PHẠM XUÂN DŨNG
Tôi và nhiều bạn bè sinh viên còn nhớ nguyên vẹn cảm giác lần đầu nghe bài thơ “Đêm qua” của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đêm cư xá Huế lạnh và buồn đến nao lòng tê tái.
Ảnh: internet
Từ bấy đến nay dễ đã hơn một phần tư thế kỷ. Thời gian đủ để cho nhiều người đã đổi thay yêu ghét. Riêng tôi, vào những lúc bằng an và cả những khi lòng ngổn ngang trăm mối, vẫn nhớ đến những câu thơ xa xăm sương khói như ở một nơi chốn nào vọng lại mà gần gụi lắm, tri âm lắm với những vui buồn bắt đầu từ một bóng dáng người đẹp ở rừng Trường Sơn năm ấy.
Thôi em cảm tạ bàn tay
Anh so đời với tháng ngày trống không
Đêm qua trời đất mông lung
Có con chim nhạn bềnh bồng trong sương
Cứ điệp khúc “thôi em...” cứ luyến láy như một tiếng thở dài tiếc nuối cho những tháng ngày đã qua và những gì tốt đẹp mà thời gian cứ lặng lẽ vô tình bôi xóa. Từ cảm tạ với những vật hữu hình cụ thể như bàn tay con gái, bài thơ như một quán tính mộng du thi sĩ cuốn ta đi theo những liên tưởng trừu tượng, siêu hình hơn vào cõi mê buồn:
Thôi em cảm tạ chờ mong
Ngày anh đi hái phù dung chưa về
Đêm qua hương đã tàn mê
Mày ai còn dấu trăng thề như in
Thôi em cảm tạ ngày xanh
Trái cây chín đỏ trên cành mộng mơ
Đêm qua đứng ngóng bơ thờ
Mưa thời gian đã giăng mờ bên sông
Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, ở những bài để lại nhiều dư âm dư vị bao giờ cũng xa xôi sương khói, bảng lảng u huyền như ở một ngôi đền cổ u tịch bên rừng hoang sông vắng. Người đẹp hiện ra nửa thực nửa hư trong khói sương huyền thoại như có như không. Hoàng Phủ có lần nhận xét rằng nhạc Trịnh khi nói những điều buồn bã, cay đắng về thân phận con người thường gởi gắm vào một nhan sắc nào đó để bài hát bớt xót xa. Thơ Hoàng cũng vậy, những suy tư, triết lý đượm buồn cũng vịn vào một người con gái. Cái đẹp hiện ra như một sự an ủi tâm hồn, lại đôi khi như một phép màu cứu rỗi tâm linh. Mặc dù nếu đọc kỹ thơ Hoàng, nhiều lúc thấy bóng dáng người đẹp chỉ càng tăng thêm nỗi cô đơn thi sĩ. Dường như đó cũng là nghịch lý cuộc đời hay nghịch lý thi ca!
Thôi em cảm tạ con người
Đã thương đã ghét giữa đời vắng không
Đêm qua rơi xuống cội lòng
Vàng im ngọn lá ngô đồng thiên thu
Bây giờ đã hết trò chơi
Đã tàn cuộc rượu cho người ra đi
Đêm qua chẳng biết làm gì
Muốn tìm về gã Trương Chi nghe đàn
Đó là những cảnh tượng tâm trạng chứ không phải là những cảnh tượng cuộc đời. Chỉ là mới đêm qua thôi mà nghe đã xa xôi ký ức, dù có bóng hình chín vía hiện ra vẫn thấy mênh mang, quạnh quẽ nỗi buồn, một nỗi buồn sâu xa, thánh thiện tạo nên giống nòi thi sĩ. Giọng thơ đều đặn vang lên như một hồi chuông nguyện cầu cho ai đó trong đời hay vỗ về cho chính bản thân với nỗi buồn đơn chiếc.
Thôi em thăm thẳm Trường sơn
Ngày xưa anh vẫn cô đơn đã thường
Đêm qua nằm nhớ mưa nguồn
Con chim tắt lửa kêu buồn mấy năm
Thôi em ròng rã suối khe
Anh về mắc võng nằm mê đợi người
Hôm qua có lũ đười ươi
Lang thang rũ một trận cười trong mây.
Điệu buồn rừng cũ vẫn hiện ra như một ám ảnh khôn nguôi mà lắm khi dù người mộng về bên cũng đành thở dài bất lực, để cho người thơ nằm đợi chiêm bao với hy vọng mong manh được ngược về quá vãng. Chân dung nhà thơ là chân dung tâm trạng được phủ lên một màn khói sương xa vắng của đền đài, mộng mị xa xôi.
Bài thơ “Địa chỉ buồn” cũng là một lời tự bạch riêng tư:
Nhà tôi ở phố Đạm Tiên
Dưới sông nước chảy bên trên có cầu
Có mùi hương cỏ đêm sâu
Có loài hoa biết nuôi sầu tháng năm.
Đây là cảnh tượng có thực của một địa chỉ cụ thể, nơi mà nhà thơ từng sinh sống nhiều năm. Nhưng địa chỉ thì độc đáo: địa chỉ buồn như chính tên gọi của bài thơ. “Nhà tôi ở phố Đạm Tiên”! Cái thực đã được ảo hóa, buồn hóa, chọn tên gọi nhà mình như muốn vận vào đời, như đã vận vào đời tài hoa đa đoan, trắc trở. Người đẹp Đạm Tiên xuất hiện như một tin buồn linh nghiệm được báo trước, như một lựa chọn không thể chối từ. Nhưng chớ vội nghĩ chuyến viếng thăm định mệnh của Đạm Tiên là chỉ là đau khổ. Vì đó không chỉ là cay đắng mà còn là sứ mệnh, là vinh quang của loài thi sĩ. Thiên sứ buồn và gánh vác nỗi buồn hành hương cho trọn kiếp!
Tôi về ngủ dưới vầng trăng
Có em từ chốn vĩnh hằng nhìn tôi
Tình xa, xa mãi trong đời
Tóc xanh tiên nữ rối bời trên tay
Tôi còn ngọn nến hao gầy
Chảy như nước mắt từ ngày sơ sinh
Tôi xin em chút lòng thành
Cài lên một phiến u tình làm hoa.
Rồi cũng phải nương tựa vào cái đẹp mà buồn, mà sống, dẫu biết trăm nghìn lần chưa hết phù du. Nhưng có hề chi, một chút lòng thành thôi cũng đã thành vương miện, cũng đã siêu thoát cho biết mấy linh hồn.
Những chiều Bến Ngự giăng mưa
Hình như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang.
Thơ như vậy đã chạm đến những miền sâu thẳm của nỗi lòng và như một phép gọi hồn nhiệm màu linh ứng. Thơ của tâm linh! Nhà thơ đã vẽ nên một chân mày sắc đẹp tri âm run rẩy nỗi buồn.
Một hạnh phúc lớn của nghệ sĩ là được hóa thân. Sau khi đã phiêu bồng, mộng mị theo gió núi, mây ngàn, người đẹp muôn kiếp trước, thi nhân lại muốn “Về chơi với cỏ”:
Thưa rằng người đã quên tôi
Tôi về chơi với ngọn đồi cỏ may
Một đường hang, một dấu giày
Một người ngồi một tháng ngày bóng nghiêng
Cảm ơn người trái đào tiên
Tôi về lãng đãng nơi miền cỏ gai
Cỏ gai hoa thắm mặt người
Trinh nữ ơi, trinh nữ ơi - tôi buồn.
Người thơ vẫn không nguôi khao khát hóa thân, phân thân nên dù đã dặn lòng vô tư về chơi với cỏ vẫn cứ cố tình lạc vào cổ tích để thêm một lần được sống vẹn nguyên ý nghĩa con người bằng chính bản lai diện mục. Và người đẹp vẫn hiện ra trong khói hương huyền thoại, trong sắc màu cỏ hoa trinh nữ như một nhiệm màu không thể chia ly. Còn nỗi buồn đã mang tên Định mệnh!
Vẫn những vần thơ không hề oán than, trách móc mà nhẹ nhàng tiễn đưa hay thề hẹn một hôm nào...
Thôi người ở lại soi gương
Tôi đi về phía con đường cỏ lau
Nợ người một khối u sầu
Tim người tôi trả ngày sau luân hồi
Mai kia rồi cũng xa người
Tôi về ngủ dưới khung trời cỏ hoa
Có nàng xõa tóc tiên nga
Quỳ hôn cát bụi khóc òa như mưa.
Cuối cùng thì mong manh thi sĩ vẫn không thoát được, hay nói đúng hơn không ai muốn thoát sự chở che của những bóng hồng. Còn mong ước ngày sau, khi đã thành cát bụi vẫn có người hoa nức nở gọi tên mình.
Người đẹp trong thơ Hoàng thi sĩ thường buồn và nỗi buồn nên thơ bao giờ cũng đẹp. Thơ của ông, nhất là những bài lục bát, thường cổ kính, xa xôi, nhiều từ cũ đã mòn nhưng khi bước vào thơ vẫn gợi, vẫn dẫn đường cho những cung bậc tình cảm da diết, ruột gan. Vượt lên hết thảy, đọng lại sau cùng là là triết lý, chiêm nghiệm sâu xa của một trí tuệ, tâm hồn cả nghĩ. Người đọc thấm thía hơn về phái đẹp cũng như cái đẹp mong manh. Bởi vậy thơ hay của ông nhiều khi khiến chúng ta mất ngủ.
P.X.D
(SDB16/03-15)
ĐỖ NGỌC YÊN…Thơ Hoàng Trần Cương là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những chất liệu, hình ảnh và ngôn ngữ của đời sống, với sự đào sâu những suy tư, khát vọng sống của con người và một vùng quê mà anh đã nặng nghĩa sinh thành...
THỦY THANHCơn đại hồng thủy đầu tháng 11 năm 1999 được coi như "bản tổng kết thủy tặc" đầy bi tráng của thiên nhiên trong thế kỷ 20 đối với mảnh đất Thừa Thiên Huế. Nó đã gây ra nỗi kinh hoàng, đau thương, mất mát to lớn và cũng để lại không ít những hệ lụy nặng nề cho con người ở nơi đây. Và cũng chính nó - cơn lũ chưa từng có này - đã đi vào lịch sử.
BẾ KIẾN QUỐCNăm ấy, vào quãng mùa hè 1982, khi đang trực Ban văn xuôi của báo Văn Nghệ, tôi nhận được một bản thảo truyện ngắn kèm theo lời nhắn: “ Cái truyện này rất quan trọng đối với tôi. Rất mong được tòa soạn đọc kỹ và cho ý kiến. Mấy hôm nữa tôi sẽ quay lại”.
THÁI DOÃN HIỂUNgô Văn Phú là thi sĩ của đồng quê. Anh có thể viết nhiều đề tài như xây dựng, chiến tranh, lịch sử, tình yêu..., nhưng như lá rụng về cội, ngược về nguồn, Ngô Văn Phú trở lại nơi làng quê yêu dấu với một tình yêu bẩm sinh, yêu đến tận cùng gốc rễ như Nêruđa đã viết.
MAI VĂN HOANTrong số bạn bè cùng lứa thì Ngô Minh bước vào làng thơ muộn màng hơn cả. Nếu Lâm Thị Mỹ Dạ được chú ý ngay khi còn ngồi trên nghế nhà trường, Hải Kỳ có thơ in trên báo Văn nghệ những năm 69,70 thì Ngô Minh vẫn chưa hề có ai hay biết.
HOÀNG VŨ THUẬTCó những bài thơ đọc lên và bắt gặp ngay cái đẹp trong từng câu chữ. Lại có những bài thơ đọc đi đọc lại thấy hay mà không dễ gì tìm thấy ngay được. Nó như vẻ đẹp của người con gái có duyên thằm. Cái đẹp thầm kín, ẩn náu.
HOÀNG VŨ THUẬTTrong một bài thơ viết trên giường bệnh, trước khi mất vài hôm Thanh Hải tâm sự: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập trong hòa ca Một nốt trầm xao xuyến (Mùa xuân nho nhỏ)
Tiểu thuyết "Vạn Xuân" (Dix mille Printemps) của nữ văn sĩ Pháp Yveline Féray viết về cuộc đời Nguyễn Trãi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dày trên 1200 trang, do Nguyễn Khắc Dương và một số cộng tác viên dịch, do Nhà xuất bản Văn học in năm 1997 đã được độc giả Việt Nam đón nhận nồng nhiệt.
PHAN VĂN CÁCTuy Lí Vương Nguyễn Miên Trinh (1820- 1897) là con thứ 11 vua Minh Mệnh triều Nguyễn, tự là Khôn Chương, lại có tự là Quý Trọng, hiệu là Tĩnh Phố (tên ngôi vườn ông ở) lại có hiệu là Vi Dã. Tuy Lí Vương là tước phong cuối cùng của ông (trước đó từng có tước Tuy Quốc công năm 19 tuổi).
HOÀNG CẦM(Lời Bạt cho tập thơ ĐÓA TẦM XUÂN của Trịnh Thanh Sơn - Nhà Xuất bản Văn học 1999)
NGUYỄN KHẮC PHÊTác phẩm đầu tay của tôi - tập ký sự “Vì sự sống con đường” (NXB Thanh Niên, Hà Nội, 1968) viết về những đồng đội của tôi trong cuộc chiến đấu anh hùng bảo vệ tuyến đường 12A lên đèo Mụ Dạ, một đoạn đường trọng yếu trong hệ thống đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1965-1966, được xuất bản năm 1968, nhưng bài viết đầu tiên của tôi được in trên báo chí khi tôi vừa tròn 20 tuổi và đang học tại Hà Nội.
Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn. Anh sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930, quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà thơ mất ngày 15 tháng 12 năm 1980, tại thành phố Huế.
LÊ VĂN DƯƠNG1. Quý II năm 2005, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh phát hành, nói đúng ra là tái bản lần thứ nhất cuốn Tản mạn nhớ và quên của Nguyên Ngọc. Cuốn sách dày 560 trang, tập hợp 15 bài viết của tác giả ở những thời điểm khác nhau nhưng đa phần là vào những năm 90 của thế kỷ XX và một vài năm mở đầu thế kỷ XXI.
PHAN CHÍNSau khi làm tròn vai một nhà chính trị, không giống như nhiều người khác, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm rời Thủ đô Hà Nội về Huế sinh sống.
NGUYỄN THỊ KIM THANH(Nhân đọc Tập thơ Ngày đầu tiên của Trần Hữu Lục - NXB Hội Nhà Văn, 01-2010)
HOÀNG NHƯ MAI - NGUYỄN VĂN HẤN Cùng với những tập quán cổ truyền ngày Tết dân tộc, từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, nhân dân ta đã có thêm một tập quán quý báu nữa: đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ.
NGÔ MINHTôi đọc và để ý đến thơ Đông Hà khi chị còn là sinh viên khoa văn Trường Đại học Sư phạm Huế. Thế hệ này có rất nhiều nữ sinh làm thơ gây được sự chú ý của bạn đọc ở Huế và miền Trung như Lê Thị Mỹ Ý, Nguyễn Thanh Thảo, Huỳnh Diễm Diễm.v.v... Trong đó có ấn tượng đối với tôi hơn cả là thơ Đông Hà.
NGUYỄN ANH TUẤNKhông gian trữ tình không là một địa danh cụ thể. Mặc dù có một “thôn Vĩ” luôn hiện hữu hết sức thơ mộng trên toàn đồ trực diện thẩm mỹ của bài thơ, với những màu sắc, hình ảnh, đường nét:…
KHÁNH PHƯƠNGNhân cách văn hóa của nhà văn có thể được biểu hiện bằng những hành động, thái độ trong đời sống, nhưng quan trọng hơn, nó chi phối nhân cách sáng tạo của nhà văn.
HỒNG DIỆUTrương Mỹ Dung đời Đường (Trung Quốc) có một bài thơ tình yêu không đề, được nhiều nhà thơ Việt Nam chú ý.