Theo báo chí Italy, ngôi nhà mà họa sỹ/nhà sáng chế vĩ đại thời Phục hưng Leonardo da Vinci đã ở trong thời gian vẽ bức "Tiệc ly" bất hủ đang được chủ nhà rao bán.
Ngôi nhà mà Leonardo da Vinci đã ở trong thời gian vẽ bức "Tiệc ly" cuối thế kỷ 15 ở Milan, Italy. (Nguồn: Il Messaggero)
Ngôi nhà cổ được xây từ thời Trung cổ ở trung tâm Milan, miền Bắc Italy, là nơi mà Leonardo da Vinci (1452-1519) thường xuyên ngủ lại trong thời gian 3 năm (1495-1498) khi ông vẽ bức "Tiệc ly" trên tường của nhà nguyện Santa Maria delle Grazie, theo đặt hàng của quận công Milan Ludovico Sforza, người đứng đầu thành phố và vùng phụ cận lúc bấy giờ.
Theo các nhà nghiên cứu Camillo Rovizzani và Romano Pagnotti, dưới ngôi nhà này có một đường hầm bí mật tới lâu đài của dòng họ Sforza, cho phép Ludovico Sforza có thể đến thăm da Vinci bất cứ lúc nào.
Trải qua thời gian, ngôi nhà đã thay đổi chủ nhiều lần, trong đó có cả quá trình sở hữu của Bộ Văn hóa và Di sản Italy và nay trở thành một phần của khu dân cư hiện đại.
Ngôi nhà chỉ còn lại một phần kiến trúc cũ từ nhiều thế kỷ trước, còn phần lớn đã bị phá hủy trong những đợt cháy ở thế kỷ 17, 18 và bị bom phá hoại của Thế chiến thứ 2.
Những dấu vết của Leonardo da Vinci trong căn phòng nơi ông ở cũng không còn gì nữa, ngoài mặt tiền của căn nhà và đó là yếu tố khiến chủ nhà hiện tại tin rằng, nhiều khả năng, sẽ có một triệu phú người Arab mua lại căn nhà cổ này.
"Tiệc ly," mô tả bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Jesus với các tông đồ của mình trước khi ngài bị bắt và chịu chết trên thập giá, được coi là một trong những tuyệt tác quý giá nhất của nhân loại.
"Một ngôi nhà, thậm chí còn hơn cả một phong cảnh, phản ánh tâm hồn", câu nói ấy của triết gia Gaston Bachelard gợi cho chúng ta về những ngôi nhà của các văn hào không đơn thuần chỉ neo vào thực tại – một khu vực, một thời đại, những đồ đạc và vật dụng cá nhân – mà còn neo vào trong sự tưởng tượng, nền văn hóa và ký ức của chúng ta. Một chuyến "Tour de France" ngắn sẽ đưa chúng ta tham quan mười ngôi nhà.
TRẦN THUỲ MAITrước đây khi nhắc đến Thụy Điển tôi chỉ liên tưởng đến công ty xe hơi Volvo và hãng điện thọai di động Ericsson... Nhưng khi đến đây, cảm nhận của tôi phần nào có khác. Ấn tượng đầu tiên của tôi là: Dân tộc này rất yêu văn chương. Chắc chẳng có thành phố nào trên thế giới lại yêu thơ đến mức đem thơ in ngay giữa lòng đường, như ở Stockholm . Trên đường Drottninggatan, thường gọi là phố Hoàng Hậu, người ta khắc thơ dọc theo tim đường, với một cỡ chữ lớn đủ cho người từ trên các nhà tầng hai bên nhìn thấy.