Thanh trà xứ Huế từ lâu đã rất nổi tiếng và trở nên quen thuộc đối với tất cả mọi người, là một trong 5 đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế xác lập kỷ lục châu Á, top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam theo bộ tiêu chí công bố giá trị đặc sản Việt Nam (năm 2014).
Những món ngon được biến tấu từ Thanh trà Huế
Theo sử sách triều Nguyễn hơn 200 năm trước, trong nhiều của ngon vật lạ tiến vua, cùng với gạo de An Cựu, nhãn Kim Long, chè Tuần... còn có sự góp mặt của thanh trà của làng Nguyệt Biều (nay là phường Thủy Biều, Tp. Huế).
Thanh trà không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng, bởi vậy toàn bộ quả thanh trà đều được người phụ nữ xứ Huế vốn nổi tiếng đảm đang, khéo léo sử dụng, không bỏ bất cứ thứ gì với “thực đơn mười món”, “thực đơn 7 món” như gỏi thanh trà, rượu thanh trà, bánh canh thanh trà, đa nem thanh trà, chè thanh trà, súp thanh trà, gà hấp thanh trà... Món nào cũng rất kỳ công và đặc biệt.
Năm 2014, tại Ngày hội Thanh trà Thủy Biều, lần đầu tiên sản phẩm mứt thanh trà được giới thiệu gây sự chú ý của du khách thập phương. Nếu là một người khéo tay hay làm, bạn vẫn có thể làm được món ngon này ngay tại nhà.
Sau khi cắt thanh trà để ăn, phần vỏ ngoài cùng bạn rửa sạch, cắt khúc khoảng 1cm, thái thành từng sợi dài sao cho đẹp mắt. Không nên cắt mỏng quá, khi rim mứt thanh trà dễ bị cháy.
![]() |
Thanh trà cắt khúc, rửa sạch với nước và vắt khô, để ráo |
![]() |
![]() |
Trộn đều với đường theo tỉ lệ tùy ý |
Trộn đều toàn bộ phần vỏ thanh trà đã cắt với đường theo tỉ lệ tùy ý, đợi khoảng 30 phút để đường ngấm vào trong thanh trà và rim trên ngọn lửa nhỏ, đảo đều đến khi phần đường sệt lại, ngả sang màu vàng cánh gián thì nhấc xuống. Tiếp tục đảo đều cho đến khi phần mứt khô se lại, thế là xong một mẻ mứt thanh trà "kiểu Huế".
![]() |
Thành phẩm mứt thanh trà có màu vàng rộm rất bắt mắt |
Cũng có nhiều người chế biến cầu kỳ hơn, có thể bỏ tất cả phần vỏ đã cắt vào nồi, đổ ngập nước và bỏ thêm chút phèn chua để khử vị đắng của vỏ thanh trà rồi đun sôi trong thời gian khoảng 5-10 phút.
Sau khi nấu sôi, thanh trà được vớt ra, vắt nước để bớt vị hăng, nồng của vỏ rồi để ráo. Tiếp tục xả thêm khoảng 3-4 lượt nước nữa, vắt nước, để ráo.
Cho đường vào, trộn đều với phần thanh trà đã được sơ chế. Tùy theo sở thích của mỗi người mà cho đường ít hay nhiều, sau 30 phút có thể đem rim trên chảo.
Lửa rim mứt thì không được quá nóng, để liu riu và đảo đều để đường có thời gian ngấm vào thanh trà. Khi thấy phần đường bắt đầu sệt lại có thể nhắc xuống, tiếp tục đảo cho đến lúc thanh trà khô hẳn là hoàn tất.
Thành phẩm mứt thanh trà khi ăn vào, ban đầu có vị ngọt của đường nơi đầu lưỡi, khi nhai có hương nồng nhẹ dịu của thanh trà và khi nuốt vào đến cổ lại có vị thanh, rất đặc biệt. Mứt thanh trà không quá mềm, cũng không quá dẻo, nếu bỏ vào túi bóng có thể bảo quản được rất lâu. Những ngày mưa gió chuyển mùa của Huế, đem mứt thanh trà ra đãi bạn thật không còn gì ấm lòng hơn, lại an toàn và tốt cho sức khỏe.
![]() |
Mứt thanh trà dùng để đãi khách những ngày mưa lạnh rất tuyệt vời (Ảnh: báo Thừa Thiên Huế Online) |
Huế đang vào mùa thanh trà, sau khi ăn, nhiều người gom vỏ thanh trà còn tươi nguyên, thái mỏng và cất vào ngăn đông tủ lạnh, để đến những ngày cận Tết, trong tiết trời se lạnh, đem ra làm mứt, rồi ngồi quây quần bên bếp lửa đảo đảo, rim rim, chợt dậy lên mùi vị quê hương.
Theo Khám phá Huế
Sáng 28/9, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tổ chức chương trình “Mùa đông xứ Huế”.
Từ ngày 02/10 đến ngày 18/12/2016 sẽ diễn ra Liên hoan phim khoa học năm 2016 tại 19 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó có điểm tổ chức tại các trường học trên địa bàn thành phố Huế.
Chiều ngày 23/9/2016, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế ,Tạp chí Sông Hương phối hợp với nhà xuất bản Đại học Huế đã tổ chức giới thiệu tác phẩm “Các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại và sự tiếp biến, vận dụng ở Việt Nam” của Phó giáo sư . TS Bửu Nam vừa được NXB Đại học Huế ấn hành.
Chiều ngày 16/9, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm “Hồi Cố” nhân kỷ niệm 71 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh.
Sáng ngày 16/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Hội thảo khoa học “ Di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn – Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị”.
Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ Khánh thành dự án “Bảo tồn, Tu bổ di tích Triệu Miếu”.
Chiều ngày 9/9, Ban chấp hành Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm lại và bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo và quản lý của cơ quan Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2016-2021.
Sáng ngày 9/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương và họa sỹ Nguyễn Đại Giang phối hợp tổ chức trao tặng tác phẩm Mỹ thuật "Nghệ thuật đảo ngược" cho tỉnh Thừa Thiên Huế với sự tiếp nhận của Sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên Huế.
Chiều 3/9, tại 26 Lê Lợi-Huế, Tạp chí Sông Hương tổ chức khai mạc Triển lãm “Nghệ thuật Đảo Ngược” với 17 tác phẩm của Họa sĩ Nguyễn Đại Giang.
Chiều ngày 1/9, UBND Tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết Festival Huế 2016.
Sáng 1.9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức buổi họp báo về việc tổ chức “Hội thảo quốc tế về các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn – Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị” tại Thành phố Huế.
Sáng 30/8, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021. Tham dự có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Không phải ngẫu nhiên mà Giáo sư Phan Huy Lê lại đặt tên cho đứa con tinh thần của mình vừa mới ra đời cách đây không lâu là “Huế và triều Nguyễn”, cuốn sách do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với NXB Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản năm 2014.
Sáng ngày 18/8, Bảo tàng Văn hóa Huế đã tổ chức trưng bày chuyên đề “ Huế - Những trang sách” nhân chào mừng kỷ niệm 71 năm cách mạng Tháng tám và Quốc khánh 2/9 (1945-2016).
Ngày 17/8, Bộ Nội vụ công bố chỉ số cải cách hành chính 2015 (PAR INDEX 2015) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chiều ngày 14/8, tại Nhà sách Phương Nam 15 Lê Lợi – Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu “Du Tử Lê và bằng hữu”. Tham dự có đông đảo văn nghệ sĩ và bạn bè yêu mến thơ ca của nhà thơ Du Tử Lê.
Tọa đàm xác định giá trị lịch sử, văn hóa địa điểm Hội Quảng Tri và góp ý phương án xử lý xuống cấp trụ sở UBND phường Phú Hòa
Tối 26/7, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra lễ khai mạc “Triển lãm Ảnh và Phim Phóng sự - Tài liệu trong Cộng đồng ASEAN”.
Sau một thời gian vắng bóng, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã bảo tồn và nhân giống thành công giống sen trắng để trồng ở các hồ trong khu vực Đại Nội Huế. Tháng Bảy về, mùi hương của hoa sen trắng từ các hồ trong Đại Nội Huế lan tỏa, như mời gọi và níu chân du khách.
Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, qua 4 đợt xét duyệt, hiện nay cố đô Huế có 6 cổ vật được Thủ tướng ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia, gồm cửu đỉnh và cửu vị thần công, chuông chùa Thiên Mụ, ngai vua triều Nguyễn, áo Tế Giao của vua Nguyễn, bia Khiêm Cung Ký và vạc đồng thời chúa Nguyễn (bộ sưu tập).