Trường ca “Ngụ ngôn của người đãng trí” đã đưa Ngô Kha - một nhà thơ tranh đấu trong phong trào hòa bình và dân tộc ở Huế - trở thành nhà thơ Việt đầu tiên kết hợp được thơ siêu thực và thơ yêu nước.
Nếu Paul Eluard và Louis Aragon đã giã từ thơ siêu thực để đến với thơ yêu nước, thì ngược lại, Ngô Kha hòa trộn thơ yêu nước và thơ siêu thực, thơ về chiến tranh và thơ khao khát hòa bình, thơ siêu thực phương Tây và thơ đậm sắc màu dân tộc Việt. Đó là nhà thơ rất hiếm hoi trong tiến trình thơ Việt hiện đại, vừa tranh đấu với những mục tiêu cụ thể, vừa xuống đường đương đầu can trường với bạo lực đàn áp, vừa làm thơ lãng đãng như một người đãng trí - một người đãng trí hiền hậu thương con người, yêu cuộc sống và thiết tha với những hình ảnh bất chợt, những giấc mơ không bình yên và những thông điệp không phải lúc nào cũng sáng rõ. Đọc tiểu sử vắn tắt của Ngô Kha, rồi đọc từng đoạn trong “Ngụ ngôn người đãng trí” của anh, chúng ta sẽ có được những mảnh ghép phối kỳ lạ giữa hình ảnh một nhà trí thức tranh đấu và hình ảnh một nhà thơ siêu thực đúng nghĩa.
“Nhà thơ Ngô Kha, sinh năm 1935 tại làng Thế Lại, TP. Huế. Tốt nghiệp thủ khoa khóa 1, Đại học Sư phạm Huế (1958-1959), cử nhân Luật (1962). Dạy văn ở các trường Quốc Học, Hàm Nghi, Nguyễn Du, Trần Hưng Đạo (Huế) từ năm 1960-1973. Tham gia "chiến đoàn Nguyễn Đại Thức", chiến đoàn quân đội chế độ cũ ly khai chống Mỹ - Thiệu - Kỳ (1966). Chủ trương nhóm Trí thức đấu tranh Tự quyết, 1970 và làm Chủ tịch Mặt trận Văn hóa Dân tộc miền Trung (1972). Bị chính quyền chế độ cũ bắt 3 lần, vào các năm 1966, 1971, 1972 và bị thủ tiêu sau hiệp định Paris (1973). Được nhà nước truy phong liệt sĩ sau năm 1975”.
Và đây, một đoạn thơ trong trường ca “Ngụ ngôn của người đãng trí”:
“… trong khu vườn tiền sử
dòng sông đen bắc cầu qua núi
với con voi ngà thời thượng cổ
hai chiếc sừng tráng lệ
mạch đất quê hương giờ lạnh rồi
sao mắt mẹ còn mở
sách trên án thư cũng ngủ khuây
nhưng hồn mẹ vẫn thao thức
con đã đi bao năm
mẹ không rời ngưỡng cửa
và nay
gió cũng tang bồng
nhưng thi sĩ vẫn nằm yên trong nhà tù vĩnh cửu”.
Đây có lẽ là đoạn thơ sáng rõ nhất trong bản trường ca hơn 700 câu thơ này, bản trường ca Ngô Kha viết chính trong thời điểm khốc liệt nhất của cuộc đời anh, khi anh dấn thân tranh đấu và bị tù đày, khi anh vừa dạy học vừa tham gia các tổ chức đối lập với chính quyền Sài Gòn, vừa chống cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ vừa nêu cao những bài giảng về lòng yêu nước cho học sinh của mình. Nhiều bạn hữu, nhiều đàn em, nhiều học sinh của Ngô Kha đã không bao giờ quên được dáng vẻ hiền hậu và tinh thần trí thức của anh, sự độc lập trong suy nghĩ và sự quyết liệt trong hành động yêu nước của anh. Vậy mà nhà thơ ấy, khi làm thơ, lại làm thơ… siêu thực. Như dòng sông Hương chảy qua trước nhà Ngô Kha ở 42 Bạch Đằng – TP. Huế, vừa phẳng lặng hiền hòa vừa chất chứa những sóng ngầm những linh hồn, những cổ vật, những câu chuyện cổ tích từ bao đời.
Trong sáng tạo thơ ca và trong số phận Ngô Kha có gì cứ khiến tôi nhớ đến Federico Garcia Lorca - nhà thơ siêu thực và yêu nước vĩ đại của Tây Ban Nha. Lorca cũng làm thơ siêu thực, và cũng đấu tranh chống chế độ độc tài của phát xít Franco, và cuối cùng, cũng bị bọn phát xít thủ tiêu vào năm 1936, đúng như cái cách Ngô Kha đã bị thủ tiêu sau đó 37 năm, vào năm 1973. Hài cốt Lorca và Ngô Kha đều vĩnh viễn không được tìm thấy, vĩnh viễn hòa trong Đất Mẹ. Lorca (1898-1936) và Ngô Kha (1935-1973) đều bị thủ tiêu ở tuổi 38. Cả Lorca và Ngô Kha đều có những bài thơ như nhìn thấy trước cái chết của chính mình.
“người say rượu lẩm nhẩm một mình
mùa hè có tuyết đen tuyệt đẹp
tôi vụt chạy bỏ linh hồn ở đó
không có đứa con gái, đứa con trai, người say rượu
chỉ có quả gấc hồng hào rực ánh lửa chiến tranh
người con gái đứng nhìn cánh sao lạc loài
trên nét mặt hiền hòa bất động của em
tôi thấy nốt ruồi son chói lọi
tiếng chim sành hót trong tiềm thức người say rượu
vỏ cây nứt một loài hoa vô sắc
tôi lạc vào miền vô vi
bài diễn văn cuốn theo lớp lá khô
người say rượu uống nhựa thông nằm chết tình cờ
đêm sửa soạn bài ngụ ngôn của người đãng trí
lá từ giã cành cây làm lễ đọc kinh
người con gái lặng yên xem chúc thư
bó hoa tôi mang đến dòng sông bây giờ đã héo”.
Ngô Kha đã nhìn thấy trước cái chết của mình như vậy đó. Nhưng anh không lùi bước, không trốn chạy. Anh bình thản đón nhận cái chết từ những kẻ giết người hèn nhát và giấu mặt. Đúng như cách Lorca đón nhận cái chết của mình từ lũ sát nhân phát xít.
Vì sao lại là thơ siêu thực ?
Có lẽ vì thơ siêu thực “đột nhập” được vào những khoảng bất chợt trong tâm hồn sâu thẳm con người, với những hình ảnh mờ chồng tự động và nhiều khi sẫm tối, nó phát hiện cho ta thấy sự phong phú nhiều khi đáng kinh ngạc của đời sống nội tâm một con người, ở đây là một thi sĩ. Thơ siêu thực không dễ làm, và dĩ nhiên, khó hay, nhưng khi đã thành công, thì nó vụt sáng. Đó cũng là phần không thể thiếu được trong thơ ca hiện đại. Khi chọn hình thức thơ siêu thực, một trí thức tranh đấu can trường như Ngô Kha đã chọn cho mình một phương thức biểu đạt không trực tiếp. Thơ Ngô Kha không làm khẩu hiệu xuống đường như thơ Trần Quang Long, nhưng nó cần thiết biết bao cho tâm hồn con người đương đại. Ngay trong cuộc chiến đấu, con người vẫn là một sinh thể vô cùng phức hợp, và thơ siêu thực cũng là một trong những nhu cầu tinh thần của con người.
Trong cuộc kháng chiến vì Độc lập - Tự do của dân tộc ta, đã xuất hiện nhiều dạng thơ yêu nước, và mỗi dạng thơ đều có đóng góp riêng của mình vào cuộc tranh đấu ấy. Vui mừng biết bao, khi trong dòng thơ lớn ấy, có thơ siêu thực của nhà thơ - liệt sĩ Ngô Kha. Anh chính là một F.G.Lorca của Việt Nam, với cây đàn lya và bài ca lãng đãng trên con đường đơn độc về một miền xa thẳm nào.
Tôi yêu Lorca. Tôi yêu Ngô Kha. Những nhà thơ quí hiếm như luôn sống mãi trong tâm hồn dân tộc mình, trong hành trình về tương lai của đất nước mình. Những kẻ sát nhân luôn bị quên lãng, bị lịch sử bỏ qua. Còn những nhà thơ - liệt sĩ thì luôn được tưởng nhớ bởi nhiều thế hệ.
Theo Thanh Thảo - TTH
Sáng thứ bảy 11-7, tại Nhã Nam Books N’ Coffee Sài Gòn (24A, đường D5, P.25, Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh), Nhã Nam tổ chức cuộc tọa đàm về cảm thức thẩm mỹ trong văn học Nhật Bản.
Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Đào Trọng Khánh thường được biết đến trong vai trò đạo diễn, nhà sản xuất hàng đầu của nền điện ảnh tài liệu Việt Nam. Ở tuổi 80, ông gây bất ngờ cho đồng nghiệp, công chúng khi vừa ra mắt cuốn sách Đất và người do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Tác phẩm tập hợp bài viết, hình ảnh và tư liệu lịch sử được ông tích lũy suốt hành trình làm phim cách đây đã 50 năm.
Người ta bàn nhiều về trường ca với phẩm tính trường hơi, trường sức, cảm hứng hùng tráng gắn với các sự kiện trọng đại của cộng đồng, quốc gia dân tộc. Nếu từ góc độ ấy, đặt vào lịch sử Việt Nam, có cảm giác rằng, đây là nguồn mạch sẽ sản sinh những trường ca bất hủ.
Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình không phải là một cái tên xa lạ của văn chương. Dù khiêm tốn nói rằng mình không phải là nhà văn, nhưng với 16 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có 12 tác phẩm dành cho thiếu nhi, chị xứng đáng có một vị trí trong giới, đặc biệt là trong “địa hạt” văn học thiếu nhi.
Tuyển thơ “Biển bắt đầu từ sóng” (NXB Đà Nẵng, 2020) tập hợp sáng tác của 108 tác giả do nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn TP Đà Nẵng chủ biên ra mắt trong tháng 5 như một món quà thơ ca đa thanh, lấp lánh.
Trong sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Tô Hoài giữ một vị trí đặc biệt.
Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 và hè 2020, NXB Văn học giới thiệu bộ ba tiểu thuyết thiếu nhi Từ giã tuổi thơ, Những ngày lưu lạc và Đảo đá kỳ lạ của nhà văn kháng chiến Nguyễn Minh Châu.
“Đoản khúc chiều phù dung” (NXB Trẻ) là tập sách thứ năm của nhà văn Vũ Văn Song Toàn. Một chút gì đó hơi ma mị, có hơi hướng liêu trai, có sự trải đời và suy ngẫm, như một người kể chuyện nhẩn nha, từng chút từng chút một, Vũ Văn Song Toàn dẫn người đọc đi hết “Đoản khúc chiều phù dung” với một nỗi buồn man mác.
Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Văn hóa - Văn nghệ vừa giới thiệu đến độc giả nhiều tác phẩm đáng chú ý. Các tác phẩm cùng nhắc nhớ bạn đọc hôm nay về một lãnh tụ thiên tài, một tấm gương vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tuy đã đi xa nhưng Người luôn sống mãi trong trái tim của chúng ta.
Nhân dịp Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa giới thiệu đến độc giả bộ sách “Nguyên cứu Hồ Chí Minh- một số công trình tuyển chọn” của PGS, TS Bùi Đình Phong.
“Bác dừng lại cúi đọc những chữ khắc sâu trên đá. Rồi Người hướng tầm mắt nhìn vọng hồi lâu về dải đất Tổ quốc trùng điệp… Bác dừng lại một chút nữa bên một dãy ghế đá thiên nhiên có nhiều hình dạng. Người nhìn sâu vào khoảng đất trời Tổ quốc biết bao đẹp đẽ nhưng đang đầy đau thương.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển quên cuộc sống muộn phiền, thấy thư thái, nhẹ tênh mỗi khi đọc truyện Kim Dung.
Những năm gần đây, trên thị trường sách xuất hiện nhiều cuốn tự truyện. Hầu hết do tác giả tự viết chuyện người thật, việc thật mà bản thân đã trải qua, một số ít do người khác chấp bút.
Nhà văn người Áo Thomas Bernhard (1931 - 1989) lâu nay vẫn được xem là “người khổng lồ hùng mạnh nhất” của văn chương Đức ngữ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự tấn phong ấy khiến cho, dù muốn hay không, Thomas Bernhard sẽ phải trở nên một tác giả đáng chú ý với không ít người đọc Việt Nam, nhất là khi vài tiểu thuyết quan trọng của ông được dịch ra tiếng Việt: “Kẻ thất bại”, “Đốn hạ”, và tác phẩm cuối cùng: “Diệt vong”.
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa xuất bản cuốn sách “Không thể lãng quên” của Thượng tá, nhà báo Trần Hoàng Tiến (Báo Quân đội nhân dân) vào đúng dịp kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” và Câu lạc bộ “Trái tim người lính” tổ chức xuất bản bộ sách quý “Nhật ký thời chiến Việt Nam” của nhiều tác giả do nhà văn, cựu chiến binh Đặng Vương Hưng chủ biên.
Trong hồi ức “Chuyện tôi” (Hồi ức của con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - Nguyễn Huy Thắng) (NXB Văn học), ta càng thấy rõ cảm xúc ấy.
Sau cuộc thi sáng tác Một nửa làm đầy thế giới do Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TP.HCM tổ chức năm 2019, với sự tài trợ chính của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tập truyện ngắn của các cây bút trẻ "Qua những miền yêu" vừa được xuất bản.
Ở tuổi 102, nhà văn hóa Hữu Ngọc vừa cho ra mắt bộ sách mới Cảo thơm lần giở gồm hai quyển với dung lượng gần một ngàn trang. Có thể nói, việc ra mắt sách ở cái tuổi xưa nay hiếm, quả là có một không hai, không chỉ ở Việt Nam mà có lẽ ngay cả trên thế giới.
Tháng 3 năm nay, tên tuổi Vương Hồng Sển trở lại với bạn đọc qua quyển di cảo Chuyện cũ ở Sốc Trăng.