Trong thiên phóng sự tháng Tám “Sáng, Mê” đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy năm 1949, nhà văn Vũ Bằng có thuật lại quang cảnh sau: “Từ đầu tháng, những hàng bánh Trung thu không còn thiếu một cách quảng cáo gì mà không đem ra dùng. Báo chí. Truyền thanh bươm bướm”. Các nhà buôn xưa đã hăm hở “quảng cáo”, “PR” cho nhãn hiệu bánh của mình.
Một số quảng cáo bánh Trung thu trên báo xưa
Chở bánh bằng… máy bay!
Ngày nay chúng ta thường biết đến cụm từ “ngon - bổ - rẻ” trong truyền thông tiếp thị, nhưng ít ai biết, trước kia người ta đã nhuần nhuyễn cách quảng cáo này.
Trước hết, để tự quảng bá về độ ngon, chất lượng của bánh Trung thu, các hiệu bánh xưa đã dùng nhiều cách thức đánh vào tâm lý của người tiêu dùng. Trên báo Tia Sáng, số 653, ngày 16-9-1950, có đăng tin quảng cáo như sau: “Bánh trung thu Hiệu Tiên Xương, 91 phố Hàng Bạc, Hà Nội, các thứ bánh do thợ chuyên môn lâu năm rất tinh khiết. Được giải nhất cuộc thi bánh mứt tại Khai Trí Tiến Đức ngày 8 và 9-9-1935”. Có thể thấy, các giải thưởng, chứng nhận đã được các nhà buôn lấy làm tiêu chuẩn bảo đảm cho chất lượng, làm cho thực khách yên tâm, tin tưởng lựa chọn.
Đặc biệt, có một hiệu bánh ở Hải Phòng, đăng một quảng cáo thoạt nghe rất “kêu” và hút khách: “Bánh trung thu Thuận Lợi (số 73 Phố Khách, Hải Phòng) đã được vang tiếng khắp Bắc Kỳ, ai ăn qua đều khen ngợi là ngon”. (Báo Tia Sáng, số 653, ngày 16-9-1950).
Có nhà buôn lại chứng tỏ độ ngon, chất lượng của bánh qua hàng chục năm kinh nghiệm của hiệu mình như hiệu Đông Hưng Viên (số 90 Hàng Buồm, Hà Nội): “Bánh trung thu Đông Hưng Viên, một hiệu bánh từng đã nổi tiếng và tín nhiệm khắp 3 Kỳ ngoài 70 năm…” (Báo Thời sự, số 821, ngày 23-9-1949).
Lại có một quảng cáo rất ấn tượng về sự kỳ công của cửa hàng trong vận chuyển bánh Trung thu: “Hiệu bánh Tai Quynh Lam ở Chợ Lớn, Sài Gòn, nguyên liệu toàn thứ hảo hạng, thanh khiết và trong sạch. Ngày nào cũng có bánh mới chở bằng máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội và Hải Phòng để các ngài dùng” (Báo Tia Sáng, số 653, ngày 16-9-1950).
Còn riêng nhấn mạnh về giá rẻ, các hiệu bánh cũng tung ra rất nhiều nội dung hút khách. Như hiệu bánh ZILY (Quán Đô Thành, số 24 Lê Quý Đôn, Hà Nội) tuyên bố: “ZILY ngon có tiếng, nhất định rẻ hơn các hiệu khác” (Báo Tia Sáng, số 644, ngày 7-9-1950). Không kém cạnh, hiệu bánh Cửu ký đáp trả: “Bánh trung thu Cửu Ký (số 60 phố Huế, Hà Nội), thơm ngon rẻ tiền không đâu bằng” (Báo Tia Sáng, số 653, ngày 16-9-1950).
Tặng quà cho trẻ em, làm thơ quảng cáo… bánh Trung thu!
Ngoài những cách thường thấy của các hiệu bánh Trung thu xưa, một số nhà buôn đầu thế kỷ 20 lại có những “độc chiêu” hút khách, thông minh và tinh tế.
Nhằm thu hút thực khách đến với hiệu bánh của mình, hiệu bánh trung thu Tây Nam đã nghĩ ra một “độc chiêu” là tặng quà cho trẻ em: “Từ mồng 1 tới 12 tháng 8 ta, quý ngài mua từ 2 cân bánh trở lên. Bản hiệu sẽ xin biếu một quả bóng Nguyên tử ở bên Mỹ mới sang để làm quà cho trẻ em và tạ ơn quý ngài đã chiếu cố tới bản hiệu” (Báo Tia Sáng, số 1374, ngày 27-9-1952).
Không chỉ có hiệu Đông Hưng Viên, hiệu bánh Chi Hưng (số 2b Hàng Đường, Hà Nội) cũng dùng chiêu tặng quà biếu cho thực khách: “Đặc biệt: Có quà biếu trong 10 hôm, từ mồng 1 đến mồng 10. Tùy theo số bánh của các ngài mua” (Báo Tia Sáng, số 650, ngày 13-9-1950).
Chưa hết, vẫn hiệu Đông Hưng Viên, còn nảy ra ý tưởng làm thơ quảng cáo bánh Trung thu, khi mà đọc thơ vẫn là thú vui của nhiều độc giả. Hơn nữa, quảng cáo bằng thơ ca có vần điệu, thường dễ nghe, dễ nhớ lại dễ thuộc. Vậy là hàng loạt bài thơ quảng cáo ra đời: “Bánh dẻo, bánh nướng thơm ngon/Thủ đô nhất định không còn đâu hơn. Đông Hưng Viên Đại Tửu Gia…” (Báo Tia Sáng, số 1374, ngày 27-9-1952).
Rồi các nhà khác cũng đua nhau ra thơ quảng cáo bánh Trung thu: “Trung thu mua bánh hiệu nào?/Bánh ngon nhất chỉ tìm vào Tây Nam”(Báo Tia Sáng, số 1374, ngày 27-9-1952); “Bánh Trung thu hiệu Nhật Tân/Thủ đô nức tiếng xa gần đâu hơn?” (Báo Tia Sáng, số 1373, ngày 26-9-1952).
Đúng là muôn kiểu quảng cáo bánh Trung thu trên báo chí xưa. Kết lại câu chuyện, có thể dùng lời của một ký giả báo Phụ nữ Tân Văn viết năm 1933 đánh giá về một hiệu bánh: “Đó là tại Đức Thành Hưng (tên hiệu bánh) vụng quảng cáo; nếu không mối lợi ấy thì họ phát đạt hơn nhiều mới phải” (Báo Phụ nữ Tân Văn, số 220, ngày 12-10-1933).
Chúng ta đang đối diện với truyện ngắn - thể loại đầy sức năng sản ở thời điểm đương đại, và cũng có thể nhận định rằng, đây là thể loại sáng tạo nhất trong tư duy hệ hình văn học hậu hiện đại.
NGUYỄN TĂNG PHÔ
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Phải giải thích cho mỗi người thích giải
Cần công bằng với những kẻ bằng công.
LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.
UÔNG TRIỀU
Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.
VIỆT HÙNG
Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".
TRUNG SƠN
Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.
HOÀNG ĐĂNG KHOA
Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.
"Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".
Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.
Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.
Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.
Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.