Một thập niên nhìn lại “Đảo mộng mơ“

10:14 09/04/2021

Mặc dù đã ra mắt bạn đọc từ 10 năm trước, nhưng trong buổi ký tặng sách Đảo mộng mơ được tổ chức vào sáng 8-4 tại Nhà sách Cá Chép (223 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1), vẫn có rất đông độc giả đủ mọi thành phần lứa tuổi cùng tham gia giao lưu và xin chữ ký từ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Ẩn phẩm "Đảo mộng mơ" phiên bản đặc biệt kỷ niệm 10 năm ra mắt, được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công

10 năm và hơn 30 lần in 

Sau 10 năm ra mắt, tác phẩm Đảo mộng mơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã nhận được sự yêu mến từ bạn đọc nhiều lứa tuổi và in hơn 30 lần liên tục. Trong năm 2020, để đặt dấu mốc kỷ niệm chặng đường 10 năm của tác phẩm, Đông A đã phát hành Đảo mộng mơ - Ấn bản kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu, với một số đổi mới về hình thức như: Sách được làm bìa cứng có bìa áo và đai sách (obi), in ấn trên chất liệu cao cấp, một số minh họa được in màu, tặng kèm 4 tấm postcards và 1 bookmark…

Ngoài 3.000 bản kỷ niệm được phát hành rộng rãi, Đông A còn ấn hành 106 bản đặc biệt làm thủ công, ruột in trên giấy Ford kem April Fine định lượng 190 gsm, trong đó bao gồm năm bản ký hiệu lần lượt Đ, Ô, N, G, A phục vụ mục đích lưu trữ, 1 bản NGUYEN NHAT ANH dành tặng tác giả và 100 bản đánh số từ ĐA_001 đến ĐA_100, có chữ ký trực tiếp của tác giả và đóng dấu đỏ của Đông A dành cho người sưu tầm và chơi sách.

Theo dõi hành trình văn chương của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, sẽ thấy hầu hết tác phẩm của ông viết cho độ tuổi 13, 14 trở lên như Kính vạn hoaBàn có năm chỗ ngồi, Cô gái đến từ hôm quaNữ sinhTrại hoa vàng… Lớn hơn nữa có Ngày xưa có một chuyện tìnhCon chim xanh biếc bay về. Với riêng Đảo mộng mơ, nhân vật trong tác phẩm có độ tuổi thấp nhất - chỉ ở độ tuổi lên mười.

Một thập niên nhìn lại 'Đảo mộng mơ' ảnh 2
Theo chia sẻ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, "Đảo mộng mơ" là tác phẩm hiếm hoi của ông viết về độ tuổi lên mười


Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho rằng, đây là lứa tuổi luôn đặt ra vô số thách thức cho các nhà văn viết cho trẻ em. Theo ông, viết sách về lứa tuổi lên 9, lên 10 là một điều rất khó khăn. Và Đảo mộng mơ là cuốn sách hiếm hoi viết về lứa tuổi này.

Mặc dù được viết đơn giản, câu chuyện không có nhiều kịch tính, không có chuyện yêu đương nhưng đây là một tác phẩm đầy trong trẻo. Và đó cũng chính điều làm nên sức hút của Đảo mộng mơ trong một thập niên qua.

“Tác phẩm này giống như một tấm kiếng mà chính tác giả nhìn vào tấm kiếng trong trẻo đó để tự lục vấn chính mình, thanh lọc những bụi bặm của cuộc sống người lớn. Tác phẩm đã giúp tôi mở một lối nhỏ để quay về dòng sông tuổi thơ, được úp mặt vào dòng nước trong mát, giúp mình được làm mới lại tâm hồn. Nó có những giá trị như vậy”, Nguyễn Nhật Ánh nói về tác phẩm của mình.

Một thập niên nhìn lại 'Đảo mộng mơ' ảnh 3
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh giao lưu cùng bạn đọc nhân dịp tái bản tác phẩm "Đảo mộng mơ"


Từ 2007 đến nay, sau tác phẩm Tôi là Bê tô, gần như năm nào nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng có tác phẩm ra mắt bạn đọc. Gần đây nhất tác phẩm Con chim xanh biếc bay về do NXB Trẻ ấn hành vào năm 2020. Tại chương trình giao lưu, khi được độc giả hỏi về tác phẩm hoặc dự án của năm nay, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói rằng “rất khó nói về những chuyện tương lai”.

Ông lý giải: “Ông bà mình có câu “Nói trước bước không qua”. Tất nhiên, tôi vẫn làm nghề như những người làm ngành nghề khác. Nhiều lúc tôi viết cuốn sách được 30, 40 trang rồi; tự nhiên mất cảm hứng, không viết được nữa thì tôi chuyển qua viết cuốn sách khác. Trong máy của tôi có 3 đến 4 bản thảo dở dang, không biết tác phẩm nào sẽ được hoàn thành trong năm nay”.

“Tôi tin rằng, ý tưởng trong đầu nhà văn cũng giống như trái cây; trái cây nào chín trước thì nó sẽ rụng trước. Câu chuyện nào mà nó bật được công tắc cảm hứng trong tâm hồn tôi, có thể sẽ được hoàn thành trước. Hy vọng cuối năm nay, sẽ có một “trái cây” nào đó rụng xuống”, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dí dỏm nói thêm.

Hài lòng về bộ phim Mắt biếc 80%

Có lẽ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh hiện đang nắm giữ “kỷ lục” nhà văn có nhiều tác phẩm được chuyển thể thành phim nhiều nhất. Bộ phim gần đây nhất là Mắt biếc do Victo Vũ đạo diễn, đạt doanh thu 180 tỷ đồng.

Một thập niên nhìn lại 'Đảo mộng mơ' ảnh 4
Mặc dù đã ra mắt 10 năm, nhưng vẫn có rất đông độc giả đủ mọi thành phần lứa tuổi đến tham dự từ sáng sớm


Khi được hỏi về mức độ hài lòng đối với bộ phim này, ông bày tỏ: “Bộ phim có thể là bộ phim hay, chạm vào cảm xúc của người xem. Nhưng nếu so với tác phẩm gốc, nếu gọi là hài lòng thì khoảng 80% thôi. Nhưng tất nhiên, tôi không bao giờ tiếc nuối, trách móc hay chấm điểm đạo diễn hết. Bởi vì tôi hiểu rằng, nghệ thuật điện ảnh và nghệ thuật văn chương khác nhau hoàn toàn”.

Ngoài ra, theo nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, khác với tác phẩm văn học, có thể đọc lúc nào cũng được hay được thỏa sức tưởng tượng theo ý mình, còn phim là câu chuyện được kể trong 90 phút hoặc 120 phút. Theo đó, đạo diễn phải làm sao để thu hút, hấp dẫn người xem, khiến họ phải chú mục vào màn ảnh liên tục trong thời gian đó.

Một thập niên nhìn lại 'Đảo mộng mơ' ảnh 5
Ngoài những ấn phẩm đặc biệt, nữ độc giả còn tự tay làm quà tặng gửi đến nhà văn Nguyễn Nhật Ánh


“Khán giả của điện ảnh cũng như cách thưởng thức hoàn toàn khác với độc giả văn chương. Do đó, không thể yêu cầu đạo diễn kể chuyện như nhà văn đã kể. Bởi vì với thời lượng như vậy, rất nhiều tình tiết mà đạo diễn phải lược bỏ đi”, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bày tỏ quan điểm.

Chính vì những lý do trên nên nhà văn Nguyễn Nhật Ánh luôn luôn thông cảm với các đạo diễn. Ông cho rằng, đạo diễn cũng sẽ có những khó khăn của họ, và đặc thù của điện ảnh khác với văn học.

“Thành ra, tôi luôn nghĩ rằng, tác phẩm văn học chỉ là nguyên liệu, từ nguyên liệu đó đạo diễn làm thế nào để làm ra một bộ phim hay là tôi thấy hài lòng. Còn để làm ra một bộ phim vừa hay vừa tuân thủ, giữ lại trọn vẹn các tình tiết của tác phẩm văn học theo tôi là không khả thi”, Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ.

Một thập niên nhìn lại 'Đảo mộng mơ' ảnh 6
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ký tặng sách cho bạn đọc của mình


Cũng tại chương trình giao lưu, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã “bật mí” về một bộ phim mới sẽ được chuyển thể từ tác phẩm văn học của ông. Không tiết lộ cụ thể về tên tác phẩm, Nguyễn Nhật Ánh chỉ hé lộ về người thực hiện là một “đạo diễn quen”. Theo chia sẻ của nhà văn, ngoài phim chiếu rạp, “đạo diễn quen” cũng sẽ chuyển thành phim 8 tập hoặc 10 tập chiếu trên Netlix.

“Khi tôi hỏi về lý do muốn chuyển thể thành series phim, đạo diễn bảo rằng, vì anh muốn giữ lại những tình tiết mà anh thích thú trong cuốn truyện đó. “Bởi vì, nếu làm phim điện ảnh với thời lượng 90 phút hoặc 120 phút chiếu ngoài rạp, tôi buộc phải cắt bỏ những tình tiết mà tôi thấy rất tiếc nuối, mà các bộ phim trước đã làm”. Đạo diễn nói với tôi như vậy”, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh kể.  

Theo Hồ Sơn - SGGP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • . Hai năm sau kể từ khi Julia Kristeva đưa ra khái niệm liên văn bản (intertextuality), Roland Barthes đã đi xa hơn nhiều qua một tuyên bố gây sốc: Cái chết của tác giả (The Death of the Author, 1968). Những quan niệm mới mẻ của các nhà khoa học một thời từng là trụ cột của chủ nghĩa cấu trúc đã chính thức khép lại vai trò của isme này và mở ra giai đoạn hậu cấu trúc. Trong quan niệm mang tính gây hấn của họ, người đọc, từ chỗ là kẻ bên lề, đã chính thức bước vào vị thế trung tâm với tư cách là kẻ có quyền năng tối thượng trong việc thiết lập mối quan hệ và ý nghĩa giữa văn bản và liên văn bản, giữa văn bản và các thiết chế văn hóa đã tạo ra nó(1).

  • Tiểu thuyết về giải phóng miền Nam Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 của nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh đã vượt qua tiểu thuyết về chiến tranh biên giới phía Bắc Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, tác giả xuất sắc của văn học đương đại.

  • “Tay chơi” Nguyễn Quang Sáng rời xa cõi tạm, “trưởng lão” Tô Hoài về với “Cát bụi chân ai,” nhà văn của đất và người phương Nam - Anh Đức về với đất Mẹ, tác giả của “Biển và chim bói cá” - nhà văn Bùi Ngọc Tấn kết thúc hành trình sống và viết…

  • "Những đỉnh núi du ca" là công trình nghiên cứu mới nhất về tộc người H'mông của nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Mạnh Tiến (ảnh bên), người đã cố công lang thang suốt ba năm trên khắp miền núi phía Bắc mà trọng tâm là cao nguyên đá Đồng Văn để tìm kiếm cho mình một lối tiếp cận khả dĩ nhất để giải mã những phản ứng phức tạp của tộc người vừa đặc biệt, vừa hấp dẫn nhưng cũng không ít bí ẩn.

  • "Có một phố vừa đi qua phố" - tập di cảo của cố tác giả Đinh Vũ Hoàng Nguyên - là một trong bốn tác phẩm văn học đoạt giải "Văn học Nghệ thuật Thủ đô 2014".

  • Nhà văn quân đội có tiếng Đình Kính (Hải Phòng) viết ở nhiều lĩnh vực: Tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, kịch bản phim. Mảng chủ đề lớn mà ông đeo đuổi là biển và những người lính biển, với các tác phẩm “Sóng cửa sông” (1976), “Đảo mùa gió” (1978), “Lính thủy” (1978), “Người của biển” (1985) - Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng, “Sóng chìm” (2002), “Huyền thoại tàu không số” (2012) - 2 tác phẩm này đều đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn VN. Phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông…

  • Trong tiểu thuyết Xác phàm, nhà văn Nguyễn Đình Tú dùng hình ảnh “mùi buồn” để gợi lại ẩn ức về một cuộc chiến tranh.

  • Bất kỳ người cầm bút nào cũng đều mơ ước rằng tác phẩm của mình sẽ trở thành sách gối đầu giường của hàng triệu người. Sao chúng tôi - những nhà văn, nhà thơ Việt Nam lại không mong muốn một ngày tác phẩm của mình hiện diện trên các ngôn ngữ của dân tộc khác chứ?

  • NGUYỄN NHẬT ÁNH

                   Tạp văn

  • Nhà văn Tô Hoài - tác giả của cuốn sách "Dế mèn phiêu lưu ký"  khiến bao thế hệ bạn đọc Việt Nam say mê - đã từ trần vào trưa 6.7.2014 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi. 

  • Nobel Văn học là đỉnh cao nhưng không phải đỉnh cao nào cũng làm hoan hỉ tất cả mọi người. Việc lựa chọn của viện Hàn lâm Thuỵ Điển những năm gần đây chắc chắn sẽ làm chạnh lòng những ai đã trót yêu thích thế giới văn chương của Kafka, Jorge Louis Borges, Umberto Eco, Robbe – Grillet, Italo Calvino…

  • Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh

  • Lần nào ra Hà Nội, dù dài ngày hay chỉ là thoáng chốc, nhà văn Trần Thùy Mai cũng tới ngồi uống cà phê ở nhà hàng Thủy Tạ nhìn ngắm hồ Gươm và hẹn bạn bè tới gặp gỡ chuyện trò. Hỏi vì sao chị chỉ chọn mỗi chỗ này, Trần Thùy Mai bảo: “Là vì ở đây là “Hà Nội nhất”, lại có thiên nhiên bao quanh, giống như  bờ sông Hương ở Huế vậy…”.