Ngô Đức Tiến và tập thơ “Nước mắt gừng”

14:25 07/04/2009
THẠCH QUỲSuốt đời cần mẫn với công việc, luôn mang tấm lòng canh cánh với thơ, vì thế, ngoài tập “Giọng Nghệ” in riêng và bao lần in chung, nay Ngô Đức Tiến lại cho ra tập thơ này.

Anh làm thơ
Không giống như mẹ như cha
Cuốc cày theo mùa vụ
Thức trắng đêm
Như vạc
Như cò
Lúc lên đồng anh hát vu vơ...
Muốn có vài câu để có thể khiêm tốn tự nhận là “hát vu vơ” thì nhà thơ đã phải “thức trắng đêm như vạc, như cò”. Nghề thơ khắt khe, nghiệt ngã thử thách những tấm lòng tâm huyết.

Thơ Ngô Đức Tiến có vẻ ngoài chân, mộc và giản dị nhưng ẩn chứa bên trong là những tình cảm chân thành. Ngay cả sự giản dị đó cũng nên được nhìn nhận như là những vẻ đẹp đã vượt qua tính trang sức, hoa mỹ của ngôn từ.
Con gái làng Nồi
Tháng ngày Bộng Vẹo
Bộng Vẹo là một danh từ riêng, tên một vùng đất. Nhưng, dưới ngòi bút của Ngô Đức Tiến bỗng nhiên hai từ đó biến thành một hình dung từ rất ám ảnh, khơi gợi về dáng nét thân thể của những cô gái lao động bùn đất ở vùng quê này. Tại sao có phép biến hoá đó? Truy nguyên ra thì cũng ở tấm lòng của nhà thơ. Nhà thơ yêu mến và cảm thông với những người lao động nên từ ngữ trong thơ mới có phép liên tưởng và biến hoá tự nhiên như vậy. Tôi không nói đấy là câu thơ hay mà chỉ muốn lưu ý bạn đọc về cái vẻ bề ngoài và cái ẩn chứa bên trong khi tiếp xúc với thơ Ngô Đức Tiến. Ngoài ra, sự liên tưởng trong thơ Ngô Đức Tiến có nhiều cái khác lạ, có thể nói là mới mẻ, táo bạo.
Nồi đất thì tròn
Vồng ngực em bên đầy bên lép

Sau khi viết “Bên đầy giành cho con” thì khá bất ngờ, anh viết tiếp: “Bên lép để cho chồng”.
Nhưng bất ngờ hơn là hai câu này:
Ai chưa chồng
Để thiên hạ nhìn nghiêng
Vậy là vồng ngực phụ nữ ngoài những giá trị tất yếu cho chồng, cho con, Ngô Đức Tiến còn đẩy sự việc đến một giá trị khác. Đó là món quà của thượng đế đầy đặn vẻ đẹp trong mắt nhìn nghiêng của tất cả mọi người. Vồng ngực phụ nữ đã “lên ngôi” trong mắt nhìn và trong thơ Ngô Đức Tiến.

Đã từng là một giáo viên dạy văn, sau đó Ngô Đức Tiến đi làm nhiệm vụ giáo dục ở chiến trường B theo tiếng gọi của đất nước. Đến ngày thống nhất, anh trở về quê hương và tiếp tục gắn bó sâu đậm với mảnh đất, con người nơi anh đã sinh ra và lớn lên. Hiểu đất, hiểu người bởi trách nhiệm. Thương đất, thương người bởi tấm lòng. Những tên làng, tên phố, tên núi, tên sông trong thơ anh luôn hiện lên thân thương, gần gũi và đằm thắm biết bao:
Ai cũng có sông Bùng xanh trong mắt
Có sông Bùng chấp chới cánh cò bay

Tôi gặp trong thơ anh đất “Đông Yên nhị huyện” những kẻ Gám, kẻ Găng, kẻ Vĩnh, kẻ Cuồi, kẻ Vạn... Những “Đường 38 mặn mòi hai chiều gió” những “Tiếng còi thổn thức một đêm Sy”. Tôi từng yêu tiếng còi tàu trong đêm khuya ở những ga lẻ, phố huyện từng được tái hiện trong truyện ngắn của Thạch Lam. Nay lại gặp một phố huyện đang được hình thành trong thời đại mới, cơ chế mới.
Nhà cao tầng thấp thoáng bóng tre xanh
Mảnh ruộng chia đôi
Người quạt Nhật, quạt Tàu
Người quạt mo phe phẩy gió
Người viết sách soạn bài bên ngọn đèn hạt đỗ
Người bia rượu xập xình dưới ánh điện nê-ông

Cái luộm thuộm buổi đầu ấy sao mà đáng yêu thế! Phải chăng đằng sau cái sự luộm thuộm ấy là cả một thế giới rộng mở hứa hẹn cả tương lai sáng sủa cho con đường phát triển của một vùng đất, một phố huyện? Tôi tin những ghi chép sinh động về cái buổi đầu thức giấc trở mình của vùng đất sẽ là những tư liệu quý đáng giữ lại cho người đọc về sau. Và thơ Ngô Đức Tiến có nhiều những ghi chép như thế.

Nhớ lại một ngày ở Huế - Festival thơ Huế - Ngô Đức Tiến mang đến cho bạn bè một can rượu trắng. Tôi gọi đêm ấy là “đêm rượu nếp Yên Thành và thơ Huế”. Anh Tiến ít nói. Anh chưa bao giờ là chủ hội tao đàn nhưng luôn là người trong cuộc.
Những gì lặn vào thơ
Là điều không thể nói
Chuyện nghĩa tình chắp nối...
Ta uống và ta say
Men lòng thời trẻ dại
Bây giờ dù xa ngái
Thôi đừng trách chi nhau
Hạnh phúc và khổ đau
Lại tìm về kỷ niệm
Lại tìm trong sâu thẳm
Những mất còn trong nhau...

Đúng thế, những gì lặn vào thơ là điều không dễ nói. Những gì thơ anh Tiến có sẽ ở lại trong lòng bạn đọc. Với tình cảm chân thành, xin lấy câu thơ của anh để mừng anh nhân dịp tập thơ Nước mắt gừng ra mắt bạn đọc.
Trong lành mạch nước giếng khơi
Và long lanh một khoảng trời tháng giêng
Vinh, tháng 1/2005
T.Q
(199/09-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐẶNG TIẾN    

    Đầu đề này mượn nguyên một câu thơ Nguyễn Đình Thi, thích nghi cho một bài báo Xuân lấy hạnh phúc làm đối tượng.

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • LƯƠNG THÌN

    Có những cuốn sách khi đọc ta như được dẫn dắt vào một thế giới huyền bí của tâm hồn, trái tim và khơi dậy lên bao khát khao mơ ước. Làm dâu nước Pháp của nữ nhà văn Hiệu Constant (Lê Thị Hiệu, Nxb. Phụ Nữ, 2014) là một cuốn tự truyện như thế.

  • VƯƠNG TRỌNG

    Thật khó xác định chính xác thời gian Nguyễn Du ở Phú Xuân, nhưng trước khi ra làm quan dưới triều Gia Long, Nguyễn Du chỉ đến Phú Xuân một lần vào năm 1793, khi nhà thơ vào thăm người anh là Nguyễn Nễ đang coi văn thư ở Cơ mật viện, điều này chúng ta biết được từ bài thơ của Nguyễn Nễ nhan đề “Tống Tố Như đệ tự Phú Xuân kinh Bắc thành hoàn” (Tiễn em trai Tố Như từ Phú Xuân trở về Bắc).

  • NHỤY NGUYÊN  

    Con người khá trầm tĩnh Lê Huỳnh Lâm không thuộc típ quan hệ rộng. Những ai đến với anh và anh tìm đến (dẫu chỉ thông qua tác phẩm) rồi in đậm dấu ấn phần nhiều lớn tuổi; là một sự thận trọng nhất định.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNG

    Với ý thức đi tìm cái mới, cái đẹp, hơn 30 năm qua, Hứa Vĩnh Sước - Y Phương lặng lẽ thử nghiệm, không ngừng lao động sáng tạo, miệt mài làm “phu chữ” để ngoài một tập kịch, bảy tập thơ, ba tập tản văn, anh đã bổ sung vào văn nghiệp của mình hai trường ca đầy ấn tượng, đó là Chín tháng (1998) và Đò trăng (2009).

  • THÁI KIM LAN

    Thường khi đọc một tác phẩm, người đọc có thói quen đọc nó qua lăng kính định kiến của chính mình, như khi tôi cầm tập thơ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ của Phan Lệ Dung và lướt qua tựa đề.
     

  • HOÀI NAM

    Nguyễn Du (1765 - 1820) là một trong số những nhà thơ lớn, lớn nhất, của lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Đó là điều không cần phải bàn cãi.

  • ĐỖ LAI THÚY   

    Trước khi tầng lớp trí thức Tây học bản địa hình thành vào đầu những năm 30 thế kỷ trước, thì đã có nhiều thanh niên Việt Nam sang Pháp du học.

  • TRẦN NHUẬN MINH   

    Truyện Kiều, bản thánh kinh của tâm hồn tôi. Tôi đã nói câu ấy, khi nhà thơ, nhà phê bình văn học Canada Nguyễn Đức Tùng, hỏi tôi đã chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất tác phẩm nào của nhà thơ nào, trong toàn bộ sáng tác hơn 50 năm cầm bút của tôi, in trong tập sách Đối thoại văn chương (Nxb. Tri Thức, 2012).

  • YẾN THANH   

    “vùi vào tro kỷ niệm tàn phai
    ngọn lửa phù du mách bảo
    vui buồn tương hợp cùng đau”

                     (Hồ Thế Hà)

  • Sự hưởng ứng của công chúng thời bấy giờ đối với Cô Tư Hồng* của Đào Trinh Nhất, bất chấp những giai thoại xung quanh cô chủ yếu được thêu dệt nên bởi những định kiến đạo đức có phần khắc nghiệt, cho thấy sự chuyển biến rất nhanh trong nhận thức của đại chúng, hệ quy chiếu của đạo đức truyền thống, cho dù được bảo đảm bởi những bậc danh nho, đã không còn gây áp lực đối với tầng lớp thị dân mới.

  • NGÔ THẢO

    Việc lùi dần thời gian Đại hội, và chuẩn bị cho nó là sự xuất hiện hàng loạt bài phê bình lý luận của khá nhiều cây bút xây dựng sự nghiệp trên cảm hứng thường trực cảnh giác với mọi tác phẩm mới, một lần nữa lại đầy tự tin bộc lộ tinh thần cảnh giác của họ, bất chấp công cuộc đổi mới có phạm vi toàn cầu đã tràn vào đất nước ta, đang làm cho lớp trẻ mất dần đi niềm hào hứng theo dõi Đại hội.

  • Tiểu thuyết "Sống mòn" và tập truyện ngắn "Đôi mắt" được xuất bản trở lại nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhà văn (1915 - 2015).

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Tôi gọi đó là nợ. Món nợ của hòn sỏi nhỏ Triệu Từ Truyền, trót mang trên người giọt nước mắt ta bà của văn chương.

  • NGÔ MINH

    Nhà thơ Mai Văn Hoan vừa cho ra mắt tập thơ mới Quân vương &Thiếp (Nxb. Thuận Hóa, 6/2015). Đây là tập “thơ đối đáp” giữa hai người đồng tác giả Mai Văn Hoan - Lãng Du.

  • DƯƠNG HOÀNG HẠNH NGUYÊN

    Nhà văn Khương Nhung tên thật là Lu Jiamin. Cùng với sự ra đời của Tôtem sói, tên tuổi ông đã được cả văn đàn thế giới chú ý.

  • NGUYỄN HIỆP

    Thường tôi đọc một quyển sách không để ý đến lời giới thiệu, nhưng thú thật, lời dẫn trên trang đầu quyển tiểu thuyết Đường vắng(1) này giúp tôi quyết định đọc nó trước những quyển sách khác trong ngăn sách mới của mình.

  • Hà Nội lầm than của Trọng Lang đương nhiên khác với Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam. Sự khác biệt ấy không mang lại một vị trí văn học sử đáng kể cho Trọng Lang trong hệ thống sách giáo khoa, giáo trình văn chương khi đề cập đến các cây bút phóng sự có thành tựu giai đoạn 1930 – 1945. Dường như người ta đã phớt lờ Trọng Lang và vì thế, trong trí nhớ và sự tìm đọc của công chúng hiện nay, Trọng Lang khá mờ nhạt.