Bài thơ “Học đánh cờ” của Bác Hồ của nhà thư pháp Lỗ Nguyên (TQ) - Ảnh: vtc.vn
PV: Trong mấy năm trở lại đây, ở nước ta thỉnh thoảng xuất hiện một vài cuộc triển lãm nghệ thuật thư pháp. Vậy nghệ thuật thư pháp là gì, thưa anh? Ô. Nguyễn Việt (N. V): Trước hết tôi là nghệ sỹ thích thư pháp chứ không phải “dân” chuyên nghiệp thư pháp. Gần đây thấy trên truyền hình đưa nhiều tin hoạt động thư pháp. Theo tôi, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi “thú chơi” cao cấp này, không có văn hóa là không “chơi” nổi đâu. Do đó, nên vận động khuyến khích để trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng. PV: Xin anh cho biết nghệ thuật thư pháp có ảnh hưởng như thế nào trong văn hóa người Việt? N. V: Lịch sử phát triển văn hóa của dân tộc ta có một quãng đệm, một lớp đệm khá dày, đó là tầng văn hóa Hán, chữ Hán đã chiếm một vị trí không nhỏ trong xã hội và trong đời sống của nhân dân ta suốt cả hàng nghìn năm Bắc thuộc và gần một thiên niên kỷ tiếp nối. Do đó, (thư pháp) không thể nói: sự ảnh hưởng như thế nào trong văn hóa người Việt, mà phải coi đó là một bộ phận thuộc hình thái “văn hóa thư pháp” của người Việt. PV: Anh có thể nói một vài điều về mối quan hệ giữa thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nghệ thuật thư pháp? N. V: Tập thơ “Nhật ký trong tù” là bộ thi ca khá đồ sộ của Bác Hồ, được sáng tác vào một thời điểm lịch sử gay gắt nhất và quãng đời hoạt động gian truân nhất trong những ngày tháng Bác tìm cách giải thoát cảnh nô lệ, mất nước để giải phóng cho dân tộc. Khi ngồi trong tù sáng tác bộ thi ca này, Bác không nghĩ sẽ có một ngày những bài thơ của mình đã mang lại nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả thư pháp, và nhiều bài thơ trong ấy còn là những đề tài làm nảy sinh cấu tứ cho loại hình nghệ thuật thư họa của bộ sưu tập nghệ thuật thư pháp “Nhật ký trong tù” lần này. Qua bộ sưu tập nghệ thuật thư pháp với thơ “Nhật ký trong tù” đang được triển lãm tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế, không thể không thừa nhận về sự nắm bắt và sự nhạy cảm tinh tế của các nhà thư pháp Trung Quốc, các vị không chỉ cảm nhận về phần thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà các vị đã còn đi sâu nghiên cứu để hiểu cả thân thế sự nghiệp của Người, nên mỗi tác phẩm thư pháp mà các vị thể hiện điều toát lên những nét riêng, những đặc điểm riêng do mỗi tác phẩm. Có thể thấy được như ở chùm thơ bộ ba “Học đánh cờ”. Xem ra, cả ba bài thơ trong bộ “Học đánh cờ” đã được thể hiện với những quy tắc cơ bản đúng với đặc trưng thư pháp và thấy rõ hơn cả là khuynh hướng nghệ thuật cùng quan niệm, thẩm mỹ của mỗi tác giả được biểu hiện ở cấu trúc tác phẩm, ở phong cách diễn tả. Và thế, người xem thấy rõ hơn, rằng sự cảm hứng của loại hình nghệ thuật hình tượng này nó cho phép nhà thư pháp được bung mở và sự phóng khoáng cảm xúc đã nhân, chuyển sang hình thái nghệ thuật thư họa hình thái này thường cao sang, hoa mỹ và gây ấn tượng mạnh tới người xem mà ở bài: Nhàn rỗi đem cờ học đánh chơi Thiên binh vạn mã đuổi nhau hoài Tấn công thoái thủ nhanh như chớp Chân lẻ tài cao ắt thắng người. Trước hết, tác giả đã có một bố cục độc đáo, mảng chữ đậm, to, chiếm tới một nửa trang họa mà “nét nhấn” lại được rải ra chảy thành một nét dài nơi chính giữa. Ân tượng mạnh tạo cho người xem một sự thỏa mãn về mỹ cảm. Và điều đặc biệt là nếu ai đã đọc được thì dường như đến nín thở để đọc một lèo cho tới khi “bắt được” câu: Tấn công, thoái thủ nhanh như chớp để rồi thoải mái gặp câu: Chân lẻ tài cao ắt thắng người. Thật là một bút pháp điêu luyện, đầy sáng tạo. Cũng ở bản thư họa này tác giả dùng đến bốn triện đỏ nhưng người xem đã rất thích thú khi gặp một dấu hiệu triện đỏ buông bên chữ trì nằm lơ lửng ở quãng giữa lưng chừng bản thư họa. Không, không phải ngẫu nhiên. Chắc chắn đây là một nguyên tắc của thư pháp, nó có phép tắc rõ ràng của việc sử dụng con triện đỏ đó... Có điều đáng nói: phải là tay lão luyện như thế nào đó trong nghề chơi chữ mới biết thả điểm đỏ ấy làm cho bố cục trở nên hoàn chỉnh và tuyệt vời đến như thế. Ở bài thứ hai: Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ Kiên quyết không ngừng thế tiến công Lạc nước hai xe đành bỏ phí Gặp thời, một tốt cũng thành công Có thể gọi đây là một tác phẩm “hội họa bằng chữ” mà người Trung Hoa từ cổ xưa đã quen gọi là Thư họa. Vượt ra những khái niệm thông thường, tác phẩm này mang một cấu trúc truyền thống mỹ thuật phương Đông. Ở đây cái hay của thi ca được hòa quyện vào cái đẹp của thi họa. Đối lại, cái đẹp của thi họa đã trực tiếp truyền cảm cho người xưa để mở ra, để sáng ra trong mỗi câu, mỗi ý của thi ca. Người không biết đọc thì lấy cái đẹp mà rung cảm mà cảm thụ về thẩm mỹ. Còn như bài thứ ba: Vốn trước hai bên ngang thế lực Mà sau thắng lợi một bên giành Tấn công phòng thủ không sơ hở Đại tướng anh hùng mới xứng danh Đến đây, người xem đã có thể nhận thấy nghệ thuật thư pháp đóng một vai trò điều phối thẩm mỹ. Cái đẹp vốn tự nó, song qua thư pháp, cái đẹp từ dạng này mà có thể đồng, chuyển sang cái đẹp ở dạng kia để vươn tới đỉnh cao của sự hoàn mỹ. Nên những người am hiểu Hán tự đã không thể dửng dưng với cái “lối” nhập đề của bức thư họa thứ ba này, bởi tác giả dùng bút lông của mình để như “khắc” vào giấy trắng bốn đại từ: Vận- Trù- Vô- Lậu. Đây là bốn câu ở dòng thứ ba của bài thơ Bác viết bằng chữ Hán: “Công thủ vận trù vô lậu trước” “Tài xứng anh dũng đại tướng quân” Dịch nghĩa: “Tấn công phòng thủ không sơ hở “Đại tướng anh hùng mới xứng danh” Ở bức thư họa này, thư pháp gia đã khẳng định chủ đề cho tác phẩm thư họa của mình đã, rồi bằng bút pháp tinh tế sắc sảo, nhà thư pháp đã dẫn người xem về một chốn riêng, rất riêng theo những con chữ của mình. Đây là một “kiểu chơi” trí tuệ đầy cá tính. Các nhà thư pháp Trung Hoa đã thật tế nhị, hay đúng hơn, họ đã ý thức chọn một số bài thơ cho loại hình thư họa từ trong bộ thi ca “Nhật ký trong tù”, một phần là cảm hứng, một phần cũng là thể hiện có tính mẫu mực cho bộ sưu tập của chúng ta. Song có thể coi một số tác phẩm thư họa lần này là những đôi cánh chắp lại để nâng bổng bộ thi ca đồ sộ nhất về thư pháp từ xưa đến nay mà, sau đó bằng thủ pháp, các kiểu loại chữ, họ đã tạo nên một giá trị “văn hóa thư pháp” mà không hề ảnh hưởng tới nội dung thi ca. Có những bài người xem vừa kịp nhận bắt con chữ thì đồng thời đã cảm như đâu đó đang có sự lay động của một cơn gió sắp ùa tràn tới quanh mình, như khi gặp bài Hoàng hôn: Gió sắc tựa gươm mài đá núi Rét như dùi nhọn chích cạnh cây Tác giả đã dùng bút lông mà tạo nên “phong” chữ phong chỉ một nét đã uốn thành “luồng gió chữ” ù ù chuyển động... Rồi trận gió lại lắng dần, ngớt dần rồi lặng hẳn, nhường cho người xem kịp lắng nghe: Chùa xa chuông giục người nhanh bước Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay Cũng như bài Hoàng hôn, bài Ghe mới thật là sống động và, phải nói, ý nghĩa của hai chữ tượng hình thì đây là tiêu biểu: Đầy mình đỏ tím như hoa gấm Sột soạt luôn tay tựa gẩy đàn Vừa nhìn vào bài thơ, lạ thật, người xem đã cảm thấy nhột nhoạt như có cái gì đó đang bò, đang rung rúc khắp người. Những người hiểu Hán văn đều nhận ra chữ Mãn đã được tác giả chú ý diễn tả những nét đậm đặc, to tát, cộng với ba chấm thủy được thể hiện quá sinh động, nhìn vào, chẳng khác lũ rận đang lổm ngổm... Trong khi đó, chữ tiếp theo là chữ Tuân, thì ôi! sao mà còm cõi, teo tét... người xem có cảm giác cái lũ rận đang lúc nhúc như thế mà bâu trên một thân hình đét héo của người tù, rõ là, thân tù ấy phải có lực biết chừng nào! Nhưng rồi bố cục ở phần sau đã được mở thoáng, cái cảm giác khó chịu, ngứa ngáy bớt dần, dường như hòa trong sự đồng cảm cùng thi nhân: Mặc gấm bạn tù đều khách quý Gẩy đàn trong ngọc thấy tri âm Nhìn vào nhiều bài khác nữa, các thư pháp Trung Hoa, chủ xướng và chủ trì là thư pháp gia Lỗ Nguyên với tấm lòng kính yêu tác giả “Nhật ký trong tù” mà đã đem hết tài nghệ của mọi người hợp lại làm nên bộ sưu tập về thư pháp độc nhất vô nhị hiện nay. LÊ THANH HƯƠNG thực hiện (140/10-00) |
ĐỖ LAI THÚY Thơ có tuổi và chiêm bao có tích Hàn Mặc Tử
NGUYỄN HỒNG TRÂNNữ sĩ Tương Phố tên thật là Đỗ Thị Đàm sinh ngày 14/7/1900, nguyên quán ở xã Bối Khê, tổng Cẩm Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên và mất ngày 8/11/1973 tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
TRƯỜNG KÝ(“Nụ cười Áp-xara”: Truyện ký của Hà Khánh Linh, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1983)
PHẠM PHÚ PHONGChính cái bìa tập truyện ngắn là Sứ giả Việt Hùng do hoạ sĩ Đinh Khắc Thịnh trình bày đã gợi ý tưởng cho tôi viết bài này, sau khi đọc đi đọc lại vài lần tập truyện ngắn gồm có chín truyện của Việt Hùng - chín truyện ngắn anh viết trong vòng hơn mười hai năm, kể từ khi tập truyện ngắn đầu tay Cô gái hoàng hôn (1997, cũng gồm có chín truyện ngắn), ra đời cho đến nay.
Ý THIỆNVào ngày 27, 28 tháng 7 năm 2001, tại chùa Từ Đàm - Huế đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Gia đình Phật Hoá Phổ - tổ chức tiền thân của Gia Đình Phật tử Việt Nam, với hơn 3000 đoàn sinh về tham dự. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của nhiều tầng lớp nhân dân thành phố Huế cũng như phật tử khắp nơi trên đất nước.
NGUYỄN ĐỨC TÙNGNguyễn Đức Tùng: Chào nhà thơ và cô giáo dạy văn Đinh Thị Như Thúy. Được biết chị đang sống và làm việc ở một huyện thuộc tỉnh Đắc Lắc. Chị có tìm thấy cho mình một quê hương ở đó không?
ĐINH XUÂN LÂM - VÕ VĂN SẠCHTrong khi khai thác tư liệu về phong trào đấu tranh yêu nước chống xâm lược Pháp hồi cuối thế kỷ XIX của nhân dân ta tại Cục lưu trữ Trung ương, chúng tôi có tìm được hai bài thơ nôm của vua Hàm Nghi ban cho các quân thứ Bắc kỳ.
HỒ THẾ HÀKỷ niệm 8 năm ngày mất nhà thơ Tố Hữu (9-12-2002 - 9-12-2010)
NGUYỄN NHÃ TIÊNTừ buổi trình làng tập thơ “Bông hồng ngủ quên”, tiếp theo là tập “Nhặt mùi hương trầm đâu đây”, cho đến bây giờ thi phẩm thứ ba của Võ Kim Ngân “Viết lúc sang mùa” vừa mới được Nxb Văn học cấp phép ấn hành tháng 7-2010.
THANH THẢO(Đọc “Bán đảo” của Thái Bá Lợi)
TRẦN HUYỀN TRÂNNgày 10 - 10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Công ty Văn hóa Phương Nam đã tổ chức buổi tọa đàm về tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường của nhà văn Nguyễn Khắc Phê. Buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà văn, nhà nghiên cứu và đông đảo sinh viên các trường đại học.
KIM QUYÊNSau tập thơ Ngày đầu tiên(*), nhà văn Trần Hữu Lục tiếp tục ra mắt bạn đọc tập Góc nhìn văn chương(**) và anh sẽ xuất bản tập truyện ngắn Trần Hữu Lục (tuyển chọn năm 2010). Thật là một mùa bội thu với nhà văn Trần Hữu Lục.
HỒNG DIỆU(Nhân đọc Trái tim sinh nở và Bài thơ không năm tháng *)
MAI VĂN HOANTôi cố hình dung những tháng ngày nhà văn Hồng Nhu trăn trở, băn khoăn lựa chọn việc trở về quê hay ở lại thành phố Vinh - nơi anh từng gắn bó đã hơn hai mươi năm với bao kỷ niệm vui buồn.
KHẢI PHONG“Thơ kỵ nhất viết điều người đã viết! Nhưng biết sao, khi tôi mến sông Cầu…Lòng khẽ nhắc: đừng nói điều đã viết,Sao âm vang cứ mãi gọi: sông Cầu”
(Về cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế do Sông Hương tổ chức)BAN TỔ CHỨC CUỘC THINhằm tạo không khí sáng tác, phát hiện các cây bút trẻ Huế, trong khuôn khổ Chương trình Phát triển Tài năng Trẻ, Tạp chí Sông Hương tổ chức Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên đang theo học các trường đại học và cao đẳng ở Huế.
LÊ HUỆCuộc thi Truyện ngắn cho sinh viên Huế do tạp chí Sông Hương tổ chức đã thu hút được sự tham gia của rất nhiều các bạn trẻ mang trong mình khát vọng văn chương. Những truyện ngắn dự thi đã cho ta thấy được một vóc dáng mới của các cây bút trẻ Huế hiện nay: phản ánh cuộc sống đương đại từ nhiều góc cạnh bằng bút pháp tinh tế, mới mẻ, giàu trí tuệ và đầy chất thơ. Mười lăm truyện ngắn xuất sắc lọt vào chung khảo đã được tập hợp lại thành ấn phẩm mang tên “Yêu xa xa một phút”.
PHAN MINH NGỌC“Bài thơ về biển khơi” (*) là tập sáng tác đầu tay của cây bút nữ Trần Thùy Mai.
NGÔ HƯƠNG GIANGLàm thế nào để diễn giải hợp lý về Tường Thành?
KHẢI PHONGTôi đã có dịp gặp những trang thơ chân chất của Nguyễn Quang Hà trong “Tiếng gà trên đỉnh chốt”(1). Lần này gặp văn Nguyễn Quang Hà trong “Mùa xương rồng nở hoa” (2), cảm tưởng lưu lại trong tôi là văn anh gây được ấn tượng mạnh hơn thơ.