Hiện tại trong 6 lăng vua Nguyễn ở Huế đang còn tồn tại 10 con ngựa đá rất đẹp ở sân chầu dẫn vào khu mộ với nhiệm vụ canh giữ “hồn” xưa của vua.
Cụ thể ở lăng vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Đồng Khánh, Khải Định có 2 ngựa đá/lăng nguyên bản bằng đá ở mỗi lăng. Còn lại ở lăng vua Tự Đức, cặp ngựa đá được làm lại bằng vôi vữa ở các đời sau. Một điều đáng quý vì đây cũng là những con ngựa đá hiếm hoi còn lại ở toàn bộ khu di sản Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa vật thể đại diện nhân loại vào năm 1993.
Trung bình ngựa đều có chiều cao trên 2 thước. Được chạm trổ tinh xảo như ngựa thật, bên cạnh đó vật trang trí cho ngựa như yên cương, dây đeo cổ, lục lạc… được đẽo gọt rất khéo. Tùy theo mỗi đời vua, mà ngựa có lúc dáng gầy – mập hay cao – thấp khác nhau.
![]() |
Ngựa đá lăng vua Minh Mạng. |
Ngoài ngựa, ở sân chầu 6 lăng vua trên và sân Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế còn có voi (tổng 10 con), quan võ (tổng 30 vị), quan văn (27) và lính (14). Tất cả đều làm bằng đá với kích cỡ gốc. Tượng được bố trí từng cặp đối xứng nhau. Các lăng từ Gia Long đến Đồng Khánh từ ngoài vào trong là 2 hàng đối xứng nhau gồm: 1 đôi voi, 1 đôi ngựa, 2 hoặc 3 đôi quan võ, 2 đôi quan văn. Riêng lăng Khải Định còn có thêm nhiều tượng lính thị vệ, được bố trí thành 4 hàng đối xứng nhau (mỗi bên 2 hàng, nhiều hơn các lăng khác).
Các tượng đá ở sân lăng vua đều có chất liệu thích hợp với điêu khắc ngoài trời, có thể chịu được sự tác động của nắng mưa mà đường nét và mảng khối ít bị mòn. Một số tài liệu cho hay thợ Quảng Nam tạc tượng voi và ngựa, còn thợ Thanh Hóa tạc tượng người.
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh TT-Huế, phần Mỹ thuật “Những pho tượng ở Huế vẫn là những tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ. Nghệ sĩ nghiên cứu đối tượng khá kỹ, nắm vững cách thể hiện từng chi tiết cũng như toàn thể pho tượng. Các bộ phận phối hợp nhau trong một đường viền rõ ràng, lặng lẽ, nghiêm túc, các mảng căng phồng phát triển theo hướng đứng thẳng là chính, điểm xuyết bởi một số đường ngang và ít đường cong uốn lượn làm cho trong sự chắc khỏe của tượng có cả vẻ uyển chuyển, dịu dàng.
Cả một hệ thống được xếp thành hàng ngang hai bên sân bái đình rộng thênh thang và vắng lặng càng tạo nên một sự uy nghi trầm mặc, thu cuộc sống vào nội tâm để rồi cùng với những “cây thiêng” phía sau, hàng đại ở gần, hàng thông ở xa, hòa với tiếng chim hót, gió reo, quyện với núi rừng để nhập vào vũ trụ. Suy cho cùng, sự đăng đối trên tàng cá thể đến sự đối xứng trong cả quần thể tượng, hoàn toàn phù hợp với tính chất lăng mộ của một thời chuyên chế”.
Nguồn Dân Trí
Vừa qua, vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 29/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã nhận được số tiền 10 triệu đồng của Quỹ Tình Thơ thành phố Hồ Chí Minh trao tặng nhà thơ Ngô Cang (bị ngã xe chấn thương sọ não vào chiều ngày 24/12, khi anh đang trên đường từ Huế trở về nhà - làng Mỹ Xá, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) do nhà thơ Nguyễn Miên Thảo và nhà thơ Phan Trung Thành gửi từ thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 29/12, tại Thế Tổ Miếu- Hiển Lâm Các, Đại Nội - Huế, đã diễn ra buổi Lễ trao tặng bộ Biên chung, Biên khánh- nhạc khí của Nhã nhạc Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Biểu diễn Quốc gia Hàn Quốc phục chế và trao tặng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế.
Ngày 28.12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trao “Tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2010” cho 14 tác giả, nhóm tác giả là hội viên các hội chuyên ngành.
Sáng ngày 22/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố và trao bằng di tích lịch sử cách mạng địa điểm “Trường Thanh niên tiền tuyến Huế 1945” tại di tích trường (hiện nay là Trung tâm Công viên cây xanh), 108 Lê Duẩn, thành phố Huế.
"Báu vật sống" của nhã nhạc cung đình Huế - Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ nhân Dân gian Trần Kích đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4 giờ ngày 18/12, tại nhà riêng số 34/4 kiệt 320 đường Bạch Đằng, thành phố Huế.
Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vừa có thông báo công bố giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam (2006-2009).
Tối ngày 14/12,Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế và Hội Nhà văn tỉnh đã tổ chức đêm thơ Thanh Hải, nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông.
Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT vừa có thông báo về việc trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật thường niên 2010. Trong đợt xét tặng giả thưởng thường niên này, các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã có một mùa bội thu giải thưởng với 6 tác giả, nhóm tác giả được trao thưởng.
Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960 - 20-12-2010), chiều 14/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương đã phối hợp tổ chức buổi giới thiệu sách “Nhánh tùng vườn An Hiên”.
Ngày 14/12/20120 tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với tạp chí Sông Hương đã tổ chức cuộc giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn của Hội Nhà văn tỉnh với nhà thơ, giáo sư Bruce Weigl.
Tối 11/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đêm thơ “Quê mẹ” nhâ kỷ niệm 90 năm ngày sinh (1920 - 2010) và 9 năm ngày mất (2002-2010) của nhà thơ Tố Hữu, chương trình diễn ra tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chào mừng 59 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam và 53 năm ngày thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam, chiều ngày 10/12/2010, tại Khu làng nghề truyền thống Huế, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật 2010.
Sáng ngày 10/12, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động.
Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức đêm thơ nhà giáo với chủ đề “ Cõi hạnh phúc”, diễn ra vào tối ngày 19/11 tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 14/11, tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Văn hóa và văn học Pháp đương đại” do Giáo sư, dịch giả Trần Thiện Đạo trình bày.
Nhân kỷ niệm 93 năm Cách Mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (1917-2010), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với khoa Nga văn trường Đại học Ngoại ngữ Huế tổ chức đêm thơ “Nước Nga thân thiết của tôi ơi...”, diễn ra vào tối ngày 7/11, tại Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 23/10, Đại hội chính thức Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015 đã diễn ra đúng vào dịp Hội tròn 60 tuổi.
Sáng ngày 19/10, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế năm 2009- 2010, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng 14/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ trao tặng thưởng cho các văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1975-2010.
Chiều ngày 10/10, tại Café sách Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh miền Trung Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức Tọa đàm về cuốn tiểu thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đường” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê.