LÊ HUỲNH LÂM
Mỗi người bước vào cõi thơ ắt hẳn sẽ để lại dấu ấn bằng mỗi phương cách khác nhau. Có người đi vào thơ ca qua những cuộc chiến, có người dùng chính đôi bàn chân mình, hay đôi tay mình, cũng có người bước vào thơ bằng chiếc xe đạp hay xe gắn máy,… nhưng tất cả đều đến với thi ca bằng trái tim.
Có thể nói Nguyễn Văn Phương là thi sĩ đầu tiên đã bước vào cõi thơ trên ba bánh xe Xích lô. Thơ như chắp cánh cho Xích lô của thi sĩ Phương bay cao hơn. Sau tập thơ “Có những dòng sông” in chung bốn tác giả năm 1992 do Nxb. Thuận Hóa cấp phép, rồi đến “Chở gió” xuất bản năm 2002 (Nxb. Hội Nhà văn) và “Xích lô hành” in năm 2007, tất cả những tập sách ra mắt với bạn đọc đều do tấm lòng của anh em và bạn bè thân thiết xa gần của anh Phương góp sức.
Nhớ những đêm khuya thả bước lang thang về, gặp nhau chỉ một đoạn đường ngắn từ cầu Trường Tiền đến cái hẻm nhỏ ở đường Chi Lăng, tôi rẽ vào xóm nhỏ, anh Phương tiếp tục đi về, ngôi nhà anh cách nhà tôi chưa đến một cây số, nhưng đã có rất nhiều bài thơ và những chuyện vui buồn được bày tỏ. Những tháng ngày đó, anh Phương thường gặp Nguyễn Nghĩa, Phan Đạo, Ngô Thiên Thu và Phạm Nguyên Tường cùng một số anh em khác. Mấy anh em ngồi ở quán rượu ven đường của anh Song, dưới cột đèn vàng vọt ở đầu phủ Thọ Xuân, thỉnh thoảng anh Vĩnh Điền, một giáo sư toán thất nghiệp, bước ra từ cảnh giới xa lạ, ngồi với anh em huyên thuyên về chuyện đời, chuyện đạo. Tập thơ “Có những dòng sông” dự định ban đầu gồm bốn tác giả là: Nguyễn Văn Phương, Xuân Dân, Nguyễn Tánh và Vĩnh Điền. Sau sự cố anh Vĩnh Điền rơi vào trạng thái bất thường “không chịu” đưa thơ, thì Ngô Thiên Thu được điền vào thay. Cái thời thiếu ăn, thiếu mặc mà anh em lại mê thơ đến như vậy, cùng nhau dành dụm, quyên góp từng đồng để tập thơ in chung ra mắt mọi người, và kỳ lạ nữa là tập “Có những dòng sông” là tập thơ không cần mục lục. Thơ là như vậy đó. Như lời tâm sự của thi sĩ Phương:
Thơ không giúp được ngươi cơm áo
Thơ chẳng giúp gì ta cháo hồ
Làm một trăm bài đều mộng mị
Đăng vài tờ báo cũng hư vô
(Xích lô hành)
Đọc những câu thơ trên không khỏi ngạc nhiên về cái nhìn nhân bản của tác giả, để rồi qua những vui buồn và ngộ nhận của người đời dù có khi còng lưng, toát mồ hôi nhưng cũng có những lúc:
Vắng khách đôi khi về chở gió
Không tiền, không bạc vẫn cười vang
Và những giây phút tác giả đã lắng lòng sau những cuộc áo cơm:
Dừng lại bên cầu nghe nước chảy
Chợt thấy mình: một giọt nước Hương Giang.
(Giọt nước Hương Giang)
Thật khó để thấy mình là một giọt nước, ai cũng muốn mình là ông này, bà nọ… hầu hết đều rơi vào vòng lợi danh. Vậy mà Phương lại chợt thấy mình một giọt nước nhỏ nhoi. Một giọt nước buồn vô danh trước cuộc dâu bể. Trong cuộc hành trình trên những chuyến xích lô Phương đã đồng cảm với những đời phu gian khó và đã có thơ Gửi bác xích lô Hà Nội:
Đêm trăng ấy bác xích lô Hà Nội
Chở tôi thăm ba mươi sáu phố phường
Bác đâu ngờ khách cùng nghề như bác
Cũng đời xích lô dãi nắng dầm sương
Tuy bác ở cách tôi ngàn dặm
Nhưng gần nhau trong những nỗi trầm thăng
Bốn mùa chuyển nhịp cùng mưa nắng
Đời quay tròn theo ba bánh xe lăn
Và trong một lần chở người khách Nam bộ đi trên những con đường thơ mộng của Cố đô Huế, thi sĩ đã hứng cảm tặng thơ cho vị khách, cũng hành nghề xích lô ở Sài Gòn:
Đi nửa đường biết chân tôi đã mỏi
Anh thay tôi đạp một đoạn dài
Trong giây phút không còn ai khách chủ
Anh và tôi hòa nhập một con người
(Thơ gửi người khách Nam Bộ)
Trong những cuộc cơm áo trên chiếc xích lô, chàng thi sĩ đã tìm ra lẽ sống cho mình và đã “Hát vang bài xích lô”:
Người lên non ẩn dật
Chuyên đốn củi đốt than
Ta ẩn trong lòng phố
Đạp xích lô lang thang
…
Đã lâu rồi quên hết
Những thị phi giang hồ
Từng đêm ngồi gõ nhịp
Hát vang bài xích lô.
Trong cuộc sống lang thang vỉa hè không ổn định, ngày có ngày không, thi sĩ đã cảm thông cho những con người cùng cảnh ngộ:
…
Mẹ cha nghèo
Xui em nghỉ học
Từng đêm bán trứng phụ giúp nhà
Dấu chân em in khắp thành phố
Lời rao non nớt vọng gần xa.
(Thơ tặng bé bán trứng vịt lộn)
Và mối thương cảm khi thấy một bé gái dân tộc lạc lõng giữa phố hội, tác giả đã cảm tác bài “Lối em về”:
Bé Thượng
Gùi thông ra chợ bán
Một nét rừng
Giữa chốn phồn hoa
Thông nhen lửa
Cho đời ai ấm?
Lối em về
Lạnh mấy đồi xa…
Thơ của Nguyễn Văn Phương làm rất nhiều thể loại, với âm điệu gần gũi với cuộc đời bình dị và trong số đó những bài lục bát của anh rất chân chất, mang nặng âm hưởng của những cuộc hẹn hò vô định và đượm màu đạo, đôi khi như một dự cảm cho số phận chính mình:
Tôi về lặng lẽ đêm khuya
Sông chia mấy nhánh, phố chia mấy đường
Chim kia giờ ngủ trong vườn
Tôi còn mấy bước đoạn trường sắp ngưng
(Lục bát đêm khuya)
Và rồi anh Phương đã bước vào cảnh giới “Chạng vạng” mãi mãi mà không biết khi mô trở về:
Miệng đời chạng vạng
Chê khen tiếng lời
Tuổi tên chạng vạng
Quên rồi
Đường đi chạng vạng
Biết nơi mô về
Dù Nguyễn Văn Phương đã rời chốn trần gian đầy ải và lắm thị phi này, nhưng hình ảnh của một Phương Xích lô vẫn mãi còn đọng trong lòng anh em và trong những vần thơ mà theo anh là “một trăm bài đều mộng mị”. Một trong những bài thơ thể hiện cái khí chất ngang tàng, cô độc của thi sĩ khi uống rượu say là “Độc túy hành”:
Ta say hề, đêm nay ta xỉn
Ngất ngưởng đi về giữa khói sương
Gõ nhịp ta ngâm bài tống biệt
Vỗ chai ta hát khúc hồ trường
Ba ngàn thế giới trong cốc rượu
Bao dung ta ôm trọn vui buồn.
Còn nhớ lúc sinh thời, anh em văn nghệ rất thích giọng ngâm khàn khàn men rượu của Phương với bài “Hành phương nam”, “Qua đò tháng Chạp”,… Bài thơ “Qua đò tháng chạp” là tâm trạng của anh Phương thời đó. Những người anh em thân tình với Phương Xích lô một thời đã kể lại: “Hồi đó chúng tôi thường hỏi Phương bài “Qua đò tháng Chạp” để đăng báo, Phương nói đó không phải thơ mình. Và còn dặn thêm sau này đừng đưa vào tập”. Kể cũng lạ, nếu Phương là tác giả thì anh đã in báo từ cái thời xa xưa, đâu phải đợi đến đoạn kết cuộc đời. Vậy mà trời xui đất khiến cộng với tình cảm của anh em với Phương quá sâu nặng nên đã lấy bài đó in báo, đưa vô tập sau khi Phương qua đời. Sau này, mới biết tác giả bài thơ đó là người Việt sống ở nước ngoài. Từ ngày Phương rời khỏi cõi đời, những người bạn của anh đã in cho anh tập Chở gió, tập Xích lô hành, rồi những bài thơ của Phương gửi khắp bạn bè lần lượt được công bố cùng với rất nhiều bài viết về cuộc đời và những đêm thơ Nguyễn Văn Phương đậm nghĩa tình. Đã mười năm Phương trở về với bụi đất, nhưng thơ và những câu chuyện về Phương Xích lô thì vẫn còn ở lại trần gian.
L.H.L
(SDB 6-12)
LẠI NGUYÊN ÂN
Bạn đọc ngày nay đều biết bài thơ Huế tháng Tám nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, bài thơ được in trong tập Từ ấy và cho đến nay đã có mặt ở hầu hết các tuyển tập thơ Tố Hữu, đã đi vào sách giáo khoa của nhà trường phổ thông.
NGÔ THẢO
(Từ kỷ niệm của một nhà văn)
Trong đời mỗi người, thường vẫn có một nhà văn, mà ta thường tìm tới đọc lại vào những lúc cuộc sống chung hoặc riêng gặp những chuyện cần suy nghĩ.
PHẠM PHÚ PHONG
Mỗi tác phẩm đều là một sự thể nghiệm của nhà văn. Tất cả những tư tưởng, tình cảm và con người đều in dấu vào trang sách, hắt sáng lên những trang đời mới mẻ.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
MAI VĂN HOAN
Tháng 6 năm 1995, khi gửi tập “Thơ Phùng Quán” vào Huế tặng nữ nhà văn Hà Khánh Linh, chị Bội Trâm - vợ nhà thơ Phùng Quán, ghi: “Thân tặng Hà Khánh Linh, người đã một thời khơi nguồn cảm hứng cho anh Quán làm thơ”.
Trong khi một số người viết mới xuất hiện hoặc không thuộc dòng “chủ lưu” cần được có những diễn đàn để có thể công bố tác phẩm, đối thoại, trao đổi một cách bình đẳng những vấn đề trực diện về nội dung và sáng tạo, thì điều này gần như là chuyện quá xa vời. Những gì được phổ cập trên mặt báo, sách xuất bản hiện thời quá thiếu tinh thần cống hiến, thiếu những tìm tòi nghiêm túc về nghề nghiệp và tri thức.
TRƯƠNG THỊ CÚC - NGUYỄN XUÂN HOA Năm 1885 được đánh dấu bằng một sự kiện lịch sử quan trọng: đêm mồng 4, rạng ngày mồng 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết và nhóm chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã tiến công vào sào huyệt của thực dân Pháp tại kinh thành Huế, dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần Vương, một giai đoạn quan trọng trong lịch sử chống thực dân Pháp.
TRẦN THỊ NGỌC LAN Nhà xuất bản Văn học(Đọc tập truyện ngắn Chưa đủ để gọi là khoảnh khắc của Lê Minh Phong - NXB Văn học, 12 - 2011)
LGT: Lần đầu tiên khi tiếp cận với thể thơ Hài cú (Haiku) của Nhật Bản, R. M. Rilke (1875 - 1926) đã lập tức bị lôi cuốn vì vẻ đẹp dung dị và thuần khiết của thể thơ nhỏ bé, ngắn ngủi, ít lời nhất trên trường văn chương quốc tế.
BÙI VĂN KHA (Đọc Máy bay đang bay và những bài thơ khác - Thơ Nguyễn Hoa - Nxb Hội Nhà văn, 2011)
NGUYỄN KHẮC PHÊ (Đọc Rễ bèo chân sóng, hồi ký của Vũ Bão, Nxb Hà Nội, 2011)
Nhân 100 năm ngày sinh nhà văn Thanh Tịnh (12/12/1911-2011) và 70 năm ra đời “tôi đi học”
TÔN THẤT BÌNH "Biến động" là tập đầu trong bốn tập kể lại "một giai đoạn đấu tranh của nhân dân ta trước biến động của lịch sử khi giặc Pháp sang xâm lược nước ta, khi vua quan nhà Nguyễn đầu hàng giặc Pháp, chăm lo cuộc sống riêng mình" (Lời Nhà xuất bản. tr.5).
BỬU NAM Tên nhà thơ không còn xa lạ gì với bạn đọc Sông Hương. Có thể nói hình như Tạp chí Sông Hương là mảnh đất thích hợp gieo trồng những tìm tòi nghệ thuật mới của anh.
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT Trong Lời giới thiệu tác phẩm mới xuất bản của Phan Trung Thành, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã nhận xét rằng, tác giả của Ăn xà bông(*) đã rẽ ra được một lối đi cho riêng mình như kết quả của nỗ lực lao động nghệ thuật.
PHAN HỒNG MINH «Long thành cầm giả ca» là bài thơ mở đầu phần «Bắc hành tạp lục» trong tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du (1). Bài thơ ghi lại mối cảm thương vô hạn của nhà thơ với cuộc đời «dâu bể» của một ca nữ tài hoa đất Long thành mà ông được tận mắt chứng kiến.
THĂNG LONG (Nhân đọc Vũ điệu không vần - Tứ khúc - và những tiểu luận khác của Khế Iêm, Nxb Văn học, 2011)
KHÚC CẦM Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân xuất bản năm 1942 là cuốn sách khám phá và đánh giá đầu tiên đối với phong trào Thơ Mới.
LÊ THĂNG LONG Sự ra đời của cấu trúc luận, giải cấu trúc đã kéo theo sự đổ vỡ của những quan niệm truyền thống mang tính phổ quát về nghệ thuật sáng tạo khởi thủy từ Platon.
TRẦN THỊ NGỌC LAN (Đọc tập thơ Ngược xuôi thế sự, Nxb Văn học, 2011)