Ngô Đình Hải NGỬA (*)

08:04 20/09/2017

VŨ TRỌNG QUANG

Câu chuyện của những ngôi thứ ba: Cây cột điện: biểu trưng của Hắn, nhân vật trung tâm có thể là ngôi thứ nhất; Chàng & người tình vuột mất; Gã nhà thơ say xỉn & tờ báo; sau nữa là Nàng, cô gái điếm về chiều.

Ngửa: một bức tranh hiện thực bầy nhầy thu nhỏ có sức sống đời sống, đáng được cảm thông. Những lá bài Ngửa trong quân bài xì phé đã được phơi bày trần trụi, không cần xem giá trị lá bài sấp giấu giếm, mà thật ra sấp hay Ngửa cũng chỉ là định nghĩa cho một tư thế đổi thế.

Chàng thất tình thất bại khắc lên Hắn (cây cột điện) chữ Hận, như Hận đời đen bạc hận kẻ bạc tình.

Gã nhà thơ nát rượu ói mửa phóng vào người Hắn và tờ báo ném xuống cột đèn ướt sũng nước thải. Rồi chó hoang và rác rưởi những mùi xú uế.

Nàng: cô gái điếm mạt hạng hết thời đón khách nép mình bên bóng tối Hắn, bóng tối mà những người ngoài sáng cho rằng bóng tối toa rập với tội lỗi. Những đồng tiền ít ỏi của Gã nhà thơ mua cuộc làm tình chóng vánh với Nàng về chiều bên Hắn nghiêng nghiêng về chiều không còn chức năng thắp sáng nhưng còn giá trị bóng tối. Nàng về chiều không có chỗ tương đối tử tế cho ngửa (hay sấp) mây mưa, không một chỗ có giường chiếu để vừa bán cái cho người mua vui vừa ung dung ca sáu câu vọng cổ muồi mẫn.

Tờ báo cũng là nhân vật, nhòa chữ tiến đến không còn chữ, bị vứt bỏ không thương tiếc, tờ báo đã chết, thời của nói dối đã chết, chỉ chờ ngày phục sinh đúng nghĩa.

Cuộc hành trình của Ngửa được bao quanh:

Bởi đối thoại chị chị em em trong Bụi đường: chú có biết mát-xa không, dạ không! mát gần thì biết.

Bởi Chó: Tình cảm của Chó và Người, với hình ảnh chẳng đặng đừng, nhấn chìm cái bao bố có chó Đen trong ấy, thương xót.

Bởi Lâm Toilet: Cuộc ân ái vụng trộm của vợ và kẻ dưới quyền trong toilet trước thân thể trần truồng và đôi mắt ngỡ ngàng chết lặng của người chồng háo hức mở cửa bước vào.

Bởi Hoàn Thi Sĩ: Quán nhậu Núi Đôi của tay chủ có cô vợ cố tình khom xuống rót bia hở núi đôi khuyến mại hấp dẫn lưu linh. Và thơ đặt hàng, nào văn tế, cưới hỏi, tung hê, tang lễ, hiếu hỉ, thơ tán gái…

Bởi Thôi bỏ đi! Bi kịch của lão Hết, buông tay rơi xuống dòng sông mang theo câu nói cuối cùng "Mén ơi! Thôi, bỏ đi…" Chuyện của ông Hết làm liên tưởng đến cuộc tình bất thành của Thôi với em Hết ở phố Vĩnh:

Thôi bây giờ chia tay em nghe Hết
Hết thương Hết nhớ Thôi tình si

Cơm đường cháo chợ, vợ… người ta: Cái quán nhỏ bên đường của nữ chủ quán, mở cửa lòng làm vợ với bọn lái xe đường dài ham hố, không như nàng Kiều bị bắt buộc sống làm vợ khắp người ta, nhưng sự đồng thuận ê chề làm sao. Ôi! Những mảnh đời thương cảm…

Tập hợp toàn cảnh hỉ nộ ái ố cười ra nước mắt phơi bày trước mắt người đàn ông: Tác giả ngoài sáu mươi từng trải mỉm chi xót xa buốt nhức.

Một chút châm biếm nhiễu nhại trong sự nghiêm túc hư cấu như đời sống, những sự thật xô bồ được mô tả trần trùi trụi, không tuyên ngôn tuyên bố toan tính gì, chỉ muốn một điều đơn giản: bày tỏ.

Một ngày nào đó chữ của Ngửa cạn dần chăng, ý của Ngửa hao mòn chăng, nhưng đam mê của Ngửa vẫn như mũi tên mãi mãi trên đường bay phóng tới. Ngửa vẫn Ngửa thường trực hướng đến đường bay vừa khóc vừa cười trên bề mặt mọi ngóc ngách va chạm hiện thực trần ai. Vectơ Ngô Đình Hải đang tịnh tiến bay như thế.

V.T.Q

-----------------
(*) Ngửa, tập truyện của Ngô Đình Hải, Nhà xuất bản Hội nhà văn, quí III/2017   




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Ngày 26-12, chương trình giới thiệu các ấn phẩm đạt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật (VHNT) TPHCM 5 năm lần II (2012 - 2017) đã diễn ra tại TPHCM, nhiều tác phẩm có giá trị đã được xướng tên, có điều, với việc được dán nhãn “sách không bán”, chưa biết tác phẩm sẽ đến với độc giả như thế nào?

  • Nhà xuất bản Văn học và bạn bè, người thân, những người yêu mến tác giả Nguyễn Trọng Tạo - người nghệ sĩ tài hoa này vừa hoàn thành và ra mắt Nguyễn Trọng Tạo - tuyển tập. Bộ sách được giới thiệu tới công chúng trước ngày giỗ đầu của ông được xem như một ném tâm hương thành kính dành để tri ân tới người nghệ sĩ tác giả “Khúc hát sông quê”.

  • Mới đây, Ban chấp hành Hội Nhà văn TPHCM vừa công bố Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM năm 2019. Theo đó, có 4 tác phẩm được nhận giải thưởng và tặng thưởng trong năm nay.

  • Chiều ngày 17/12, tọa đàm ra mắt tiểu thuyết Cô độc của nhà văn Uông Triều diễn ra tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4 Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tọa đàm với chủ đề Cuộc hành hương của chữ, đã thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình văn học đến dự và phát biểu ý kiến.

  • Tập thơ “Phút rành rang sống chậm” (NXB Hội Nhà văn, 2019) của nhà thơ, TS Nguyễn Trọng Hoàn (Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào đạo) có 184 bài thì hai phần ba số ấy nói đến hành vi đi và hình ảnh con đường. Ngay tại lời đề từ và bài Đề dẫn đặt đầu sách, tác giả đã viết: Ý nghĩ ăn phải bùa thiên di/ Anh đi mãi đến giờ không kịp nghĩ.

  • Sáng 12/12/2019, tại 58 Quán Sứ, Hà Nội, Ban Văn hoc - Nghệ thuật (V0V6) Đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức buổi toạ đàm giới thiệu tiểu thuyết lịch sửĐường về Thăng Long của nhà văn Nguyễn Thế Quang.

  • Hãy cùng trở lại quá khứ, nghe câu chuyện có thật mà như cổ tích, để cảm nhận về một tình bạn đầy xúc động. Tình bạn giữa đôi voi Xung và Cung. Tình bạn giữa hai dân tộc Việt Nam - Liên Xô ngày ấy, Việt Nam - Liên bang Nga bây giờ.

  • Trong hội thảo do Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Bùi Hiển, cùng với những đánh giá và đề xuất nhận định thêm, rõ hơn về người cầm bút cần mẫn, bám sát đời sống người dân lao động, còn có những chia sẻ thân thiết về một bạn văn đáng kính của nhiều nhà văn.

  • Khoa Viết văn - Báo chí (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du) Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. 

  • Nhằm đúng ngày sinh nhật của nhà thơ Thanh Tùng, đông đảo văn nghệ sĩ đã tề tựu tại Hội Nhà văn Việt Nam để cùng trò chuyện về tài thơ cũng như cuộc đời ông, trong khuôn khổ hội thảo “Thanh Tùng – còn đây một thời hoa đỏ”. 

  • Sáng 13-11, Hội nghị viết văn trẻ Hà Nội lần thứ III được tổ chức tại Ninh Bình. Nhiều nỗi trăn trở của người viết trẻ được nêu ra, song vẫn thiếu những giải pháp thiết thực được kiến nghị, đưa ra bàn thảo. Hơn lúc nào hết, người viết trẻ rất cần sự chung tay để phát triển tài năng, sáng tạo, vì sự phát triển văn hóa Thủ đô.

  • Kỉ niệm 84 năm ngày sinh nhà thơ Thanh Tùng (7/11/1935 - 12/9/2017), sáng ngày 7/11/2019, tại 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng tổ chức Hội thảo “Thơ Thanh Tùng - còn đây một thời hoa đỏ”.

     

  • Nhìn lại gần 100 năm qua, kể từ khi Thơ mới có những manh nha trên báo chí đến thời điểm hiện tại, có thể liệt hàng nghìn bài viết, công trình tập trung vào mọi khía cạnh của Thơ mới.

  • Tôi đọc nhiều bài thơ trong tập thơ “Biên bản thặng dư” (NXB Hội Nhà Văn 9/2019) đầy ấn tượng của nhà thơ Phùng Hiệu. Chủ lưu trong mạch trữ tình của anh là ánh nhìn tinh khôi về tình yêu, tình đời.

  • Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CH Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery, vừa trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật cho nhà văn Ngô Tự Lập. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế “ Franconomics” được tổ chức tại L’Espace.

  • Ba mươi năm làm vợ làm mẹ, ba mươi năm làm báo viết văn đã đem lại cho nhà văn Y Ban nhiều trải nghiệm.

  • “Văn Nguyễn Minh Châu cho thấy nhiều hành trình, nhưng hành trình khiến tôi nhớ nhất là từ “Dấu chân người lính” (1972) đến “Lửa từ những ngôi nhà” (1977), vắt ngang thời điểm 1975, từ chiến tranh về hòa bình, từ chiến trường về hậu phương, nhưng là một hậu phương vẫn tiếp tục là chiến trường trong đời thường không khói súng. Có thể nói chất đời tràn trề, thấm đẫm trong văn Nguyễn Minh Châu” - GS. Phong Lê chia sẻ tại hội thảo “Nguyễn Minh Châu và tiến trình đổi mới văn học” nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà văn.

  • “Châu - Chút tạ tình tri âm” của tác giả Thanh Thủy là cuốn bút ký viết về cuộc đời và sự nghiệp của người nghệ sĩ tài danh - NSƯT Mỹ Châu.

  • Bước ra từ chiến trường với 10 năm làm lính đặc công đã góp phần tạo nên tên tuổi của nhà văn viết về chiến tranh Việt Nam - Chu Lai. Hàng chục tác phẩm ra đời đã được đông đảo độc giả đón nhận nhưng chưa khi nào ông ngừng suy ngẫm và trăn trở. “Khi nào tôi còn neo vào hơi thở cần lao, còn hết lòng yêu thương con người, tôi còn tạo cho nhịp điệu trái tim mình”.

  • Không hoa lệ như trong những dòng văn của Thạch Lam, cũng không lãng mạn tình tứ như câu hát “sương giăng Hồ Tây trắng”... Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, hiện ra trong ký ức của tác giả Trung Sỹ rất khác.