Trong vòng xoáy chung, khó mà nói ngành nghề, lĩnh vực nào không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng nghệ thuật có cách sáng tạo và thích ứng riêng.
Khách tham quan triển lãm Lần trong/ Nằm giữa/ Vùi dưới/ Lộ trên
Điêu khắc trẻ và giá trị truyền thống
Khi nói về điêu khắc, người ta vẫn thường nghĩ ngay tới những công trình, mô hình thô ráp, hoành tráng. Nhưng ở triển lãm Lần trong/ Nằm giữa/ Vùi dưới/ Lộ trên hoàn toàn khác. Bằng góc nhìn và sự sáng tạo của người trẻ được đào tạo bài bản về nghệ thuật thị giác, những tác phẩm điêu khắc phản ánh cuộc sống đương thời nhiều hơn. Và giấy dó - một loại giấy thủ công truyền thống của Việt Nam - cũng được chọn làm chất liệu cho một số tác phẩm điêu khắc ở triển lãm này.
Nghệ sĩ Lê Hiền Minh theo học nghệ thuật sơn mài tại Trường Đại học Mỹ thuật TPHCM và tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Cincinnati (Mỹ), được biết đến là nghệ sĩ thị giác kiên trì sử dụng giấy dó trong các sáng tác mang hình thức nghệ thuật sắp đặt cỡ lớn. Trong tác phẩm của mình, giấy dó được cô sử dụng như một công cụ điêu khắc. Là một người xem triển lãm, Hoàng Kha (27 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh), chia sẻ: “Tên giấy dó tôi đã từng nghe qua, nhưng để thưởng thức một tác phẩm điêu khắc làm từ giấy dó thì đây là lần đầu tiên, thật sự tôi rất ấn tượng”.
Trong không gian triển lãm, đôi khi tác phẩm được nâng lên cao, để ám chỉ khoảng cách giữa không gian - thời gian, hay những khác biệt mang tính xã hội. Có khi tác phẩm lại mời gọi người xem đến gần, để bóc tách từng lớp chất liệu. Những mỏ neo lơ lửng trong không gian, cũng khiến bạn trẻ tò mò. “Những tác phẩm điêu khắc bằng nhiều chất liệu và sắp đặt trong không gian với dụng ý nghệ thuật thế này, cho người ta cảm giác rất khác, mặc dù điêu khắc là loại hình nghệ thuật truyền thống và lâu đời, nhưng trong không gian này rất mới mẻ”, Đỗ Minh Đạt (28 tuổi, ngụ quận 3) chia sẻ.
Cũng trong không gian này, người xem còn tìm thấy sự kế thừa những giá trị điêu khắc truyền thống của nghệ sĩ trẻ thông qua trưng bày đặc biệt các tác phẩm của cố nghệ sĩ Điềm Phùng Thị. Tìm thấy cảm hứng trong hệ thống 7 môđun hình học của bà, nghệ sĩ trẻ Thảo Nguyên Phan (một nghệ sĩ đa phương tiện thực hành với video, hội họa và sắp đặt), qua những sáng tạo bằng đá, gỗ và sơn mài, tiếp tục với niềm say mê tái mường tượng văn học dân gian và lịch sử truyền miệng/ghi chép của Việt Nam. Một miền không gian màu nhiệm được kiến tạo, ở đó, mọi khác biệt cùng đồng hiện và song hành.
Nghệ thuật thích nghi
Những bức vẽ dí dỏm của nghệ sĩ Nguyễn Đức Phương (tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, thực hành sáng tạo đa dạng, từ hội họa, sắp đặt tới phục hồi tranh dân gian - cụ thể là dòng tranh Kim Hoàng) vẽ lại một số tác phẩm kinh điển của mỹ thuật hiện đại Việt Nam như Hai thiếu nữ và em bé (họa sĩ Tô Ngọc Vân) bằng ánh nhìn hài hước, thích nghi với những quy định trong trạng thái “bình thường mới” như: khẩu trang, sát khuẩn tay…
Chính điều này đã truyền cảm hứng và Trung tâm Nghệ thuật đương đại The Factory mời các nghệ sĩ khác cùng tham gia chia sẻ những tác phẩm như trên đến công chúng. Tại đây, Triển lãm Nhà: Soi tâm để tiếp bước giới thiệu các tác phẩm đa dạng về chất liệu, từ hội họa, video, sắp đặt, thơ tới các chia sẻ cá nhân tựa như lời thì thầm, tâm sự thân mật, về ý tưởng và suy tư của nghệ sĩ, nhạc phẩm họ chơi trong thời gian giãn cách xã hội.
Mang đến triển lãm 2 bài thơ và một góc không gian sắp đặt trong triển lãm thể hiện lại góc sáng tác của chính tác giả, nghệ sĩ Nam Thi chia sẻ: “Góc bàn tại không gian sắp đặt này cũng hệt như góc bàn làm việc của tôi ở nhà, tôi muốn dựng lại không gian y như vậy để người xem có thể cảm nhận được bối cảnh Hà Nội lúc tôi sáng tác 2 bài thơ này. Đó là một ngày mà tiết trời vẫn còn rét nàng Bân, khi loa phường có thông báo về giãn cách xã hội, những nơi tấp nập ở thành phố đều trở nên vắng lặng. Tôi đi dạo một vòng Hồ Gươm, lúc đó vừa lạnh vừa vắng người, nhưng không hề bi quan vì mọi người đều chấp hành tốt các quy định như đeo khẩu trang và dù không thể trò chuyện cùng nhau, nhưng tôi quan sát người ta giao tiếp bằng ánh mắt nhiều hơn. Đó cũng là niềm tin, là động lực để chúng ta tin tưởng và vượt qua dịch bệnh”.
Nhà: Soi tâm để tiếp bước cũng như một thông điệp dung dị mà nhiều người có thể nhận ra sau những lần giãn cách/cách ly xã hội. Quay về những giá trị thuần túy của gia đình. “Điều đầu tiên khiến tôi ấn tượng với triển lãm chính cái tên và sau đó là những bức tranh được vẽ lại từ các tác phẩm nổi tiếng. Một góc nhìn khá hài hước và truyền cảm hứng tích cực hơn đến người xem giữa những khó khăn chung của dịch bệnh”, Lê Trà An (26 tuổi, ngụ quận 2) chia sẻ.
Theo Kim Loan - SGGP
“Phải xem hành lang pháp lý cho văn hóa còn thiếu cái gì. Cái gì lỗi thời rồi cần đổi mới, cái gì mâu thuẫn cần điều chỉnh”, GS-TS Phùng Hữu Phú, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, nói tại hội thảo quốc gia Những giải pháp tổ chức triển khai Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người VN đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Cả nước lại sắp bước vào mùa lễ hội Tết Ất Mùi 2015. “Đến hẹn lại lên”, những câu chuyện tiêu cực mùa lễ hội dường như vẫn là bài toán nan giải đối với các nhà quản lý.
Câu chuyện về văn hóa đọc không còn là đề tài mới mẻ nhưng vẫn luôn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Liệu rằng độc giả trẻ đã chọn được cho mình hướng đi đúng đắn?
Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp tổng kết năm của Cục Xuất bản chiều 24/12. Nguyên nhân của việc không đọc xuể sách phát hành là do thiếu nhân lực.
Cùng với yêu cầu ngày một cao đối với chất lượng bản dịch, việc nhận xét, hồi âm của độc giả cũng ngày càng nhiều hơn và trực tiếp hơn, tuy nhiên, trong số đó có những người đang làm việc “ném đá” thay vì “phê bình” một cách thiện chí – đó là ý kiến của BTV Phùng Hồng Minh về những tranh luận quanh bản dịch tiểu thuyết “Bên phía nhà Swann” của Marcel Proust.
Hiện, khá nhiều kiệt tác của văn chương, triết học thế giới đã được dịch ra tiếng Việt với mục đích khai trí, “mở mắt”, dẫn bạn đọc vào biển kiến thức sâu rộng của nhân loại. Song, trước những bản dịch sai “từng xăngtimét”, bạn đọc không thể “nhắm mắt làm ngơ”…
Theo mấy nghiên cứu gần đây thì việc đọc sách văn học khiến cho người ta thông minh hơn, giàu tình cảm hơn, và văn minh hơn. Báo New York Times bèn đặt cho một số nhà văn và học giả câu hỏi: “Văn chương dạy chúng ta điều gì về tình yêu?”
Nghệ sỹ ăn mặc phản cảm, giá trị nghệ thuật bị xem nhẹ, thiếu văn hóa trong cách ứng xử... là những hiện tượng cho thấy văn hóa Việt đang biến đổi một cách nhanh chóng.
Nghề vẽ tranh trên kiếng ở Phú Tân (H.Châu Thành, Sóc Trăng) từng một thời nổi tiếng khắp Nam bộ nhưng giờ đây phải đối mặt với nguy cơ mai một.
L.T.S: “Muốn giao lưu văn hóa với bên ngoài tốt thì bản thân đất nước phải tốt”. Đó là nhận định xuyên suốt cuộc nói chuyện với phóng viên Tạp chí VHNA của Nhà xuất nhập khẩu văn hóa Hữu Ngọc. Khó mà ngờ được ở tuổi 97, ông vẫn giữ tác phong nhanh nhẹn, trí nhớ minh mẫn đến vậy. Bạn bè gọi ông là “cầu thủ ngoại hạng”, điều đó thật chính xác.
Những tư liệu quý chìm trong hỗn độn hiện vật xung quanh. Những bảng biểu số liệu nặng tính báo cáo... Chúng khiến triển lãm Hà Nội 60 năm xây dựng và phát triển (từ ngày 4 - 12.10 tại Bảo tàng Hà Nội nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô) giống như một báo cáo thành tích khô cứng.
Biết bao tác giả có tác phẩm thơ, văn được sử dụng trong sách giáo khoa đã không được chi trả tiền tác quyền suốt hàng chục năm qua...
Họa sĩ Trần Lương vừa trở thành một trong hai nghệ sĩ, nhà hoạt động văn hóa nhận được Giải thưởng Lớn giải Hoàng tử Claus 2014 (cùng Abel Rodriguez từ Colombia). “Giải thưởng cho tôi thấy rõ là mình đang làm những công việc bình thường của một công dân bình thường có trách nhiệm” - nghệ sĩ chia sẻ.
Tồn tại mấy trăm năm qua, vấn đề i và y trong chính tả tiếng Việt đã được chính quyền thuộc địa Pháp đặt vấn đề cải cách từ đầu thế kỷ XX. Sau 30-4-1975 các cơ quan hữu quan như Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng có những quy định về vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu cả trong lẫn ngoài nước trước nay cũng đã tìm hiểu và có ý kiến, nhưng vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.
Nếu như ca trù, dân ca quan họ, hát xoan, đờn ca tài tử Nam Bộ, nhã nhạc cung đình Huế… của Việt
Dân tộc và Văn hóa dân tộc Việt Nam có trước rất xa ngày lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhà nước này đã được dựng nên, tồn tại và phát triển trên nền tảng văn hóa Dân tộc. Nhà nước này, như một lẽ tất yếu, có trách nhiệm bảo vệ, phát triển nền văn hóa dân tộc.
Thực tế lịch sử gần 70 năm qua đã khẳng định rằng Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là kết quả của hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ và là kết quả tất yếu từ công lao to lớn của Bác chuẩn bị cho việc tiến hành cuộc cách mạng giải phóng kể từ ngày Bác về nước.
Bắc Kạn có nhiều di tích lịch sử, với 12 di tích cấp quốc gia và 33 di tích cấp tỉnh. Trong thời gian qua, nhiều di tích đã được trùng tu, tôn tạo. Tuy nhiên, việc trùng tu lẽ ra phải trân trọng lịch sử, thì những người thực hiện lại “hoành tráng hóa” di tích.
Người ta hay quan niệm tháng bảy âm lịch là tháng “cô hồn”, rằm tháng bảy là để “xá tội vong nhân”, toàn khái niệm thuộc về “thế giới khác”. Ai đi chùa thì được biết tháng bảy còn gọi là mùa Vu Lan.
Lòng hiếu thảo hay lòng từ bi ở cấp độ cá nhân và gia đình giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng với cái xấu, cái ác bên ngoài. Một người con hiếu thảo sẽ khó bị cám dỗ bởi những tệ đoan xã hội.