Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.
Phường Thủy Biều, TP. Huế ngày nay là sự hợp nhất của hai làng cổ thời xưa là Nguyệt Biều và Lương Quán. Thủy là nước, Biều là cái bầu nên có thể hiểu nôm na Thủy Biều tức là cái Bầu Nước. Phải chăng tên gọi này xuất phát từ vị trí ba mặt Thủy Biều đều được bao bọc bởi dòng sông Hương thơ mộng?
Với vị trí ấy, có lẽ không nơi đâu trong thành phố Huế có được may mắn tiếp cận dòng sông Hương từ nhiều góc độ mà đẹp và lạ như ở Thủy Biều. Lên đồi Vọng Cảnh - ngọn đồi nằm giữa khúc uốn sông Hương sẽ mang đến cho bạn góc nhìn tuyệt đẹp về thiên nhiên trữ tình xứ Huế. Từ đây nhìn sang bên kia sông là điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ và cầu Tràng Tiền.
Cách trung tâm thành phố khoảng 4 km về phía tây nam, phường Thủy Biều ngày nay còn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc cổ, độc đáo, trong đó phải kể đến đấu trường Hổ Quyền Voi Ré. Trải qua 183 năm, đấu trường có dáng hình vành khăn này vẫn còn nguyên vẹn với thành trong, thành ngoài, khán đài, cổng vào và bậc đá, khiến du khách đến thăm có thể hình dung phần nào về những trận đấu sống còn giữa voi và cọp năm xưa.
Nhưng điểm nhấn ở Thủy Biều có lẽ là hệ thống nhà rường cổ hơn 100 năm tuổi. Đây là loại nhà có nhiều rường cột, rường kèo và trong không có vách ngăn với lối kiến trúc theo chữ Đinh, Khẩu hoặc Công. Đa số ngôi nhà rường ở Huế được đặt về hướng nam, làm từ gỗ kiền, gõ hoặc mít rừng.
Là nét kiến trúc tiêu biểu của Huế nên đến với Thủy Biều bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng các hình mây cuộn, hoa lá hoặc đường diềm trang trí chạm trổ tinh vi trên các đòn, kèo, xà, cột như họa nổi.
Để chống lại khí hậu khắc nghiệt miền Trung, những ngôi nhà rường ở Huế được lợp bằng ngói liệt, với hai lớp dày chồng lên nhau. Nhờ vậy, mùa hè mát mẻ còn mùa đông thì ấm áp. Mái nhà có độ dốc lớn nên chống được những cơn bão mà không hề bị sụt ngói. Bình dị, đơn sơ nhưng bất kể ai bước vào nhà rường ở Huế cũng dễ dàng nhận thấy kiến trúc vững chắc, thiết kế tiện nghi của mỗi ngôi nhà, đặc biệt là không thể thiếu sân vườn trước mặt.
Các khu vườn ở Thủy Biều gần như không rào, chỉ có những hàng cây xén thấp phân định vườn nọ với vườn kia như một ý nghĩa tượng trưng. Trong các loại cây trái ở đây, hấp dẫn nhất là cây thanh trà - một loại bưởi đặc sản của Huế.
Bưởi thanh trà tuy không to và nặng nhưng róc vỏ, có vị ngọt thanh và không có dư vị đắng khi uống nước sau ăn. Dẫu chỉ thu hoạch một mùa nhưng quanh năm bưởi thanh trà mang đến cho làng quê ở Thủy Biều những vẻ đẹp khác nhau.
Mùa xuân là màu trắng xóa của những chùm hoa bưởi ngát hương, mùa hè là màu xanh mơn mởn của những trái bưởi non. Thu đến, Thủy Biều mời gọi bằng những cây thanh trà trĩu quả, vươn cành phủ rợp đường làng, lủng lẳng, đong đưa trên đầu du khách. Đông về, cây ấp ủ chờ nắng xuân chiếu rọi.
Vào bất cứ thời điểm nào, chỉ cần bước vào những khu vườn trồng thanh trà nổi tiếng ở Thủy Biều, du khách đều có thể đắm mình trong không khí mát rượi, thanh bình của làng quê xứ Huế. Và sẽ chẳng thể nào quên được nếu bạn được một lần cảm nhận hương vị thơm, ngọt, mát của giống thanh trà trứ danh.
Đến Huế, hãy dành thời gian ghé lại Thủy Biều để được hòa mình vào khung cảnh thơ mộng với những con đường làng rợp bóng cây, điểm xuyết những mái ngói, những ngôi nhà rường cổ kính, yên bình cư ngụ trong một thiên nhiên xanh rờn hoa trái.
Theo Vy An (Vnexpress)
“Sông Như Rắn”, đó là tên phòng triển lãm tranh của Họa sĩ Đặng Mậu Tựu được khai mạc vào chiều ngày 3/2 tại Gallery Sông Như, số 14 kiệt 7 đường Nguyễn Công Trứ, Huế.
Chiều 2/2, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh và Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật mừng Xuân Quý Tỵ 2013 tại 26 Lê Lợi (TP Huế).
Chiều 18/1, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết hoạt động năm 2012 và bàn phương hướng hoạt động năm 2013.
Tối ngày 05/01/2013, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Huế tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Tôn vinh Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế năm 2012” trên sóng VTV Huế.
>>Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế có nhiều khởi sắc
Chiều ngày 29/12, tại 26 Lê Lợi (Huế), Hội Nghệ sỹ Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tổ chức bế mạc trại sáng tác Kịch bản sân khấu năm 2012.
Chiều 27/12, Liên hiệp Các hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức “Hội nghị tổng kết tình hình hoạt động năm 2012 và triển khai phương hướng nhiệm vụ hoạt động năm 2013” tại trụ sở 26 Lê Lợi, thành phố Huế.
Chiều 23/12, Liên hiệp các Hội VHNT cùng nhóm bạn hữu và gia đình cố họa sĩ Bửu chỉ tổ chức bế mạc triển lãm tác phẩm của Bửu Chỉ và giới thiệu tập sách “Bửu Chỉ - Đường bay nghệ thuật và ký ức trần gian” tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT, 26 Lê Lợi thành phố Huế.
Sáng ngày 21/12, tại số 9 phạm Hồng Thái- Huế, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng Sông Hương năm 2012.
Nhân kỉ niệm 10 năm ngày mất của Cố họa sĩ Bửu Chỉ (14/12/2002 - 14/12/2012), chiều 14/12, Liên hiệp các Hội VHNT, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam và Hội Mỹ Thuật TT Huế cùng gia đình tổ chức Khai mạc triển lãm tác phẩm của Bửu Chỉ tại 26 Lê Lợi, thành phố Huế.
SHO - Nhân 61 năm ngày Truyền thống Mỹ thuật Việt Nam, 55 năm ngày thành lập Hội Mỹ Thuật Việt Nam; chiều ngày 07/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Khai mạc phòng triển lãm mỹ thuật Mừng ngày Mỹ thuật Việt Nam 2012 và Trao giải thưởng tác phẩm mỹ thuật xuất sắc năm 2012, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế.
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh nhà văn Hồng Nhu và nhân dịp nhà văn vinh dự nhận giải thưởng nhà nước cho các tác phẩm Vịt trời lông tía bay về, Trà thiếu phụ...Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi tọa đàm, giao lưu gặp mặt giữa nhà văn Hồng Nhu và đông đảo bạn đọc vào chiều ngày 16/11/2012.
SHO - Nhân 10 năm ngày mất của cố họa sĩ - điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (4.11.2002 - 4.11.2012), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên - Huế, Sở VHTTDL, Trường Đh Nghệ thuật Huế, Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán cùng gia đình, bạn bè thân hữu đã tổ chức các hoạt động triển lãm và tọa đàm về ông vào sáng ngày 4/11, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế .
SHO - Chiều 30/10, Tạp chí Sông Hương và các anh chị phong trào đô thị Huế tổ chức buổi giới thiệu tập sách “Hoàng Văn Trương - Đời & thơ và kỷ niệm bạn bè”, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
SHO - Chiều ngày 26/10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với khách sạn Thanh Uyên tổ chức giới thiệu ra mắt tập truyện ngắn Điểm nhìn của tác giả Lãng Hiển Xuân.
SHO - Sáng ngày 10/10, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế đã phối hợp với các nhà xuất bản, công ty in và công ty phát hành sách tổ chức khai mạc triển lãm sách Thừa Thiên Huế - Việt Nam lần thứ nhất. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập ngành Xuất bản - In - Phát hành sách Việt nam (10/10/1952 - 10/10/2012).
SHO - Chiều ngày 07/10, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tổ chức giới thiệu tác phẩm “Đi tìm ngọn núi thiêng” của nhà văn Nguyễn Văn Dũng.
SHO - Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mặc Tử (22/9/1912 - 22/9/2012), tối ngày 21/9, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức đêm thơ Tìm lại Gái quê, diễn ra tại Nhà sách Phương Nam Phú Xuân, Huế.
SHO - Chiều ngày 15/9, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm Khúc ru nơi lưng núi của nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo, buổi giới thiệu diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình Phát triển không gian văn hóa của Tạp chí Sông Hương.
Tối 14/9/2012, Tuần lễ Liên hoan Phim Đức tại Huế đã được khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh 42 Hùng Vương - Huế. Gần 800 khán giả đã đội cơn mưa rất to trước đó để đến xem.
Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào 2012, vào tối 13/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và các tỉnh Salavan và Sekong của Lào tại Trung tâm Văn hóa Thông tin.