GS Trần Đình Sử - Ảnh: sgtt.com.vn
Phê bình của báo chí có cội nguồn xa xưa là phê bình miệng, tiến hành trong các phòng khách sang trọng trong nhà trường. Ngày nay phê bình miệng vẫn tiếp tục trong các phòng trà quán cà phê trên lớp học. Sự phát triển của báo chí làm cho lối phê bình miệng có thêm đất dụng võ với các thể loại phỏng vấn, tọa đàm, giao lưu ý kiến ngắn, trao đổi, điểm sách. Chức năng của phê bình miệng và phê bình báo chí là đưa tin, thông báo, nhận định chung, tạo không khí, quảng cáo, bày tỏ quan điểm. Thời gian qua trên văn đàn ta phê bình báo chí là bộ phận phê bình khá sôi động. Sức mạnh của bộ phận phê bình này là có thể tạo ra sự kiện văn học, gây sự, gây dư luận. Ai đó thường có ý nghĩ rằng phê bình hiện giờ im hơi lặng tiếng, vắng vẻ đìu hiu, có thể đúng ở bộ phận phê bình khác, chứ không hoàn toàn đúng với bộ phận này. Ưu điểm của phê bình báo chí là nhanh, nhạy, kịp thời, nhưng nhược điểm đi liền với nó là nhiều khi hời hợt, xô bồ vội vàng, thiếu phân tích sâu sắc, thấu đáo, chín chắn, nhiều khi có tính chất ap đặt. Dung lượng của bài phê bình báo chí cũng thường ngắn, không cho phép trình bày chi tiết. Nhiều cuộc trao đổi đã diễn ra nhưng ít cuộc có đưọc những kết luận có sức thuyết phục. Có những cuộc phải dừng lại nửa chừng. Tuy vậy, với sức mạnh áp đảo, kịp thời, phê bình báo chí đang là bộ phận thu hút sự tham gia ngày càng đông của các cây bút phê bình trong nước: các nhà phê bình chuyên nghiệp, các nhà văn, nhà thơ. Nhìn tổng thể có thể nói phê bình văn học đang được "báo chí hóa" mạnh mẽ. Nếu sự thể này đi tới chỗ phê bình báo chí độc tôn thì không biết nên vui hay nên buồn. |
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
Trong Điều kiện hậu hiện đại, Jean-Francois Lyotard cho rằng: “Bởi vì người ta không thể biết điều gì xảy ra cho tri thức, tức là sự phát triển và truyền bá nó hiện nay đang gặp phải những vấn đề gì, nếu không biết gì về xã hội trong đó nó diễn ra.
ĐANIEN GRANIN
Năm ngoái, một tai họa xảy ra với tôi. Tôi đi trên đường phố, bị trượt chân và ngã xuống... Ngã thật thảm hại: mặt áp xuống, mũi toạc ra, tay bị tréo lên vai. Lúc đó khoảng bảy giờ chiều, ở trung tâm thành phố, trên đại lộ Kirov, cách ngôi nhà ở không xa.
PHẠM QUANG TRUNG
Bàn về hiệu quả của lý luận trong quan hệ với sáng tác, cần phân tách xu hướng lý luận dành cho tìm hiểu sáng tác của nhà văn (hướng nhiều hơn tới người nghiên cứu) với xu hướng lý luận dành cho sáng tác của nhà văn (hướng nhiều hơn tới người sáng tạo).
HÀ VĂN LƯỠNG
Trong thể loại tự sự, người trần thuật giữ một vai trò quan trọng, góp phần làm nên giá trị nghệ thuật tự sự của tác phẩm văn học.
NGUYỄN THỊ TỊNH THY
Đời sống văn học không thể thiếu phê bình, nghiên cứu. Nếu xem “tác phẩm văn học như là quá trình”(1) thì phê bình và nghiên cứu là một khâu quan trọng trong chuỗi quá trình đó.
PHAN TUẤN ANH
1. Nguyên tắc thẩm mỹ facebook và lối đọc status - entry
Những tác phẩm của Đặng Thân như Ma net mà đặc biệt là 3339 [những mảnh hồn trần] từ khi ra đời đến nay đã trở thành những “cú sốc văn hóa” mini trong đời sống văn học Việt Nam.
BÙI BÍCH HẠNH
Cất tiếng như một định mệnh của quyền năng nghệ thuật giữa phố thị thơ miền Nam những năm 50 - 60 thế kỉ XX, người thơ Thanh Tâm Tuyền, bằng tuyên ngôn nghệ thuật khởi từ ca dao sang tự do, đã tham dự vào thi đàn vốn nhiều biến động với tư cách một hữu thể mưu cầu phục sinh.
NGUYỄN QUANG HUY
Phạm Thái (1777 - 1813) là một khuôn mặt khá đặc biệt trong thơ văn Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Đặc biệt trong thời đại ông sinh ra và ứng xử với nó; đặc biệt trong cách thể hiện thế giới nghệ thuật nhiều cá tính, nhiều gương mặt; đặc biệt trong vũ trụ mộng trước cuộc đời; đặc biệt trong cách thế tồn tại tài hoa mệnh bạc của ông; đặc biệt hơn là thơ văn của ông chưa được lưu ý phân tích ở chiều sâu tâm lí, chiều sâu thẩm mĩ.
THÁI DOÃN HIỂU
Thời kỳ còn sống lang thang Kazan, nhà văn trẻ tài năng M. Gorky luôn làm phiền cho trật tự của chính quyền, cảnh sát Nga Hoàng tống lao ông. Trong tù, ông vẫn viết truyện, tuồn ra ngoài in đều đều trên các mặt báo.
INRASARA
1.
Ch. Fredriksson trả lời cuộc phỏng vấn, cho rằng: “Ý tưởng dường như có tính tiên quyết, xem người nghệ sĩ làm gì và làm như thế nào với tác phẩm của mình, để làm sao cho tác phẩm ấy có hiệu quả nhất khi đến với công chúng.
NGUYỄN BÀN
Hồi còn học trung học, khi đọc Truyện Kiều, chúng tôi đinh ninh rằng Thúy Kiều gặp Kim Trọng lúc tuổi “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”, nghĩa là khoảng 15, 16 tuổi. Nay đọc cuốn Tìm hiểu Truyện Kiều của tác giả Lê Quế (Nxb. Nghệ An, 2004) thì thấy Thúy Kiều gặp Kim Trọng lúc 22 tuổi.
PHẠM PHÚ PHONG
Nguyễn Hữu Sơn là nhà nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, là phó giáo sư, Tiến sĩ, Phó Viện trưởng Viện Văn học và Phó Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Văn học.
LUÂN NGUYỄN
Trần Đức Thảo, với người Việt, hiển nhiên là một trí tuệ hiếm có. Trong tín niệm của tôi, ông còn là một trí thức chân chính. Một trí thức dân tộc.
MAI VĂN HOAN
Trong những tháng ngày ở Châu Thai chờ đợi Từ Hải, sau khi diễn tả nỗi nhớ của Kiều đối với quê nhà, cha mẹ, Nguyễn Du viết: Tiếc thay chút nghĩa cũ càng/ Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.
NGUYỄN HỒNG TRÂN
Vua Minh Mạng (tên hoàng tử là Nguyễn Phúc Đảm) lên làm vua năm Canh Thìn (1820). Ông là một vị vua có tri thức uyên thâm, biết nhìn xa thấy rộng.
VĂN NHÂN
Trong bài thơ viết về dòng sông Hương, Nguyễn Trọng Tạo có bốn câu khá hay: Con sông đám cưới Huyền Trân/ Bỏ quên giải lụa phù vân trên nguồn/ Hèn chi thơm thảo nỗi buồn/ Niềm riêng nhuộm tím hoàng hôn đến giờ (Con sông huyền thoại).
THÁI KIM LAN
(Đôi điều về Con Đường Mẹ Đi)
Trước tiên, khi thử nhìn lại con đường của Mẹ - Đạo Mẫu, tôi lại muốn đánh dấu chéo gạch bỏ những khái niệm “Đạo Mẫu”, Tiên Thánh Liễu Hạnh, Thánh Cô và một loạt những nhân vật được tôn sùng cho sức mạnh, thế lực hàng đầu của nữ giới Việt, thường được hóa thánh, sùng thượng một thời.
THÁI DOÃN HIỂU
Thân sinh của Cao Bá Quát là ông đồ Cao Hữu Chiếu - một danh nho tuy không đỗ đạt gì. Ông hướng con cái vào đường khoa cử với rất nhiều kỳ vọng.
ANNIE FINCH
Chúng tôi khát khao cái đẹp thi ca, và chúng tôi không e dè né tránh những nguồn mạch nuôi dưỡng chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng với chủ nghĩa Toàn thể hình thức (omniformalism), cho một thi pháp phong phú và mở rộng, giải phóng khỏi những doanh trại của những cuộc chiến thi ca đã chết rấp.
Chuyên luận THƠ NHƯ LÀ MỸ HỌC CỦA CÁI KHÁC (Nxb. Hội Nhà văn - Song Thuy bookstore, 2012, 458tr) gồm ba phần: Phần một: THƠ NHƯ LÀ MỸ HỌC CỦA CÁI KHÁC, Phần hai: CHÂN TRẦN ĐẾN CÁI KHÁC, Phần ba: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG CỦA CÁI KHÁC.