Trong những ngày cuối tháng 5/2015, dư luận khắp nơi tỏ vẻ đồng tình với phát biểu tại Quốc Hội của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ (Phó giám đốc Học viện Quốc phòng): “Tội tham ô, tham nhũng mà không tử hình thì không hợp lòng dân, bởi tham nhũng không phải là những người nhỏ mà đều là người làm to có chức có quyền, đục khoét công quỹ, bóc lột nhân dân. Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
Ảnh: internet
Câu nói đó thể hiện sự bi phẫn, nỗi đau, sự lên án đầy căm giận đối với tham nhũng và bè lũ tham nhũng.
Đây không phải là lần đầu tiên quốc nạn tham nhũng được nêu lên ở diễn đàn cao nhất đất nước; nhưng đây là lần đầu tiên, con số cực lớn của tham nhũng, thái độ trắng trợn, sự thô bỉ của tham nhũng, tội ác của tham nhũng được điểm mặt cụ thể.
Trước đó, nhiều lãnh đạo đất nước đã lên tiếng cảnh báo. Nhắc đến tham nhũng trong khi tiếp xúc cử tri thành phố Hồ Chí Minh tháng 5/2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói: “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này.”
Tham nhũng gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước và làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với đối với sự nghiệp xây dựng đất nước do Đảng lãnh đạo. Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 chỉ rõ: “Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ”.
Tham nhũng làm đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Điều đáng báo động là việc tham nhũng dường như đã trở thành bình thường đối với một số cán bộ, công chức. Đó chính là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách nghiêm trọng. Hơn thế, tham nhũng còn xâm phạm những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, khi người thực hiện hành vi tham nhũng không chỉ là người làm kinh tế, mà còn là những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội - những người xây dựng đời sống, nền tảng tinh thần cho xã hội.
Những đại án tham nhũng trong những năm qua đã làm thất thoát của đất nước hàng ngàn tỷ đồng, khiến lòng dân xót đau. Càng đau đớn hơn, khi tình hình biển Đông dậy sóng, số tiền thất thoát ấy lẽ ra đã giúp cho đất nước mua sắm được nhiều tàu thuyền, vũ khí để bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ ngư dân đánh bắt xa bờ…
Tham nhũng đã tràn lan như mưa độc. Đó là hệ quả của lối sống hưởng thụ len lỏi vào các cơ quan công quyền; do môi trường giáo dục xuống cấp, đạo đức ngày càng bị tha hóa khiến cho hiện tượng đút lót để vụ lợi diễn ra ở hầu hết mọi nơi; do cơ chế “xin - cho” còn tồn tại...
Những cơn mưa độc ấy, đã trút xuống bởi hệ thống pháp luật, chính sách thiếu đồng bộ, chưa thỏa đáng và nhất quán, chưa nghiêm; chưa hình thành được một triết lý giáo dục làm trụ cột lâu dài, xuyên suốt và bền vững trong quá trình phát triển…
Ngăn mưa độc tham nhũng, không gì bằng đề cao đạo đức và thiết lập xã hội pháp luật. Pháp luật phải coi chống tham nhũng là chống một tội ác xã hội, trừng trị cái ác để bảo vệ cái thiện, vì bình yên cuộc sống, vì sự trong sạch của phẩm giá con người, vì sự lành mạnh của xã hội.
Công tác nhân sự do vậy không chỉ căn cứ vào đánh giá, dự kiến của tổ chức mà còn thẩm định bởi đánh giá của xã hội, của công chúng. Phải xóa bỏ đặc quyền, đặc lợi; chấm dứt, vô hiệu hóa thứ liên minh trục lợi giữa tiền và quyền; nghiêm trị những hành vi mua bán quyền, chức.
Trong giáo dục phải coi đạo đức là môn học hàng đầu; giáo dục liêm sỉ, lòng trung thực. Phải dấy lên trong xã hội luồng dư luận phê phán nghiêm khắc đối với tham nhũng, biết hổ thẹn, biết nhục vì tham nhũng.
Mưa độc tham nhũng chỉ có thể giảm, khi những đám mây đen tích điện đạo đức xuống cấp, lòng tự trọng bào mòn, pháp luật lỏng lẻo… tan biến đi.
Triều Sơn
(SDB17/06-15)
Nhà văn Bùi Anh Tấn nổi tiếng hiền lành, ai nói gì ông thường cười cho qua. Thế nhưng mới đây, tác giả Một thế giới không có đàn bà đã tỏ rõ sự bực bội vì chuyện nhuận bút.
Thuở hàn vi, nhà sử học, nhà văn Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) “túi rỗng bếp lạnh”, “một đồng tiền cũng chẳng dính tay” có viết Bài văn trách ma nghèo tuyệt hay.
Được mệnh danh là nhà thờ lớn và đẹp nhất vùng Đông Bắc Việt Nam, nhà thờ Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) đã bị phá bỏ ngày 9/3/2017 để xây mới.
Thời gian qua, vấn đề dạy chữ Hán (tức mảng từ Việt Hán) trong nhà trường được báo chí đề cập nhiều lần và dư luận quan tâm.
Khi nhắc đến tranh chép hay công việc chép tranh, nhiều ý kiến khắt khe cho rằng, chính những bức tranh chép đã làm lũng đoạn thị trường hội họa và ảnh hưởng xấu đến nền mỹ thuật nước nhà.
Nhờ facebook, tôi mới biết ngày hôm qua là Ngày Hạnh phúc. Chợt bần thần nhớ lại những kỷ niệm về hạnh phúc, vào cái thời ở ta chưa có ngày nào được gọi là Ngày Hạnh phúc...
Chúng ta không im lặng, chúng ta phải lên tiếng trước những điều tồi tệ, vô nhân đạo, nhất là khi chúng liên quan đến những đứa trẻ ngây thơ chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình. Nhưng...
Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến trong đời sống và không chỉ là kênh kết nối chia sẻ, giao lưu giữa các cá nhân. Trên thực tế, mạng xã hội đang có những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Sức hút của “lễ hội hoa hồng” đang diễn ra ở Hà Nội có lẽ không ảnh hưởng đến những người làm văn nghệ. Họ đang quan tâm tới những thông tin xung quanh việc xét giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Hình như chưa đợt xét giải thưởng nào lại náo động như lần này.
Đó là những trăn trở của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại buổi làm việc với Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch cùng giám đốc các bảo tàng trên địa bàn TP hôm 2.3.
Nhiều bức tường xám xịt, loang lổ nắng mưa trên các con hẻm, con đường Sài Gòn đang được các “họa sĩ đường phố” khoác lên những sắc màu mới.
Trong dịp tết vừa qua, tại TPHCM, sàn diễn cải lương khá heo hút. Ngoại trừ chương trình nghệ thuật Ba thế hệ về lại cội nguồn do NSƯT Kim Tử Long đứng ra thực hiện, có bán vé tại rạp Công Nhân vào ngày 6-2, cùng với vài buổi diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang ở cơ sở thì không còn nơi nào tổ chức.
Nhiều tác giả cám cảnh người đọc đìu hiu ở các khu trưng bày tác phẩm trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 tại TP HCM.
GS Đỗ Quang Hưng, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Tôn giáo - UBTƯMTTQ Việt Nam và TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đều cho rằng: "Lễ hội không có tội mà một bộ phận con người đã lợi dụng và làm hỏng nó đến mức này như một căn bệnh trầm kha khó chữa đã 15 năm nay".
Nhiều người trẻ cả tin, mê tín “cúng” tiền cho thầy bói để rồi lo âu, thấp thỏm...
VĨNH AN
Trong bài viết trên báo Nhân dân số 2082, ngày 28/11/1959, ký tên Trần Lực, Bác Hồ đã phát động “Tết trồng cây”: “Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này ít tốn kém mà lợi ích rất nhiều”.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này gây sốt bởi di tích rêu phong được thay bằng màu xám trắng mới tinh. Mặc lời trấn an của những người có trách nhiệm, công chúng vẫn có quyền đặt câu hỏi.
“Tại sao trong lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển đô thị thì phần thua thiệt thường rơi về phía bảo tồn?”, TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu đặt câu hỏi trong Hội thảo quốc tế Việt Nam học ngày 15 - 16.12 tại Hà Nội.
Thiết chế văn hóa đang hàng ngày, hàng giờ đồng hành với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu của xã hội. Có thể kể đến một số thiết chế văn hóa phổ biến ở đô thị nước ta như bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim…
Sự biến mất của Hanoi Cinémathèque, một địa chỉ xem phim nghệ thuật đã có lịch sử gần 15 năm giữa lòng thành phố, đặt ra câu hỏi về sự thân thiện và nhạy cảm với văn hóa của các chính sách phát triển đô thị.