Làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ) và làng An Nông (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) là nơi lưu giữ những tài liệu chứng minh chủ quyền biển đảo Hoàng Sa của nước ta. Những tài liệu quý hàng trăm năm tuổi được người dân các ngôi làng này xem như báu vật và dốc sức giữ gìn.
Một góc di tích quốc gia đình làng Mỹ Lợi.
Những báu vật chủ quyền
Lão nông Nguyễn Hào (82 tuổi)- Trưởng Ban quản lý đình làng Mỹ Lợi- tiếp chuyện chúng tôi dưới mái đình cổ kính bằng giọng tự hào. Cụ Hào kể, làng Mỹ Lợi được thành lập vào năm 1562, đình làng được dựng từ năm 1808. Từ đó đến nay, ngoài là nơi sinh hoạt văn hóa của dân làng, ngôi đình này còn là nơi lưu giữ nhiều tư liệu Hán- Nôm rất có giá trị, trong đó có tư liệu chứng minh chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.
Rồi cụ Hào cẩn thận mở chiếc hòm gỗ đã sờn màu lấy ra những văn bản được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm cho chúng tôi xem. Trong số hơn 1.200 văn bản do tổ tiên của làng để lại, có một văn bản viết bằng chữ Hán trên giấy dó, có bút phê của vua, mang giá trị đặc biệt. Bằng giọng nghiêm trang, cụ Hào tạm dịch văn bản này: “Vào năm Quý Hợi (1743), phường An Bằng (nay là làng An Bằng, xã Vinh An, huyện Phú Vang - PV) buộc phường Mỹ Toàn (nay là làng Mỹ Lợi) đón chiếc thuyền của hải đội Hoàng Sa để kéo về bờ sông và cùng nhau tổ chức tuần tra trên biển Hoàng Sa. Do phường An Bằng không thực hiện đúng cam kết nên ngày 19 tháng 9 năm Cảnh Hưng thứ 20 (1759), triều đình ban sắc chiếu đóng dấu ấn buộc phường An Bằng đền tiền 3 quan cho phường Mỹ Toàn...”.
Cụ Hào bảo, nội dung văn bản này hoàn toàn trùng khớp với những thông tin được ghi chép trong cuốn lịch sử của làng Mỹ Lợi từ gần 300 năm trước. Cụ thể, theo thông tin trong cuốn sử làng, dưới thời nhà Nguyễn, người dân làng Mỹ Lợi đã phối hợp với hải đội Hoàng Sa tuần tra bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của nước ta. Người dân Mỹ Lợi cũng thường xuyên đóng góp lương thực, thực phẩm để tiếp tế cho hải đội Hoàng Sa giữ gìn chủ quyền biển đảo trước sự xâm lấn của ngoại bang. “Để phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, năm 2010, làng đã bàn giao bản gốc của văn bản này cho Bộ Ngoại giao, bản mà làng đang giữ hiện nay là bản sao. Đó là bằng chứng chứng minh Hoàng Sa là lãnh thổ không thể tách rời của nước ta”- cụ Hào nói.
Từ khi vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo nóng lên, đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm về làng An Nông tiếp cận những tài liệu quý giá chứng minh chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của nước ta. Vừa gặp chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Hùng- Trưởng tộc họ Nguyễn Hữu ở làng này- đã tự hào kể rằng cao tổ dòng họ của ông là ngài Nguyễn Hữu Niên từng giữ chức cai đội Hoàng Sa dưới thời Gia Long và được vua phong tước Hiến Đức hầu... Sau khi thắp nén hương trước bài vị của ngài cao tổ, ông Hùng mở cho chúng tôi xem những tài liệu Hán- Nôm quý nói về vị cai đội Hoàng Sa được cất giữ tại chùa Tiên Linh do chính ngài Nguyễn Hữu Niên lập ra.
“Thuở đó, vua ban chiếu tìm người trấn giữ vùng Hoàng Sa, có hơn 50 trai tráng trong làng đăng ký tham gia nhưng chỉ có ngài cao tổ của chúng tôi được chọn. Khi đó làng An Nông, nhất là dòng họ Nguyễn Hữu, vinh dự lắm”- ông Hùng nói, rồi ông giới thiệu nội dung cụ thể của các tài liệu. Ngoài tờ sai ngày 22.8 năm Gia Long thứ nhất (1802) có đóng dấu “Thần sách hậu doanh quan phòng” bằng chữ triện mực đen ghi cai đội Hoàng Sa là Nguyễn Hữu Niên, nhiều tài liệu gốc khác ở đây đều thể hiện thông tin này. Trong đó, nổi bật là tờ sai của quan khâm sai đô thống chế hậu doanh quân thần sách và tờ sắc của vua gửi cho cai đội Nguyễn Hữu Niên… Năm 2012, đại diện Bộ Ngoại giao đã ghi nhận những tài liệu chứng minh chủ quyền Hoàng Sa này.
Tiếp lửa cho hậu thế
Xem những tài liệu về cai đội Hoàng Sa Nguyễn Hữu Niên như báu vật nên họ tộc Nguyễn Hữu và người dân làng An Nông dốc sức giữ gìn hơn 200 năm qua. Vào mỗi dịp trời mưa lũ, việc đầu tiên dân làng nghĩ tới là làm sao để những tài liệu này không bị hư hỏng. “Chúng tôi chọn vị trí an toàn nhất ở chùa để cất giữ tài liệu. Mỗi khi có mưa lụt thường xuyên có lực lượng phụ trách việc bảo quản những tài liệu này”- ông Nguyễn Hữu Hùng kể.
Đến chùa Tiên Linh, chúng tôi gặp nhiều người dân đến đây thắp hương trước bài vị của ngài cai đội Nguyễn Hữu Niên. Ông Lê Văn Minh (thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn)- một trong nhiều người chúng tôi gặp- cho biết hầu như tuần nào ông cũng đến chùa thắp hương tưởng nhớ ngài cai đội Hoàng Sa. “Qua những tài liệu tại chùa, chúng tôi rất tự hào khi biết không chỉ ở Quảng Ngãi mà ở Huế cũng từng có vị cai đội Hoàng Sa có nhiều công trạng. Đây là động lực tinh thần để người dân địa phương nỗ lực nhiều hơn trong việc đóng góp sức người và sức của để cùng quân dân cả nước bảo vệ chủ quyền chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”- ông Minh nói.
Ông Võ Thanh Tùng- Phó Trưởng ban nghi lễ làng Mỹ Lợi chia sẻ rằng, tài liệu chứng minh chủ quyền Hoàng Sa của làng luôn được người dân giữ gìn như báu vật thiêng liêng. Các thế hệ đi trước của làng đã căn dặn hậu thế bằng mọi giá phải bảo vệ báu vật này. “Gần 300 năm qua dân làng không bao giờ quên nhiệm vụ và báu vật ấy đã tiếp lửa cho dân làng, nhất là ngư dân, trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh hải”- ông Tùng nói.
Ông Phan Như Ý- Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Mỹ cho biết, chính truyền thống bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa từ thời Nguyễn đã tiếp sức mạnh cho dân làng Mỹ Lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người dân Mỹ Lợi đã anh dũng, kiên cường chiến đấu để bảo vệ căn cứ địa cách mạng. Vì vậy, Mỹ Lợi có đến 128 hộ gia đình có công với nước và 131 anh hùng liệt sĩ... Với sự đóng góp to lớn ấy, Mỹ Lợi đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.
Sau ngày đất nước thống nhất, người dân Mỹ Lợi có nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế. Hiện toàn thôn có 1.552 hộ dân (6.500 khẩu) sản xuất trong các lĩnh vực nông, ngư nghiệp và thương mại, dịch vụ với thu nhập bình quân đạt 11 triệu đồng/người/năm. Làng có khoảng 110 hộ dân có tàu thuyền đánh bắt trên biển và đây là lực lượng có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Theo danviet.vn
Chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Thừa Thiên Huế chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, diễn ra vào sáng ngày 4/10 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội VHNT Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh 5 vùng đất Kinh đô Xưa và Nay, diễn vào sáng ngày 28/9 tại 47 Bà Triệu, Hà Nội.
Hội NSNA Việt Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật và Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Khai mạc Triển lãm Ảnh Nghệ thuật "Bắc miền Trung hôm nay" lần thứ 17 năm 2010, diễn ra vào tối ngày 20/9 tại tiền sảnh Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Du lịch Thanh Hóa.
Ngày 13/9, ông Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký ban hành Quyết định số 1693/QĐ-UBND về việc tặng thưởng văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế giai đoạn 1975-2010.
Sáng ngày 10/9, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, 23 Nhật Lệ.
Sáng ngày 9/9, Hội Nghệ sỹ múa Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, 26 Lê Lợi, Huế.
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày mất của của Léopold Cadière (1869-1955), Ủy ban Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám mục Giáo phận Huế đã tổ chức Hội thảo về thân thế và sự nghiệp của nhà thừa sai, nhà nghiên cứu về Huế và Việt Nam học Léopold Cadière, diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Huế từ ngày 7-9/9.
Sáng ngày 4/9, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại 26 Lê Lợi, TP Huế.
Chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc phòng triển lãm Mỹ Thuật Thừa Thiên Huế 2010, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 28/8, Thường trực Tỉnh uỷ đã tổ chức họp báo giới thiệu nội dung, chương trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015.
Chiều ngày 23/8 (14/7 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế đã khai mạc chương trình Vu Lan Phật lịch 2554 và phòng trưng bày tranh, hoa sen giấy của họa sĩ Thân Văn Huy.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc) tổ chức trại sáng tác VHNT “Về nguồn”, diễn ra từ ngày 12/8 và vào sáng hôm qua -ngày 22/8, Hội đã tổ chức Bế mạc trại và công diễn tác phẩm tại trụ sở UBND xã Vinh Mỹ.
Chào mừng kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tối ngày 20/8, tại cà phê sách Phương Nam, 15 Lê Lợi, TP Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh Miền Trung Công ty Phương Nam tổ chức Chương trình thơ “Viết sử nước mình trên mặt đất”.
Chào mừng 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/8, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2010) và 5 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2010), diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chiều ngày 17/8, tại Văn phòng UBND tỉnh, đồng chí Ngô Hòa, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh chủ trì buổi họp báo thông báo về công tác chuẩn bị Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III.
Sáng ngày 08/8, Nhà Thiếu nhi Huế, Hội LHVHNT TT Huế, Phòng Giáo Dục, Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc Trại Sáng tác Văn học Thiếu nhi Huế 2010.
Sáng ngày 30/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, số 26 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Sáng ngày 27/7, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm và cầu siêu bạt độ anh linh cho các anh hùng liệt sỹ, nhân sỹ trí thức, học sinh sinh viên và đồng bào các giới đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước tại di tích lịch sử văn hóa Chín Hầm, phường An Tây, thành phố Huế.
Chiều ngày 25/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức đại hội XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Chiều ngày 17/7, tại gallery Chiêu Ê, số 89 Minh Mạng, Huế, đã khai mạc phòng triển lãm tranh của ba tác giả Đinh Cường, Hoàng Đăng Nhuận và Phan Ngọc Minh.