Ngày xuân đọc thơ tình Nguyễn Công Trứ

08:30 23/12/2009
MAI VĂN HOANNguyễn Công Trứ từng làm tham tụng bộ lại, Thị lang bộ Hình, Thượng thư bộ Binh... Đương thời ông đã nổi tiếng là một vị tướng tài ba, một nhà Doanh điền kiệt xuất. Thế nhưng khi nói về mình ông chỉ tự hào có hai điều: Thứ nhất không ai "ngất ngưỡng" bằng ông; thứ hai không ai "đa tình" như ông. Nguyễn Công Trứ "ngất ngưỡng" đến mức "bụt cũng phải nực cười" vì đi vào chùa vẫn mang theo các cô đào.

Nguyễn Công Trứ - Ảnh: cuocsongviet.com.vn

Cái kiểu cưỡi bò vàng, đeo đạc ngựa, chỗ đuôi bò treo cái mo cau, người ta hỏi, nói "để che miệng thế gian" thì không chỉ trong triều mà cả ngoài đời cũng chẳng ai "ngất ngưỡng như ông". Còn "đa tình" thì hãy đọc thơ ông sẽ biết. Nguyễn Công Trứ làm thơ vịnh "chí nam chi", vịnh "nhân tình thế thái", vịnh các danh lam thắng cảnh, các nhân vật lịch sử... và dành khá nhiều bài thơ để vịnh chữ tình. Một người đồng hương sinh trước ông 12 năm là Nguyễn Du cũng làm quan nhà Nguyễn, cũng đa tình và viết thơ tình rất hay. Nhưng Nguyễn Du chỉ nói gián tiếp qua mối tình Thúy Kiều - Kim Trọng, còn Nguyễn Công Trứ thì trực tiếp diễn tả tình cảm của mình. Một vị quan đại thần lại đi viết thơ tình quả là điều "xưa nay hiếm" trong chế độ phong kiến vốn rất kiêng kị nếu không nói là "dị ứng" đối với thứ tình cảm rất người này.

Có hàng trăm, hàng nghìn định nghĩa về tình yêu nam nữ, tình yêu trai gái - Nguyễn Công Trứ định nghĩa theo cách riêng của mình: "Cái tình là cái chi chi"! Chắc những năm làm quan ở Huế, Nguyễn Công Trứ đã từng viết, từng nghe "Cái tình chi" trong "Nước non ngàn dặm ra đi" diễn tả tâm trạng vừa đau đớn vấn vương của Huyền Trân Công chúa. Đó là lời một bài ca Huế khá nổi tiếng. Mới đọc qua "Cái tình là cái chi chi" của Nguyễn Công Trứ người ta dễ nhầm với "Cái tình chi" trong "Nước non ngàn dặm ra đi". Xem xét kỹ ta mới thấy đây là hai cách nói hoàn toàn khác nhau. Nếu "Cái tình chi" trong "Nước non ngàn dặm..." là tình cảm của Huyền Trân Công chúa đối với quê hương, đất nước, đối với những người thân yêu trước khi bước chân ra đi làm dâu nước người theo sự sắp đặt của vua cha thì "Cái tình là cái chi chi" của Nguyễn Công Trứ lại nói đến tình yêu nam nữ. "Cái tình chi" thuần túy trữ tình, còn "Cái tình là cái chi chi" ẩn chứa nụ cười hóm hỉnh. "Cái chi chi" rất khó nắm bắt.

Tình yêu vừa đơn giản vừa phức tạp vừa cụ thể vừa mơ hồ. Với người này tình yêu là hạnh phúc. Với người kia tình yêu là đau khổ. Tình yêu có thể chắp cánh cho con người bay tận trời xanh cũng có thể đẩy con người xuống bờ vực thẳm. Tình yêu không chỉ làm "đổ quán, xiêu đình" mà có khi làm cho "nghiêng nước, nghiêng thành". Bao nhiêu nhà văn, nhà thơ đã viết về tình yêu. Tình yêu là nguồn đề tài không bao giờ vơi cạn. "Cái tình là cái chi chi" vừa là câu hỏi, vừa là câu trả lời. "Cái chi chi" ấy đã "làm khổ" Nguyễn Công Trứ, "làm khổ" biết bao người trên thế gian này.

                        Đa tình là dở
                        Đã mắc vào đổ gỡ cho ra
                        Khéo quấy người một cái tình ma
                        Trói buộc kẻ hào hoa biết mấy!
                                               
("Vịnh chữ tình")

"Cái chi chi" ấy có một sức mạnh hết sức ghê gớm:

                        Đã gọi người nằm thiên cổ dậy
                        Lại đưa hồn lúc ngũ canh đi
                                               
("Vinh chữ tình")

Càng tài hoa thì càng đa tình. Càng đa tình thì càng bị "cái tinh ma" nó "quậy". Vốn là người tài hoa nên Nguyễn Công Trứ hiểu thế nào khi "sa lưới" tình yêu. Ông đã từng "bổi bổi, hồi hồi..." mất ăn, mất ngủ vì nhớ mong người đẹp:

                        Tương tư không biết cái làm sao
                        Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào
                        Khi đứng, khi ngồi, khi nói chuyện
                        Lúc say, lúc tỉnh, lúc chiêm bao
                        Trăng soi trước mắt ngờ chân bước
                        Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào
                        Một nước, một non, người một ngã
                        Tương tư không biết cái làm sao!
                                                ("Tương tư")

Bài thơ diễn tả thật sinh động nỗi nhớ người yêu. Nhớ nên hay tưởng tượng: ở đâu, lúc nào cũng như nhìn thấy, nghe thấy hình bóng tiếng nói của người mình yêu. Đã "sa lưới" tình yêu thì "đố gỡ cho ra". "Cái tình chi" ấy đã bao lần làm cho nhà thơ tan nát cõi lòng. Đó là lúc nhà thơ chia tay với người mình yêu:

                        Tình ấy trăng kia như biết với
                        Chia làm hai nửa giọt hai bên

Một danh tướng can trường như ông, một viên quan đại thần "ngất ngưỡng" như ông thế mà khi đứng trước sự bội tình đã phải thốt lên những lời thê thiết:

                        Non nước, nước non ngao ngán nỗi
                        Cỏ hoa, hoa cỏ ngẩn ngơ chiều
                                               
("Trách tình nhân")

Trái tim nhà thơ mềm yếu làm sao! Nguyễn Công trứ từng chiến thắng nơi chiến trường nhưng phải chịu "thất bại" trước tình yêu. Và nhớ nếm mùi "thất bại" ấy, nhờ trái tim bị tổn thương ấy ông mới có thơ hay lưu lại cho hậu thế. Điều đó nói rằng dẫu là một danh tướng tài ba ông vẫn là con người. Trước tình yêu thì một vị tướng cũng tan nát trái tim như người bình thường. Có điều dầu biết "Cái tình là cái chi chi" như thế, Nguyễn Công Trứ vẫn không chối bỏ tình yêu ông vẫn cứ "chi chi với tình". Chỉ đảo đi đảo lại hai chữ "chi chi" mà nói được bao nhiêu ý. Cái "chi chi" ở câu trên là cái chi chi của tình yêu còn "cũng chi chi với tình là biểu hiện sự dấn thân. Biết đến với tình là "sa lưới", là vướng vào "dây oan", là vào chốn "ngục tù". Nhưng lạ thay người đời vẫn thích "sa lưới" vẫn thích vướng vào "dây oan" vẫn thích dấn thân vào chốn "tù ngục". Nguyễn Công Trứ đã từng muốn "đem lạng vàng" để chỉ mua lấy "một tiếng cười" của người đẹp. Ông phát hiện ở người phụ nữ một sức hấp dẫn đến kỳ lạ. Dường như vẻ đẹp của họ không phôi phải cùng thời gian. Nguyễn Công Trứ biết cách nói đùa, biết cách an ủi những vầng trăng ngay khi đã xế:

                        Trăng xế nhưng mà cũng chẳng khuyết
                        Hoa tàn song lại nhị càng tươi!

Chẳng thế mà khi đã vào tuổi "xưa nay hiếm" ông vẫn cưới vợ hầu 23 tuổi:

                        Tân nhân dục vấn lang niên kỷ
                        Ngũ thập niên tiền nhị thập tam
                        (Người vợ mới hỏi chồng bao nhiêu tuổi
                        Năm mươi năm trước (ta) hai ba tuổi!)
                                               
("Tuổi già cưới vợ hầu")

Ở phần cuối bài thơ, Nguyễn Công Trứ tự khẳng định:

                        Xưa nay mấy kẻ đa tình
                        Lão Trần là một với mình là hai!

Phải đặt vào địa vị của ông, đặt vào thời đại mà ông đang sống chúng ta mới thấy hết ý nghĩa mảng thơ tình mà Nguyễn Công Trứ gửi lại cùng hậu thế.

Quả là xưa nay ít ai "ngất ngưỡng" như ông, ít ai thành thật, bản lĩnh và đa tình như ông.

M.V.H
(122/04-99)


       




 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Trên tạp chí Kiến thức ngày nay số 839 ra ngày 01-12-2013 có đăng  bài Kỷ niệm về một bài thơ & một câu hỏi chưa lời giải đáp của Nguyễn Cẩm Xuyên. Vấn đề nêu lên rất thú vị: đó là cách hiểu chữ giá trong bài thơ Cảnh nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ này trong nguyên văn chữ Nôm không có tên gọi. Những người soạn giáo khoa đã căn cứ vào nội dung đặt tên cho bài thơ là Cảnh nhàn và đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường trước đây.

  • Ký ức về những tháng ngày mải miết hành quân trên đất Campuchia, những phút giây nén lòng nhớ về quê hương, gia đình… vẫn chưa bao giờ nhạt phai trong tâm thức những người cựu chiến binh Đoàn 367 đặc công-biệt động trong kháng chiến chống Mỹ năm xưa.

  • LÊ VIỄN PHƯƠNG

    (Nhân đọc Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình & hiện tượng của Nguyễn Đăng Điệp, Nxb. Văn học, 2014)

  • Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp mang tính khoa học.

  • 17 chân dung các nhà học thuật Việt Nam thế kỷ 19 và 20 qua các tiểu luận nghiên cứu ẩn dưới dạng thức tùy bút của  Đỗ Lai Thúy đủ sức vẫy vào nhận thức người đọc hôm nay những vỡ lẽ mới.

  • Giáo sư hy vọng độc giả cũng cảm thấy như mình khi đọc "Lòng người mênh mang" bởi các trang viết chứa đựng những sự thật không thể chối cãi.

  • Tác giả Phạm Xuân Hiếu sử dụng vốn sống, kiến thức về văn hóa, cổ vật khi viết những truyện ngắn trong sách "Cây đèn gia bảo".

  • LÊ HUỲNH LÂM  

    Có một bạn trẻ hỏi rằng: làm thế nào để viết thật hay? Tôi nói như phản xạ, trước hết tác giả phải có đời sống văn chương.

  • NGỌC THANH 

    Có một nhà thơ, nhà hoạt động cách mạng đầy nhân cách đi ra từ Huế song rất ít người ở Huế biết tới, đó là Trần Hoài Quang - nguyên Trung đoàn phó và chính trị viên Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật (E95), nguyên Phó ban Tuyên huấn Thừa Thiên, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang và Bí thư Tỉnh ủy Hà Tuyên… Ông hiện có một người con trai đang ở Huế.

  • “Như vậy đó, hiện đại và hoang sơ, bí ẩn và cởi mở, giàu có và khó nghèo chen lẫn, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện lên trước mắt ta, ngồn ngộn sức sống”. Nhà báo, nhà văn Phan Quang đã thốt lên như vậy cách đây gần 40 năm, khi ông lần đầu đặt chân đến vùng đồng bằng châu thổ. Những điều ông viết về ĐBSCL ngày ấy - bây giờ còn tươi mới tính thời sự, lan tỏa và trường tồn với thời gian.

  • ĐẶNG HUY GIANG

    Thói quen, nói cho cùng, là sản phẩm của quá khứ, là những gì lặp đi lặp lại, không dễ từ bỏ.

  • Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi...

  • BÍCH THU
    (Đọc Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức, Nxb Văn học, 2007)

    Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức là cuốn sách tập hợp những ghi chép và nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài, một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Đây là cuốn sách đầu tiên kết hợp hai phương diện ghi chép và nghiên cứu, góp một cách tiếp cận đa chiều và cập nhật về con người và sự nghiệp của nhà văn.

  • Tô Hoài, trong hơn 60 năm viết, thuộc số người hiếm hoi có khả năng thâm nhập rất nhanh và rất sâu vào những vùng đất mới. Đây là kết quả sự hô ứng, sự hội nhập đến từ hai phía: phía chuẩn bị chủ quan của người viết và phía yêu cầu khách quan của công chúng, của cách mạng.

  • Phát hành tập thơ "Khi chúng ta già" sau scandal với Phạm Hồng Phước, tác giả Nguyễn Thị Việt Hà khẳng định thơ mình không cần ăn theo sự kiện gì.

  • Tác giả Tử Đinh Hương thực hiện bộ sách "Biểu tượng" với mong muốn khám phá, lưu giữ và khuyến khích trẻ nhỏ quan tâm hơn đến thế giới xung quanh.

  • Sách được các sư cô Thiền viện Viên Chiếu lược dịch, biên soạn từ nhiều nguồn tư liệu, chủ yếu là tư liệu chữ Hán, tiếng Anh, giúp người đọc hiểu thêm con đường tu tập của pháp sư Huyền Trang.

  • Soạn tâm thế an nhiên khi bước vào tuổi già, nhẹ nhàng đón đợi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống... là điều mà trang viết của vị bác sĩ mê văn thơ đem đến cho độc giả.

  • Phó giáo sư Đỗ Lai Thúy thông qua cuốn sách "Vẫy vào vô tận" đã giới thiệu 17 chân dung các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu có đóng góp cho con đường học thuật và tư tưởng của đất nước.

  • BỬU NAM

    Nguyễn Quang Lập - Trần Thùy Mai - Ngô Minh - Phạm Tấn Hầu - Nguyễn Quang Vinh - Hoàng Thị Duyên(*)