Nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch - Ảnh tư liệu
Thực tế về mặt lý luận, trong bộ môn văn học so sánh, kể cả những ý kiến cực đoan nhất, cục bộ nhất, người ta cũng chỉ đề cập vấn đề ở qui mô dân tộc hoặc cấp độ quốc gia chứ chưa ai nói đến một nền văn hóa địa phương. Tôi cũng đã từng được dự hai cuộc hội thảo về những vấn đề văn học miền Trung, một của Hội Nhà văn, một của trường Đại học khoa học Huế nhưng cuối cùng vẫn thấy tù mù về cái gọi là văn học vùng hoặc văn học miền ấy. Theo tôi, mỗi quốc gia chỉ có một nền văn học và mỗi địa phương là một bộ phận của nền văn học ấy chứ không thể có những nền văn học "nội tỉnh". Chỗ khác nhau là mỗi vùng, mỗi địa phương, tùy "nết đất" của nó mà sinh ra nhiều hay ít những nhà văn. Nhà văn và những sáng tạo của họ đều không có biên giới. Chẳng lẽ những ý tưởng nghệ thuật, những tư duy tưởng tượng cũng phải đóng khung trong một phạm vi nào đó như những qui tắc quản lý hành chính.Càng không thể khu biệt rành rọt tài năng địa phương, tài năng quốc gia, tài năng quốc tế trong lĩnh vực văn chương. Nếu xét về yếu tố ngôn ngữ thì cũng không thể lấy tiếng địa phương dùng trong văn bản để làm thước đo bản sắc. Văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ. Khi ngôn ngữ đã thành nghệ thuật thì cũng có nghĩa là nó đã được "xã hội hóa" về mặt thẫm mỹ. Ở đấy, nó đã lớn hơn xác chữ, lớn hơn chính nó và lớn hơn cả cái "địa phương tính" vốn có của nó. |
Kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2017)
HÀ VĂN LƯỠNG
LÊ XUÂN MINH THAO
Sông Bạch Đằng, một nhánh sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng - nơi từng diễn ra những trận đánh quân xâm lược bằng đường thủy vang dội, quyết liệt; nơi hội tụ sức mạnh và chiến công dân tộc, chảy nối các thế hệ, thời đại, trở thành biểu tượng tinh túy của non sông: “Trăm con sông đều muốn hóa Bạch Đằng” (Chế Lan Viên).
NGUYỄN HỮU TẤN
1. Thi ca là tiếng nói chân thật nhất của tâm hồn con người. Tập lục bát Đầu non cuối bãi của Nguyễn Lãm Thắng (Nxb. Đại học Huế, 2014), nói theo kiểu “anh về trích cú tầm chương” của nhà thơ, đã thể hiện rất chân thực một bản ngã, một nhân vị hết sức chân thực và sinh động.
ĐÀM NGHĨA HIẾU
Nghiên cứu về căn tính tộc người có nhiều lối vào khác nhau: các thói quen của cuộc sống thường ngày, sinh hoạt tín ngưỡng và lễ hội, các truyện kể dân gian, v.v. trong đó, những dấu chỉ từ truyện cổ, từ thế giới biểu tượng luôn luôn có tiếng nói quan trọng.
LÊ QUANG THÁI
Sáng tác Văn tế cô hồn hay Văn tế thập loại chúng sinh thể hiện lòng hiếu nghĩa đối với tiên nhân, người thân và kể cả đồng bào, nó dựa vào nguồn cội tri ân sâu thẳm.
LÊ VĂN TRUNG
Trong dòng chảy của văn học Việt Nam đương đại, Nhật Chiêu là một trong những cây bút truyện ngắn có phong cách độc đáo. Với ý thức cách tân, những sáng tác của ông đã góp phần làm phong phú diện mạo cho nền văn xuôi nước nhà.
Nhà văn Trần Tiễn Cao Đăng, tác giả cuốn tiểu thuyết kỳ lạ Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian, chia sẻ những suy nghĩ về cuốn tiểu thuyết mới nhất của mình, quan niệm của riêng anh về văn chương và thế giới.
PHẠM PHÚ PHONG
Văn chương là con đường không phải dễ dàng. Có người đánh cược cả cuộc đời mình với trò chơi chữ nghĩa, trĩu nặng hai vai từ khi còn quẫy đạp trong nôi cho đến khi nằm yên dưới mồ như chiếc nồi úp lại, khép kín cuộc đời, vẫn chưa hiểu nổi luật chơi.
NGUYỄN THỊ TỊNH THY
Chúng ta sinh ra là đàn bà, chúng ta hãy cứ là đàn bà
PHAN TUẤN ANH
“Thái độ của nhà thơ vĩ đại chính là làm cho nô lệ vui vẻ, làm cho những ông vua tàn bạo sợ hãi”.
(Walt Whitman)
NGUYÊN NGỌC
(Trưởng ban sáng tác Hội Nhà văn Việt Nam)
Thế nào là một nhà văn trẻ?
Vũ Trọng Phụng mất năm 27 tuổi. Theo chỗ tôi nhớ, từ ấy đến nay không ai gọi ông là nhà văn trẻ.
PHAN TRỌNG HOÀNG LINH
Tính đa thanh (polyphonic) là một trong những đặc trưng phổ biến của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. Nhưng chủ đích tạo nên cấu trúc đối thoại (dialogic structure) hoàn chỉnh và xuyên suốt thì Nguyễn Việt Hà là cái tên ấn tượng. Càng đặc biệt hơn khi cấu trúc ấy được cấu thành trong sự gắn bó mật thiết với hình tượng “rượu”.
LƯƠNG DUY THỨ
…Hồ Chí Minh là một nhân cách văn hoá lớn. “Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt trong các lĩnh vực văn hóa giáo dục và nghệ thuật đã kết tinh truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam” (Nghị quyết của UNESCO).
NGUYỄN ĐĂNG MẠNH
Chúng ta đã viết nhiều, nói nhiều, giảng nhiều về văn thơ Bác. Trong nhà trường, chương trình văn từ các cấp phổ thông đến đại học đều dành vị trí quan trọng cho những tác phẩm của Người.