Nhà văn Nguyễn Quang Hà
Trong tập “Mùa xương rồng nở hoa”, “Những giọt sương long lanh” là một bút ký khá hay. Xuất phát từ câu tục ngữ độc đáo của đồng bào dân tộc Katu: “Bơ rle cấng a đang” (Hạt sương long lanh như hạt gạo), Quang Hà dẫn chúng ta đi suốt hai mươi trang ký để đạt đến một nhận thức lý trí tình cảm sâu sắc. “Bưng bát cơm gạo lúa nước hôm nay, tôi miên man nhớ câu tục ngữ mà tôi đã thuộc từ xưa “Hạt sương long lanh như hạt gạo”. Phải qua hàng chục năm trời tôi mới hiểu, mới thấm thía một điều đơn giản ấy”. Tôi đọc liền mạch suốt hai mươi trang ký, không thể ngừng nghỉ được, bởi thêm mỗi đoạn ký là thêm một sự phát hiện mới mẻ. Truyện ký “Mùa xương rồng nở hoa” và bút ký “Trên đồng nước nổi” nếu đi liền nhau sẽ nổi rõ cái hay của một câu đối hoàn chỉnh. Một vế đối là hiện thực ở vùng hạn gay hạn gắt, còn vế kia là hiện thực ở nơi lụt gớm lụt ghê. Thế nhưng cái câu đối này không phải loại câu đối về ý, mà cả hai vế đối chung đúc lại đã làm nổi bật cái bản lĩnh của con người Bình Trị Thiên đang vươn lên làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở ký “Mùa xương rồng nở hoa”, Quang Hà biết đi từ những chi tiết sống động, tiêu biểu của hiện thực để tổ chức được một hình tượng văn học có chất lượng tư tưởng - nghệ thuật cao. “Một loài hoa gan góc, quyết sống như để đóng góp cho mặt đất này một triết lý. Dù sống trên cát khô, hoa xương rồng vẫn không kém gì hoa súng quanh năm dầm mình dưới nước. Mùi hoa xương rồng dịu, thoảng thơm hoa lý. Nó có cách sống riêng thì nó cũng có hương thơm riêng chứ sao”. Có lối kết cấu tương tự với “Mùa xương rồng nở hoa” là bút ký “Tháp xanh”. Hình tượng ngọn “tháp xanh” chứa đựng ý nghĩa chủ đạo của bài ký. Bút ký “Dấu những bàn chân” cho thấy khả năng nắm bắt và phản ánh cái mới của hiện thực khá nhanh nhạy của Nguyễn Quang Hà. Bài bút ký được viết vào tháng 7-1981, ở thời điểm này, chủ trương khoán sản phẩm đến tay người lao động của Đảng đang là vấn đề thời sự, không ít người còn chưa hiểu chủ trương khoán ấy. Nhưng Nguyễn Quang Hà đã thấy rõ “sức bật của khoán” và anh đã thể hiện được sức bật ấy thông qua những chi tiết hiện thực được lựa chọn kỹ. Vì vậy “Dấu những bàn chân” có sức thuyết phục. Chẳng hạn những chi tiết như tiếng kẻng ra đồng “trở thành lạc lõng” cái kẻng có thể dùng làm tư liệu “bảo tàng” được, hay như đàn trâu cày tuy béo “nhưng có nhiều con trên da còn những mảng mốc thếch, đó là dấu tích những vẩy ghẻ lở ngày xưa”. Truyện ngắn “Hạnh ơi” và truyện ký “Anh Tuyên” đi liền nhau cho ta một hình ảnh khá trọn vẹn về người lính cách mạng. “Hạnh ơi” là một truyện ngắn khá cảm động. Ngòi bút Nguyễn Quang Hà tách vào được tới vẻ đẹp sâu kín của tâm hồn người lính cách mạng. Anh Tuyên - chủ nhiệm hợp tác xã Đại Đồng - là hình ảnh nối tiếp của anh Hạnh được cá thể hóa bằng những thể hiện cụ thể của tính cách “mê làm kế khoán” của anh, nên là một nhân vật để lại được ấn tượng rõ nét trong tâm trí người đọc. Hai truyện ngắn “Nhịp tháng ngày” và “Thư gửi chị” có lối kết cấu và tư tưởng chủ đề khá gần gũi nhau. Hương trong “Gửi chị” đã trải qua một quá trình tư tưởng cọ xát với hiện thực lớn lao, đẹp đẽ để tìm chân lý. Thành công đáng khích lệ của Nguyễn Quang Hà trong truyện ngắn này là ở chỗ anh đã hiểu khá kỹ Hương - nhân vật Quang Hà vốn chưa thật quen thuộc. Thành công này chứng tỏ Quang Hà đã có nhiều cố gắng trong sự thâm nhập, tìm hiểu hiện thực; nó cũng chứng tỏ khả năng đi xa của tác giả. Tuy vậy, đọc hai truyện ngắn này, người đọc băn khoăn không hiểu tại sao một người như Ngô đã từng tham gia tích cực phong trào sinh viên lại có thể “bán tống bán tháo đồ đạc để di tản”, và trong tâm trạng “lên đây, em sẽ được đương đầu với một thế lực cộng sản để tìm một câu trả lời cho mối hoài nghi, xem có thật họ là người tài giỏi hay chỉ là những kẻ ăn mày”, Hương lại đồng thời tự ý thức rất rạch ròi “góp sức mình mở đất để mai mốt đây sẽ làm giàu cho đất nước”. Vẫn biết rằng hiện thực phong phú vô cùng và trong cuộc sống có nhiều điều xảy ra ngoài tầm hiểu biết và sự phán đoán của chúng ta, nhưng phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi nhà văn khi đề cập đến cái phi lý phải giải thích một cách chân thật tính hợp lý của cái phi lý đó. Bên cạnh những mặt mạnh và yếu trên, về phương diện nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả, tập sách này còn có một số nhược điểm nhất định. Văn của Nguyễn Quang Hà chưa được anh chăm chút, gọt giũa một cách đúng mức, cho tinh xảo. Tuy nhiên so sánh những non yếu ấy với những thành công mà “Mùa xương rồng nở hoa” đã đạt được, tôi vẫn thấy có cơ sở để nhận định: văn Nguyễn Quang Hà có nhiều hứa hẹn trong quá trình sáng tác sắp tới. Tháng 12-1983 K.P. (6/4-84) -------------------- (1) Tập thơ Nhà xuất bản Văn nghệ giải phóng – 1975. (2) Tập truyện ký – Nhà xuất bản Thuận Hóa 1982. |
TRẦN ĐÌNH SỬTôi có duyên làm quen với Trần Hoàng Phố đã hai chục năm rồi, kể từ ngày vào dạy chuyên đề thi pháp học ở khoa Văn Đại học Sư phạm Huế đầu những năm 80. Hồi ấy anh đã là giảng viên nhưng theo dõi chuyên đề của tổi rất đều, tôi biết anh rất quan tâm cái mới. Sau đó tôi lại tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ của anh, được biết thêm anh là một người đọc rộng, uyên bác.
TRẦN THUỲ MAI(Đọc tập thơ "Quê quán tôi xưa" của Trần Hoàng Phố, NXB Thuận Hoá - Huế 2002)
NGUYỄN KHẮC PHÊNhà văn Nguyễn Quang Hà, trong lời bạt cuốn tiểu thuyết mượn câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Cao Bá Quát (“Trường giang như kiếm lập thiên thanh”) làm nhan đề, đã xem đây là “những kỷ niệm đầy yêu thương suốt dọc đường chiến tranh” của mình.
VỌNG THẢO(Về tập sách "Vì người mà tôi làm như vậy" của Hà Khánh Linh – NXB Hội Nhà văn – 2002)
NGUYỄN THỊ GIANG CHIF.Kafka là một trong những nhà văn lớn nhất của thế kỷ XX, một hiện tượng văn học rất phức tạp, có ảnh hưởng rộng lớn đối với tiến trình phát triển của văn học thế giới, đặc biệt là ở phương Tây.
YÊN CHÂU(Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp: “Những lo toan năm tháng đời thường Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”
VỌNG THẢO... " Đôi trai gái đến nhót từ trong thau ra mỗi người một con cá ngậm ngang mồm, trút bỏ áo quần, trần truồng dắt tay nhau xuống nước. Hai con cá ấy là lễ vật dâng Thần Đầm. Chúng sẽ chứng kiến cái giờ phút linh thiêng hòa nhập làm một của đôi vợ chồng mới cưới, ngay trong lòng nước... Cuộc giao phối xong, đôi trai gái mới được há miệng. Hai chú cá liền bơi đi...".
VŨ NGỌC KHÁNH.(Đọc sách Phan Bội Châu- Toàn tập do Chương Thâu sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Thuận Hoá và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây- 2000)
VỌNG THẢO(Đọc “Quỷ trong trăng’ của Trần Thuỳ Mai)Đối với người cầm bút, trong những ý niệm thuần khiết nhất của trí tưởng tượng, mỗi người đều có những nhận thức và ám ảnh khác nhau. Riêng Trần Thuỳ Mai, ý niệm thuần khiết trong trí tưởng tượng của chị là một bến bờ xa vắng, nơi ẩn chứa những hạn cuộc huyễn hoặc và khát khao tận cùng trước giả, thật cuộc đời. Đó cũng là điều chị đã gửi gắm trong tập truyện mới: “Quỷ trong trăng” (NXB Trẻ - 2001), tác phẩm văn xuôi được giải tặng thưởng hàng năm của Liên hiệp Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
NGUYỄN THỊ LÊ DUNGBao đời nay, thơ vẫn là một hằng số bí ẩn bảo lưu chất trẻ thơ trong tâm hồn con người. Nó gắn với đời sống tâm linh mà tâm linh thì không hề có tuổi, do vậy, nên dù ở chu kì sinh học nào, người ta cũng sống với thế giới thi ca bằng trái tim không đổi màu.
TẠ VĂN SỸĐọc tập thơ CÁT MẶN của LÊ KHÁNH MAI, NXB Hội nhà văn - Hà Nội 2001
LÊ THỊ MỸ ÝĐọc tập truyện ngắn "NGƯỜI ƠI" - Lê Thị Hoài - NXB Thuận Hoá 2001
HỒNG DIỆUVâng. Thơ của nhà thơ Nguyễn Bính (1918-1966) viết ở Huế, trong đó có thơ viết về Huế và thơ viết về những nơi khác.
HÀ VĂN LƯỠNGBài viết này như là một nén nhang tưởng niệm nhà văn Aitmatov vừa qua đời ngày 11-6-2008)
UYÊN CHÂU(Nhân đọc “Mùa lá chín” của Hồ Đắc Thiếu Anh)Những ai từng tha phương cầu thực chắc chắn sẽ thông cảm với nỗi nhớ quê hương của Hồ Đắc Thiếu Anh. Hình như nỗi nhớ ấy lúc nào cũng canh cánh bên lòng, không dứt ra được. Dẫu là một làn gió mỏng lướt qua cũng đủ rung lên sợi tơ lòng: Nghe hương gió thổi ngoài thềm / Trái tim rớm lệ trở mình nhói đau (Đêm nghiêng).
LGT:Rainer Maria Rilke (1875 – 1926) người Áo, sinh tại Praha, đã theo học tại Praha, Muenchen và Berlin triết học, nghệ thuật và văn chương, nhưng không hoàn tất. Từ 1897 ông phiêu lưu qua nhiều nước Âu châu: Nga, Worpswede (Ðức) (1900), Paris (1903) và những nước khác trong và sau thời thế chiến thư nhất (Thụy sĩ, Ý…). Ông mất tại dưỡng viện Val-Mont vì bệnh hoại huyết.
Giới thiệu tập thơ đầu tiên của anh Khúc ru tình nhà thơ Ngô Minh viết: “Toàn từng làm thơ đăng báo từ trước năm 1975. Hơn 20 năm sau Toàn mới in tập thơ đầu tay là cẩn trọng và trân trọng thơ lắm lắm”.
1. Trước khi có cuộc “Đối thoại với Cánh đồng bất tận” trên báo Tuổi trẻ tháng 4. 2006, Nguyễn Ngọc Tư đã được bạn đọc biết đến với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt, giải Nhất trong cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi XX (lần 2) năm 2000, được tặng thưởng dành cho tác giả trẻ của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2000, giải B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001…
Nhân ngày 9/5 chiến thắng phát xít Đức.
...Đưa người ta không đưa qua sôngSao có tiếng sóng ở trong lòng?...