Nghĩ về ba bộ phận phê bình văn học hiện nay

15:53 05/04/2010
TRẦN ĐÌNH SỬTrong sách Phê bình văn học thế kỷ XX tác giả Giăng Ivơ Tađiê có nói tới ba bộ phận phê bình. Phê bình văn học ta hiện nay chủ yếu cũng có ba bộ phận ấy họp thành: phê bình báo chí, phê bình của các nhà văn nhà thơ và phê bình của các nhà phê bình chuyên nghiệp.

GS Trần Đình Sử - Ảnh: sgtt.com.vn

Phê bình của báo chí có cội nguồn xa xưa là phê bình  miệng, tiến hành trong các phòng khách sang trọng trong nhà trường. Ngày nay phê bình miệng vẫn tiếp tục trong các phòng trà quán cà phê trên lớp học. Sự phát triển của báo chí làm cho lối phê bình miệng có thêm đất dụng võ với các thể loại phỏng vấn, tọa đàm, giao lưu ý kiến ngắn, trao đổi, điểm sách. Chức năng của phê bình miệng và phê bình báo chí là đưa tin, thông báo, nhận định chung, tạo không khí, quảng cáo, bày tỏ quan điểm. Thời gian qua trên văn đàn ta phê bình báo chí là bộ phận phê bình khá sôi động. Sức mạnh của bộ phận phê bình này là có thể tạo ra sự kiện văn học, gây sự, gây dư luận. Ai đó thường có ý nghĩ rằng phê bình hiện giờ im hơi lặng tiếng, vắng vẻ đìu hiu, có thể đúng ở bộ phận phê bình khác, chứ không hoàn toàn đúng với bộ phận này. Ưu điểm của phê bình báo chí là nhanh, nhạy, kịp thời, nhưng nhược điểm đi liền với nó là nhiều khi hời hợt, xô bồ vội vàng, thiếu phân tích sâu sắc, thấu đáo, chín chắn, nhiều khi có tính chất ap đặt. Dung lượng của bài phê bình báo chí cũng thường ngắn, không cho phép trình bày chi tiết. Nhiều cuộc trao đổi đã diễn ra nhưng ít cuộc có đưọc những kết luận có sức thuyết phục. Có những cuộc phải dừng lại nửa chừng. Tuy vậy, với sức mạnh áp đảo, kịp thời, phê bình báo chí đang là bộ phận thu hút sự tham gia ngày càng đông của các cây bút phê bình trong nước: các nhà phê bình chuyên nghiệp, các nhà văn, nhà thơ. Nhìn tổng thể có thể nói phê bình văn học đang được "báo chí hóa" mạnh mẽ. Nếu sự thể này đi tới chỗ phê bình báo chí độc tôn thì không biết nên vui hay nên buồn.

Phê bình nghệ sĩ là phê bình của các nhà văn, nhà thơ. Các nhà văn nhà thơ hay gợi nhớ những tác giả, tác phẩm bị bỏ quên, bàn luận những điều tâm đắc, những câu những chữ gây ấn tượng. Đặc biệt các nhà văn, nhà thơ thường mượn phê bình để thổ lộ tâm sự, trình bày quan niệm và đặc biệt là quan điểm sáng tác, hoài bão văn học. Trước đây các nhà văn Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Nguyễn Minh Châu thường viết những bài như thế. Nay lực lượng các nhà văn nhà thơ viết phê bình cũng rất nhiều, hầu như chẳng ai là không viết, nhưng xu thế báo chí hóa quá mạnh, cho nên bản sắc của phê bình nghệ sĩ ít được bộc lộ đầy đủ. Bây giờ rất hiếm khi thấy các nghệ sĩ bàn về nghề, về thể loại, về ngôn từ, về phong cách. Có nhà văn viết cả một tập chuyện nghề mà chẳng thấy mấy bóng dáng nghề nghiệp, chỉ thấy chuyện đời. Phải chăng nghệ sĩ ngày nay ít suy nghĩ về nghề nghiệp? Một số nhà văn nhà thơ tham gia hàng ngũ phê bình báo chí, và lập tức họ chỉ còn là cây bút báo chí thực thụ, không còn thấy bản sắc phê bình của nghệ sĩ nữa.

Phê bình chuyên nghiệp - đây là nói theo tiêu chí phân loại, chứ nước ta đã có phê bình chuyên nghiệp chưa, có như thế nào lại là câu chuyện khác - tôi muốn nói bộ phận làm phê bình mà không phải nhà báo, cũng không phải là nhà thơ hay nhà văn xuôi - thường phê bình theo tiêu chí khoa học, lấy sự phân tích khách quan làm căn cứ đánh giá, thường vận dụng các thao tác khoa học, các quan điểm lý luận nào đó. Có người gọi đó là loại phê bình "đại học", phê bình "hàn lâm". Các nhà báo thường chê loại phê bình này là nặng nề, dài dòng. Các nhà văn, nhà thơ lại chê loại phê bình này khô khan, ít chất văn, đọc nhức đầu. Có khi họ trách các nhà phê bình quá khen người này, ít chú ý người kia, người yêu kẻ ghét đủ loại. Tuy nhiên dù cho không phải bao giờ cũng được yêu mến, nhưng bộ phận phê bình này thực hiện những chức năng không thể thay thế: một là, nó làm cho toàn bộ văn học (bao gồm cả văn học quá khứ) luôn luôn có được tính hiện thực, tính thời sự. Hai là do am hiểu tác phẩm, tác giả, thời đại một cách toàn diện, do am hiểu các khoa học nhân văn cho nên bộ phận phê bình này có thể cung cấp những cách đánh giá chuẩn xác nhất, có tính nghề nghiệp nhất, khoa học nhất. Như các chuyên gia côn trùng học, những người sưu tầm, nghiên cứu đủ các loại bướm, đắm say với các vẻ đẹp muôn màu của chúng, nhưng khi miêu tả, phân tích, họ không ganh đua vẻ đẹp với lũ bướm, mà cốt nghiên cứu đối tượng một cách chuẩn xác và toàn diện - nhà phê bình chuyên nghiệp không thi thố tài dùng hình ảnh với nhà văn nhà thơ, mà theo đuổi sự chuẩn xác và toàn diện. Tất nhiên đem nhiều thuật ngữ xa lạ, bắt chước để lòe dọa người đọc là một tác phong tầm thường, nhưng sử dụng những thuật ngữ mới mẻ, khoa học một cách thích đáng lại là hết sức cần thiết, nếu muốn bày tỏ một quan niệm phê bình sáng tỏ, mạch lạc. Chính bộ phận phê bình này đánh dấu trình độ phát triển của phê bình văn học theo hướng chuyên nghiệp hóa, tức là trình độ chuyên sâu. Một nền phê bình văn học mà bộ phận phê bình này ít phát triển hoặc phát triển chậm thì khó lòng mà đánh giá cao nền phê bình ấy. Bộ phận phê bình này hiện nay đang thể hiện chủ yếu ở các trường đại học. Cùng với việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nó đang được tập dượt, thể nghiệm. Tuy nhiên có chất lượng cao để phản ánh trên báo chí thì chưa nhiều. Nhiều cây bút vốn làm phê bình chuyên nghiệp nay chuyển sang viết báo hay nghiên cứu văn hóa. Những bài phê bình nghiên cứu đang thưa vắng dần trên các mặt báo và đó là một hiện tượng đáng báo động.

Nhìn chung cả nền phê bình văn học hiện nay đang có xu hướng báo chí hóa mạnh mẽ, các bộ phận  phê bình nghệ sĩ và phê bình chuyên nghiệp đang co lại hay biến dạng. Có một số nhà phê bình đang vươn lên chuyên nghiệp rất có tương lai, nhưng tiếc thay họ lại ít được chú ý. Làm thế nào để điều chỉnh sao cho mỗi bộ phận phê bình được phát triển bình thường, phát huy sở trường, chức năng riêng đang là vấn đề đặt ra cho cả giới văn học chúng ta.

T.Đ.S
(135/05-00)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ QUANG THÁIVăn khảo luận ít khi viết năm Mão như văn nói thông thường, chỉ vì chưa định rõ năm nào trong các năm: Ất Mão, Đinh Mão, Kỷ Mão, Tân Mão, Quý Mão. Cho nên, không thể dịch ra tiếng Anh: “Year of the cat” một cách vô tư lự được. Viết quảng cáo lớn chữ “Xuân Tân Mão, 2011” mà lại dịch một cách tùy tiện như trên hẳn là chưa ổn.

  • NGUYỄN DƯ…Bốn cột lang, nha cắm để chồng/ Ả thì đánh cái, ả còn ngong/ Tế hậu thổ khom khom cật,/ Vái hoàng thiên ngửa ngửa lòng/ Tám bức quần hồng bay phới phới,/ Hai hàng chân ngọc đứng song song./ Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy,/ Cột nhổ đem về để lỗ không.                                 (Cây đánh đu, Hồng Đức quốc âm thi tập)…

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNGTôi mới đọc Xuân Quỳnh gần đây: với tôi, thơ chị ở quá xa. Nhưng càng đọc càng gần lại. Vì chị thường nói về thời gian: Bao mùa thu hoa vẫn vàng như thế/ Chỉ em là đã khác với em xưa

  • LƯƠNG ANMiên Thẩm là một nhà thơ hoàng tộc có tiếng giữa thế kỷ 19. Qua thơ văn ông, chúng ta gặp một con người, tuy bị giai cấp xuất thân hạn chế rất nhiều, song vẫn biểu hiện một ý thức thương dân và một tinh thần lo lắng cho vận mệnh đất nước vốn không phải phổ biến trong tầng lớp nhà nho - trí thức phong kiến lúc bấy giờ.

  • PHONG LÊGiá Bác không đi Trung Quốc? Hoặc giá Bác không bị bọn Tưởng bắt giam? Hoặc nữa, đã có tập thơ, nhưng năm tháng, chiến tranh, cùng bao nhiêu sự cố khiến cho tập thơ không còn về được Viện bảo tàng cách mạng?

  • L.T.S: Bài viết của Trần Đình Sử về đóng góp của thơ Tố Hữu trong việc phát triển thể tài thơ chính trị và khuynh hướng sử thi trong biểu hiện không phải không có nhiều chỗ phải bàn cãi. Tuy nhiên tạp chí vẫn coi đây là một cách tiếp cận mới để khám phá nguồn thơ phong phú của một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Xin giới thiệu bài tiểu luận này để bạn đọc cùng suy nghĩ trao đổi.

  • ĐÔNG HÀVăn chương bắt nguồn từ cuộc sống. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng vậy, mỗi trang viết của anh là một sự khởi nguyên rất chân thật. Không thiên về lối miêu tả nhưng bằng cặp mắt tinh tế sắc sảo của mình, Hoàng Phủ đã “nói” về cuộc sống từ những tinh chất của thiên nhiên và con người Huế đọng lại dưới ngòi bút của anh.

  • VÊ-RA CU-TÊ-SƠ-CHI-CÔ-VAVê-ra Cu-tê-sơ-chi-cô-va là tiến sĩ ngữ văn, giáo sư nghiên cứu ở Học viện Gorki về văn học thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

  • NGUYỄN HOÀN Nhạc Trịnh Công Sơn lâu nay đã “chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả bên ngoài biên giới nữa” (Văn Cao).

  • PHAN NGỌC1- Trong việc nghiên cứu Truyện Kiều, xu hướng xưa nay là đưa ra những nhận xét căn cứ vào cảm thụ thẩm mỹ của mình. Những nhận xét ấy thường là rất tinh tế, hấp dẫn. Nhưng vì quan điểm khảo sát là chỉ phân tích những cảm nghĩ của mình căn cứ đơn thuần vào Truyện Kiều, không áp dụng những thao tác làm việc của khoa học hiện đại, cho nên không tránh khỏi hai nhược điểm:

  • ĐẶNG TIẾNMèo là thành phần của tạo vật, không hệ thuộc loài người, không phải là sở hữu địa phương. Nói Mèo Huế là chuyện vui ngày Tết. Đất Huế, người Huế, tiếng Huế có bản sắc, biết đâu mèo Huế chẳng thừa hưởng ít nhiều phẩm chất của thổ ngơi và gia chủ?

  • TRIỀU NGUYÊNCó nhiều cách phân loại câu đối, thường gặp là ba cách: dựa vào số tiếng và lối đặt câu, dựa vào mục đích sử dụng, và dựa vào phương thức, đặc điểm nghệ thuật. Dựa vào số tiếng và lối đặt câu, câu đối được chia làm ba loại: câu tiểu đối, câu đối thơ, và câu đối phú. Bài viết ngắn này chỉ trình bày một số câu đối thuộc loại câu tiểu đối.

  • KHÁNH PHƯƠNGNăm 2010 khép lại một thập kỷ văn học mang theo những kỳ vọng hơi bị… “lãng mạn”, về biến chuyển và tác phẩm lớn. Nhiều giải thưởng của nhiều cuộc thi kéo dài một vài năm đã có chủ, các giải thưởng thường niên cũng đã… thường như giải thưởng, nhà văn và bạn đọc thân thiết hồ hởi mãn nguyện tái ngộ nhau trên những đầu sách in ra đều đặn… và người thực sự quan tâm đến khía cạnh nghề nghiệp trong đời sống văn chương lại tự hỏi, những sự kiện đang được hoạt náo kia có mang theo trong nó thông tin gì đích thực về thể trạng nghề viết hay không? Nếu có, thì nó là hiện trạng gì? Nếu ngược lại, thì phải tìm và biết những thông tin căn bản ấy ở đâu?

  • MIÊN DIVẫn biết, định nghĩa cái đẹp cũng giống như lấy rổ rá... múc nước. Vì phải qui chiếu từ nhiều yếu tố: góc nhìn, văn hóa, thị hiếu, vùng miền, phong tục... Tiểu luận be bé này xin liều mạng đi tìm cái chung cho tất cả những góc qui chiếu đó.

  • INRASARA1. Điểm lại mười căn bệnh phê bình hôm nay

  • XUÂN NGUYÊNHơn ở đâu hết, thơ mang rất rõ dấu ấn của người làm ra nó. Dấu ấn đó có thể là do kinh nghiệm sống, do lối suy nghĩ… đưa lại. Đứng về mặt nghệ thuật mà nói, dấu ấn trong thơ có thể được tạo nên bởi lối diễn đạt, bởi mức độ vận dụng các truyền thống nghệ thuật của thơ ca.

  • Linda Lê, nhà văn nữ, mẹ Pháp cha Việt, sinh năm 1963 tại Đà Lạt, hiện đang sống tại Paris, viết văn, viết báo bằng tiếng Pháp. Một số tác phẩm của nhà văn đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam như là: Vu khống (Calomnies), Lại chơi với lửa (Autres jeux avec le feu). Chị đã có buổi nói chuyện tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Huế vào ngày 15.10.2010 vừa rồi. Sau khi trao đổi về bản dịch, chị đã đồng ý cho phép đăng nguyên văn bài nói chuyện này ở Tạp chí Sông Hương theo như gợi ý của dịch giả Lê Đức Quang.

  • LÊ TIẾN DŨNGKhi nói đến thơ một vùng đất, thường người ta vẫn chú ý nhiều đến những vấn đề như tác phẩm, thể loại, đội ngũ… nghĩa là tất cả những gì tạo nên phong trào thơ của một vùng.

  • LẠI NGUYÊN ÂN(Trích đăng một phần tiểu luận)