Là món ăn có cái tên khiến nhiều người phải ngẩn ra vì nghe quá lạ, canh chột nưa chinh phục thực khách bởi hương vị đậm chất quê và cái tình của người dân Huế.
Phần thân cây là nguyên liệu chính làm thành món canh chột nưa (Ảnh: Internet)
Nưa được trồng nhiều nơi ở các làng quê của Thừa Thiên-Huế. Chột nưa là phần thân của cây nưa, một loại cây thuộc họ môn. Củ của loại cây này cũng được đề cập đến nhiều trong y học, vì có nhiều tác dụng nhất định trong một số bài thuốc dân gian.
Chột nưa chế biến được nhiều món dễ ăn. Chột nưa làm chua với kiệu, ăn kèm với thịt luộc thì đúng điệu. Hay chột nưa kho thịt, kho cá đồng ăn với cơm nóng vào những ngày mưa thì không gì ngon bằng. Nhưng khoái khẩu nhất có lẽ là món canh nưa cá lóc.
Nói đến chột nưa, nhiều người dân xứ Huế còn nhớ câu chuyện kể rằng vào thời chiến tranh chống Pháp, các chiến sĩ cách mạng bị bắt giam trong lao Thừa Phủ (một nhà tù lớn của Thực dân Pháp ở Huế) thường có phong trào tuyệt thực để đấu tranh. Họ nhịn ăn nhiều ngày để phản đối chế độ nhà tù tàn bạo. Để chống lại phong trào này, bọn cai ngục đã nghĩ ra một “chiêu” khá độc là nấu canh chột nưa với cá để “mang thèm’’, nhằm làm “lay động” các chiến sĩ cách mạng, phá hỏng cuộc đấu tranh của họ. Lúc bấy giờ, nhà thơ Tố Hữu đã viết “Đầu sàn canh bốc khói/ Chén cá nức mùi thơm/ Lên họa với mùi cơm/ Sao mà như cám dỗ” (trong bài Con cá chột nưa). Qua câu chuyện đó, cũng đủ thấy món canh chột nưa nấu cá mà đặc biệt là cá lóc đồng ở xứ Huế hấp dẫn đến thế nào.
Canh chột nưa được chế biến khá đơn giản. Nưa được làm sạch vỏ, lấy cán dao dần qua cho lát các "thớ thịt", sau đó cắt lát (tùy vào loại canh hay thời gian nấu, có thể cắt lát mỏng hoặc dày), rửa sạch và vớt ra cho ráo nước. Cá lóc làm sạch, rửa nước muối cho sạch nhớt và cũng cắt lát dày tuỳ ý. Ướp cá với hạt tiêu, hành tím cắt lát mỏng kèm theo chút nuớc mắm để khoảng 15 phút cho thấm. Chột nưa nấu mềm, vặn nhỏ lửa cho sôi riu riu. Cá lóc được um chín trên chảo dầu nóng, mùi hành tiêu bốc lên thơm lừng, đun sôi hỗn hợp thêm khoảng 3 phút, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Để canh ngon và đậm đà hơn, người dân Huế thường cho cá, ruốc, tôm và khi chín cho thêm lá lốt, ngò tây thay cho hành lá. Vị ngọt của nưa và cá lóc đồng cùng mùi thơm của ruốc và lá lốt hòa quyện nhau tạo nên mùi hương khó cưỡng, nước canh ngọt đậm đà, độc đáo không giống bất kỳ vị canh nào khác.
Nguyên liệu nấu canh chột nưa cá lóc (Ảnh: Báo Dân Việt)
Canh chột nưa của người Huế không chỉ đơn thuần là một món canh giản dị đậm hương vị của đất quê, còn là món ngon đậm cái tinh thần quê của Huế. Món canh thanh mát thể hiện sự tháo vát khéo léo của những bà, những mẹ, những chị ở đất quê hiền hòa. Nó làm ấm áp, tăng tình thân qua bữa cơm gia đình và là kỷ niệm, là ký ức luôn âm thầm sống trong tâm can của những người con của Huế khi xa quê. Hẳn là canh chột nưa này, đâu dễ gì du khách có dịp thưởng thức khi đi du lịch, phần lớn có lẽ chỉ là nghe để biết, biết để hiểu thêm hương vị của đất quê yên lành và biết để không bỏ lỡ, nếu như mình có một cơ may để nếm qua.
Theo Kim Cúc ( ngaynay.vn)
Sáng ngày 13/09/2024 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế, 43A Hùng Vương, phường Phú Nhuận, thành phố Huế đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo – Techfest vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung năm 2024 và diễn đàn “Kết nối nguồn lực, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung”. Đã có 7 báo cáo chính và 5 tham luận ngắn được trình bày tại diễn đàn lần này.
Sáng ngày 12/09/2024, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế, số 43A Hùng Vương, Tp. Huế đã diễn ra Triển lãm giới thiệu thiết bị công nghệ, sản phẩm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo, sản phẩm chủ lực của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Hơn 300 sản phẩm khoa học công nghệ đã có mặt.
Ngày 04/9, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 844/QĐ-BXD về việc Công nhận khu vực dự kiến thành lập quận, phường thuộc khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.
Thừa ủy nhiệm của Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII (2018-2023), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Giải thưởng công bố kết quả Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII (2018-2023) như sau:
Ngày 30/8/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 924/QĐ-TTg công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại I.
Ngày 30/8, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề "Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo chí cách mạng Việt Nam" nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh 2/9, 55 năm thực hiện Di chúc của Người (1969 - 2024).
Trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, du khách Việt Nam và người dân địa phương sẽ được miễn vé khi tham quan các điểm di tích Cố đô Huế.
Tối 26/8, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Nghệ sĩ Múa Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình thơ múa "Gánh hàng rong xứ Huế".
Chiều 20/08/2024 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao, Thành phố Huế đã diễn ra khai mạc Triển lãm Mỹ thuật của Câu lạc bộ (CLB) Sắc màu miền Tây Art dưới sự phối hợp tổ chức của Hội Mỹ thuật Việt Nam và Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao – Huế.
Để hưởng ứng Festival mùa thu Huế 2024, Bảo tàng đồ sứ kí kiểu thời nhà Nguyễn đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn” tại địa điểm 114 Mai Thúc Loan, Tp. Huế vào lúc 8h00 ngày 15/08/2024.
Chiều ngày 06/8, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức buổi gặp mặt Kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo tỉnh (8/8/1989 - 8/8/2024). Dự buổi gặp mặt có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế qua các thời kỳ; cùng đông đảo hội viên Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đó là chủ đề chính của hội thảo “Tạp chí Văn nghệ với vấn đề quảng bá du lịch địa phương” diễn ra vào chiều 31/7 vừa qua tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình do tạp chí Nhật Lệ đăng cai và phối hợp tổ chức.
Sáng ngày 31/7, tại thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình, đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm ngày ra số đầu tiên (1994 - 2024) của Tạp chí Nhật Lệ và gặp mặt cộng tác viên.
Ngày 1/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức mở cửa di tích Hải Vân Quan đón du khách tham quan sau hơn 2 năm được tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng trùng tu.
Sau triển lãm tranh sơn mài “Hình hài của thanh âm” của cố họa sĩ Võ Xuân Huy kết hợp trình diễn âm nhạc đương đại của con gái Võ Hà Hạnh Nhân, Tạp chí Sông Hương tiếp tục phối hợp với Công ty TNHH Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam tổ chức triển lãm với chủ đề “Giao của mùa – Cảm ơn mùa hè” vào chiều ngày 17/07/2024.
Chiều ngày 06/07/2024, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra cuộc triển lãm - trình diễn âm nhạc đương đại của Võ Hà Hạnh Nhân và các bạn trên nền 24 bức tranh sơn mài trừu tượng của cố họa sĩ Võ Xuân Huy.
Căn cứ Kế hoạch số 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); Thực hiện Kế hoạch số 238/KH-TU ngày 17/5/2024 của Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và công bố Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước.
Chiều 28/06, tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh, thường trực HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo thông tin về nội dung và thời gian tổ chức Kỳ họp thường lệ lần thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII nhiệm kỳ 2021 - 2026.