VŨ TRỌNG QUANG
Câu chuyện của những ngôi thứ ba: Cây cột điện: biểu trưng của Hắn, nhân vật trung tâm có thể là ngôi thứ nhất; Chàng & người tình vuột mất; Gã nhà thơ say xỉn & tờ báo; sau nữa là Nàng, cô gái điếm về chiều.
Ngửa: một bức tranh hiện thực bầy nhầy thu nhỏ có sức sống đời sống, đáng được cảm thông. Những lá bài Ngửa trong quân bài xì phé đã được phơi bày trần trụi, không cần xem giá trị lá bài sấp giấu giếm, mà thật ra sấp hay Ngửa cũng chỉ là định nghĩa cho một tư thế đổi thế.
Chàng thất tình thất bại khắc lên Hắn (cây cột điện) chữ Hận, như Hận đời đen bạc hận kẻ bạc tình.
Gã nhà thơ nát rượu ói mửa phóng vào người Hắn và tờ báo ném xuống cột đèn ướt sũng nước thải. Rồi chó hoang và rác rưởi những mùi xú uế.
Nàng: cô gái điếm mạt hạng hết thời đón khách nép mình bên bóng tối Hắn, bóng tối mà những người ngoài sáng cho rằng bóng tối toa rập với tội lỗi. Những đồng tiền ít ỏi của Gã nhà thơ mua cuộc làm tình chóng vánh với Nàng về chiều bên Hắn nghiêng nghiêng về chiều không còn chức năng thắp sáng nhưng còn giá trị bóng tối. Nàng về chiều không có chỗ tương đối tử tế cho ngửa (hay sấp) mây mưa, không một chỗ có giường chiếu để vừa bán cái cho người mua vui vừa ung dung ca sáu câu vọng cổ muồi mẫn.
Tờ báo cũng là nhân vật, nhòa chữ tiến đến không còn chữ, bị vứt bỏ không thương tiếc, tờ báo đã chết, thời của nói dối đã chết, chỉ chờ ngày phục sinh đúng nghĩa.
Cuộc hành trình của Ngửa được bao quanh:
Bởi đối thoại chị chị em em trong Bụi đường: chú có biết mát-xa không, dạ không! mát gần thì biết.
Bởi Chó: Tình cảm của Chó và Người, với hình ảnh chẳng đặng đừng, nhấn chìm cái bao bố có chó Đen trong ấy, thương xót.
Bởi Lâm Toilet: Cuộc ân ái vụng trộm của vợ và kẻ dưới quyền trong toilet trước thân thể trần truồng và đôi mắt ngỡ ngàng chết lặng của người chồng háo hức mở cửa bước vào.
Bởi Hoàn Thi Sĩ: Quán nhậu Núi Đôi của tay chủ có cô vợ cố tình khom xuống rót bia hở núi đôi khuyến mại hấp dẫn lưu linh. Và thơ đặt hàng, nào văn tế, cưới hỏi, tung hê, tang lễ, hiếu hỉ, thơ tán gái…
Bởi Thôi bỏ đi! Bi kịch của lão Hết, buông tay rơi xuống dòng sông mang theo câu nói cuối cùng "Mén ơi! Thôi, bỏ đi…" Chuyện của ông Hết làm liên tưởng đến cuộc tình bất thành của Thôi với em Hết ở phố Vĩnh:
Thôi bây giờ chia tay em nghe Hết
Hết thương Hết nhớ Thôi tình si
Cơm đường cháo chợ, vợ… người ta: Cái quán nhỏ bên đường của nữ chủ quán, mở cửa lòng làm vợ với bọn lái xe đường dài ham hố, không như nàng Kiều bị bắt buộc sống làm vợ khắp người ta, nhưng sự đồng thuận ê chề làm sao. Ôi! Những mảnh đời thương cảm…
Tập hợp toàn cảnh hỉ nộ ái ố cười ra nước mắt phơi bày trước mắt người đàn ông: Tác giả ngoài sáu mươi từng trải mỉm chi xót xa buốt nhức.
Một chút châm biếm nhiễu nhại trong sự nghiêm túc hư cấu như đời sống, những sự thật xô bồ được mô tả trần trùi trụi, không tuyên ngôn tuyên bố toan tính gì, chỉ muốn một điều đơn giản: bày tỏ.
Một ngày nào đó chữ của Ngửa cạn dần chăng, ý của Ngửa hao mòn chăng, nhưng đam mê của Ngửa vẫn như mũi tên mãi mãi trên đường bay phóng tới. Ngửa vẫn Ngửa thường trực hướng đến đường bay vừa khóc vừa cười trên bề mặt mọi ngóc ngách va chạm hiện thực trần ai. Vectơ Ngô Đình Hải đang tịnh tiến bay như thế.
V.T.Q
-----------------
(*) Ngửa, tập truyện của Ngô Đình Hải, Nhà xuất bản Hội nhà văn, quí III/2017
Sống ở nhiều nơi, trải nghiệm nhiều nền văn hóa, các trang viết của nhà văn Pháp gốc Việt Thuận không chỉ dừng lại ở vấn đề quê hương hay hiện thực nơi đang sống.
Ở sách mới, Phan Triều Hải nhớ về thành phố gắn chặt với ký ức tuổi thơ, còn Du Tử Lê hoài niệm những thanh âm của phòng trà xưa.
Những quê hương trên trái đất này đều là nhỏ bé như những dấu chấm trên bản đồ, nhưng trong tim mỗi người, chúng mãi thôi thúc họ tìm về những kỷ niệm ấu thơ, về gia đình, về tình yêu đầu đời. Đó là những câu chuyện được chia sẻ tại buổi giao lưu giới thiệu sách “Những quê hương bé nhỏ: Congo, Burundi, Thuỵ Sĩ và Việt Nam” tối ngày 18/7, tại Hà Nội.
Từng bùng phát mạnh mẽ vào khoảng cuối năm 2015 đến 2016, năm 2017 bắt đầu suy thoái, nhưng bất ngờ, vào những ngày giữa năm 2018, hai đề tài du ký và lịch sử bất chợt trở lại thị trường sách trong nước.
Chưa bao giờ văn học trẻ lại vươn mình mạnh mẽ, trong đó phần nhiều là những cây bút trẻ với những cuốn sách tản mạn, tùy bút, tản văn, truyện ngắn. Nhiều tác giả trẻ rất có ý thức xây dựng hình ảnh cá nhân, duy trì sức nóng tên tuổi của mình và những cuốn sách.
Năm nay, thi sĩ Phan Vũ đã bước qua tuổi 92, và là nhân vật cao niên nhất trong làng thơ còn tại thế. Thi sĩ Phan Vũ tài hoa và đào hoa, nên sự thăng trầm của cuộc đời ông gần như không tránh khỏi.
Đọc sách của Bùi Nguyễn Trường Kiên, bạn đọc thấy rất nhiều bi kịch cuộc đời, các nhân vật chính hoặc là trẻ mồ côi, hoặc là những đứa bé bị bỏ rơi, thậm chí ngay cả các nhân vật phụ hoàn cảnh cũng không khá hơn.
Nhân dịp ngày Gia đình Việt Nam 28/6, cuốn sách Cùng con đi qua tuổi teen của hai tác giả Chu Hồng Vân và Vũ Thu Hà được ra mắt. Cuốn sách Cùng con đi qua tuổi teen tập hợp những câu chuyện chân thực, những tình huống sinh động mà cha mẹ nào hẳn cũng từng thấy mình phải đối mặt.
"Trở về từ cõi sáng", "Mật mã sự sống", "Trải nghiệm cận tử" góp phần để độc giả khám phá ý nghĩa cuộc sống.
Trong những năm trở lại đây, tự truyện – một trào lưu không mới nhưng vẫn bùng lên như một “cơn lốc” và được nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng ưa chuộng. Cùng với những thông điệp khác nhau mà mỗi cuốn tự truyện đem lại cho bản thân người viết và các độc giả, không ít cuốn lại như “con dao hai lưỡi” kéo theo những scandal ồn ào to nhỏ, khiến những người được nhắc tên trong sách tổn thương, khiến độc giả thất vọng, bị “sốc”...
Lễ trao Giải thưởng Văn học sông Mekong lần thứ 9 được Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trang trọng ngày 15/6, tại Hà Nội.
Tác giả Lê Bá Thự tái hiện cuộc sống quê ông ở thế kỷ trước với cảnh bắt tôm, bắt cá, làm ruộng, chăn trâu...
Trong lịch sử dân tộc Việt, bên cạnh các bậc anh hùng, tráng sĩ, không thể không nhớ đến Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân, Học sĩ Nguyễn Thị Lộ...
Tiểu thuyết tâm lý xã hội đầu tiên của văn đàn Việt Nam thế kỷ 20 từng một thời gây tranh cãi về giá trị thuần phong mỹ tục.
"Thần thoại Hy Lạp", "Một nhận thức về văn hóa Việt Nam" là hai trong ba tác phẩm sẽ ra mắt độc giả vào cuối tháng 5.
Người xưa có câu rất thấu lý: “Khôn văn điếu, dại văn bia”, tôi nhớ đại khái, không hiểu có sai chữ nào không.
12 truyện ngắn được viết từ Torino (Italy), trong niềm hoài cảm về Sài Gòn - nơi tác giả sinh ra và lớn lên.
Vào mùa hè năm nay, Nhà xuất bản Phụ nữ xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bộ tiểu thuyết “Thiên nhạc” của nữ tác giả Trường An - một áng văn độc đáo thấm đẫm tinh thần Phật giáo của nước nhà.
Thời gian qua, nhiều nhà văn đã mạnh dạn “hoài cổ” với những truyện, tiểu thuyết lịch sử - đề tài thường không dễ, bởi nhìn người xưa, việc xưa qua lăng kính ngày nay, nếu không khéo sẽ có những ý kiến trái chiều.
Ngày 24/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nam Định tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2018).