Quốc, một xã hội phồn thịnh như chúng ta từng thấy qua phim ảnh có sinh ra những khoảng cách, những nghịch lý, tương phản khi họ đi lên từ nền tảng xã hội khác biệt với chúng ta.