Một phác thảo lịch sử hiện đại hóa ở Việt Nam

17:49 20/11/2009
HOÀNG NGỌC HIẾN    (Đọc "Văn hóa chính trị - truyền thống và hiện đại" (1) của Nguyễn Hồng Phong)Đây là công trình nghiên cứu tổng kết có tính chất chiến lược Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX06 "Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội" do cố giáo sư Nguyễn Hồng Phong làm chủ nhiệm(2). Lịch sử những quá trình hiện đại hóa ở Việt Nam từ cuối t.k.XIX đến nay là một chủ đề quan trọng của công trình.

Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến- Ảnh: tanvien.net

Tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối t.k.XIX được so sánh với tư tưởng canh tân ở Nhật Bản, Trung Quốc cùng thời kỳ. Ở Nhật Bản, công cuộc duy tân bắt đầu bằng sự việc từ năm 1859 có một giáo sĩ người Mỹ gốc Hà Lan Verbeck đến cảng Nagasaki truyền đạo và mở lớp dạy học (chính trị, kinh tế, luật pháp... phương Tây). Đông đảo học trò của Verbeck đã được đưa vào ban lãnh đạo tối cao của chính quyền Minh Trị. Verbeck đề nghị chính quyền thành lập một phái đoàn đi thị sát. Muốn đánh giá và áp dụng văn minh Phương Tây cần phải sống với nó, tiếp xúc với nó. Phái đoàn được thành lập, tuổi rất trẻ (tuổi trung bình chưa đến 30 tuổi), lãnh đạo đoàn gồm những nhân vật chủ chốt đầu não trong chính quyền Minh Trị. Phái đoàn đã đi qua 12 nước, thời gian đi gần hai năm, đã qua các nước sau đây: Mỹ 265 ngày, Anh 122 ngày, Pháp 70 ngày, Bỉ 8 ngày, Hà Lan 12 ngày, Đức 33 ngày, Nga 18 ngày... Vào cuối t.k.XIX, Trung Quốc cũng tiến hành hiện đại hóa và công cuộc đổi mới văn hóa ở Trung Quốc đã ảnh hưởng tích cực đến Việt Nam. Công cuộc học tập phương Tây, cách mạng văn hóa của Trung Quốc đã không dẫn tới một cuộc duy tân tự cường như Nhật Bản. Ngoài lý do không ổn định về chính trị và tình trạng bị sức ép các cường quốc xâm lược, sự thất bại còn do chỗ Trung Quốc chưa tìm thấy một phương thức thống nhất được truyền thống với hiện đại hóa như Nhật Bản đã làm được (cuộc thí nghiệm về sự thống nhất này sẽ được thực hiện lần nữa bởi Mao Trạch Đông dưới khẩu hiệu: chủ nghĩa Mác-Lê nin mang mầu sắc Trung Quốc; và hiện nay là cuộc thí nghiệm lần thứ ba). Ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, tư tưởng cải cách để tự cường đã được đề xuất bởi chính những sĩ phu yêu nước: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ... Nguyễn Trường Tộ đã đề xuất một cách tương đối toàn diện cuộc cải cách để tự cường theo văn minh phương Tây. Nguyễn Lộ Trạch kiến nghị cải cách về giáo dục: để đẩy mạnh việc học tập khoa học và công nghiệp phương Tây phải khắc phục tư tưởng coi khinh "công kỹ" của Nho giáo.

Bước sang t.k.XX, tình hình Việt Nam thay đổi: phong trào "Cần Vương" đã thất bại, Pháp đã thiết lập một chế độ trực trị và bảo hộ, một lớp doanh nhân mới xuất hiện. Trong khi đó, những "Tân thư", "Tân văn", truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản và văn minh phương Tây của các trí thức Trung Quốc đến Việt Nam như "một tiếng sét nổ đùng có một sức kích thích mạnh nhất thấu vào tâm não người Việt Nam ta". Những trí thức tiểu biểu cho giai đoạn này là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Đông kinh nghĩa thục. Tư tưởng chủ đạo của họ là kết hợp chủ nghĩa yêu nước với tinh thần canh tân.

Từ tư tưởng quân chủ sang cộng hòa dân chủ, rồi cuối đời lại hướng về chủ nghĩa xã hội, Phan Bội Châu là một dấu nối giữa Nguyễn Tường Tộ, thế hệ cuối t.k.XIX và Phan Chu Trinh, thế hệ đầu t.k.XX.

"Chấn dân khí, khai dân trí và hậu dân sinh" là một tuyên ngôn yêu nước duy tân của Phan Chu Trinh. Ông khẳng định những truyền thống đoàn kết dân chủ của nhân dân Việt Nam có từ thời Trần. Ông khẳng định định tinh thần dân chủ, các truyền thống nhân văn của Khổng giáo nguyên thủy, rất khác với Tân Khổng giáo sau này. Ông muốn đi tìm một sự kết hợp giữa truyền thống phương Đông và hiện đại phương Tây: "Đem cái văn minh thật của Âu Châu mà hòa hợp với cái Nho giáo thật của Á Đông".

Nguyễn An Ninh là một nhân vật quá độ từ phong trào yêu nước duy tân từ những sĩ phu nho giáo chuyển sang lớp trí thức mới. Khác với các sĩ phu lớp trước, ông phê phán Khổng giáo với một thái độ khước từ. Sự tiếp nối ở ông là lòng tự hào về những giá trị của văn hóa và con người Việt Nam, về sức sống của dân tộc Việt Nam, Nguyễn An Ninh khẳng định bản sắc dân tộc trong bài "Ước mơ của chúng ta":

"Nói đến sự trường tồn của một giống nòi trước hết phải nói đến văn hóa, nói đến sức sống của dân tộc, của giống nòi đó, nghĩa là tất cả những tiềm năng mà dân tộc đó đã để lại dấu ấn sâu đậm và tỏa sáng chói lọi trên tiến trình lịch sử của mình. Và người Việt Nam đã từng có một sức sống tạo trên một nền văn hóa như vậy". (tr.198).

Nguyễn Ái Quốc là đại biểu cho sự chuyển hướng của phong trào yêu nước duy tân theo khuynh hướng dân chủ tư sản chuyển sang phong trào yêu nước kết hợp với chủ nghĩa xã hội. Về tư tưởng, sự chuyển hướng này là sự phê phán mô hình dân chủ tư sản phương Tây đồng thời hướng về chủ nghĩa Mác-Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga.

Sự lựa chọn chủ nghĩa Mác và đưa chủ nghĩa Mác vào một nước thuộc địa, lạc hậu đòi hỏi phải có tinh thần sáng tạo rất lớn, làm cho nó thích nghi với những điều kiện xã hội khác với xã hội từ đó nó xuất phát.

"Chủ nghĩa Mác sẽ đem lại nguồn sinh lực mới cho phong trào dân tộc và công cuộc duy tân.
Và muốn như vậy phải Việt Nam hóa chủ nghĩa Mác.
Nguyễn Ái Quốc là người tiêu biểu đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử này và ông đã hoàn thành được nhiệm vụ kết hợp này, nhờ đó mà có được một cuộc Cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến thần thánh."
(tr.206-207).

Bản "Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ" viết ở Matxcơva năm 1924 có thể coi là một văn kiện lịch sử định hướng cho việc nghiên cứu sáng tạo chủ nghĩa Mác. Một số luận điểm được nhấn mạnh trong văn kiện:

"Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử. Nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà Châu Âu là gì? đó chưa phải là toàn thế giới nhân loại" (tr.207).

"Mác cho ta biết rằng sự tiến triển của các xã hội phải trải qua 3 giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô và chế độ tư bản, và trong mỗi giai đoạn ấy đấu tranh giai cấp có khác nhau. Chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn Đông có trải qua hai giai đoạn đầu không". (tr.209).

"Chủ nghĩa Mác sẽ còn đứng cả ở đó (ở Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc.N.H.P) dù sao thì không cấm bổ sung "cơ sở lịch sử" của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào những tư liệu mà Mác ở thời của mình không có được" (tr. 209 - 210)

Mác không biết đến vấn đề dân tộc. Lê nin là người quan tâm đến tiềm năng cách mạng của phong trào quốc gia.

Khi đưa tư tưởng chủnghĩa Lê nin về vấn đề dân tộc vào Việt Nam Nguyễn Ái Quóc và những người cộng sản Việt Nam đã tạo một quan niệm riêng để giải quyết vấn đề dân tộc. Một số quan điểm được tác giả khẳng định khi trả lời câu hỏi: "Sự sáng tạo của Việt Nam là ở đâu?":

- Dân tộc là một phạm trù văn hóa... (tr. 213)

- Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc bao giờ cũng biểu hiện như là những phong trào tìm tòi bản sắc dân tộc, bảo tồn bản sắc dân tộc... (tr. 213)

- "Chủ nghĩa dân tộc là dộng lực lớn nhất của đất nước..." (tr. 214)

Chương cuối cùng của tác phẩm (tr. 239 - tr. 245) bàn về Những giải pháp về một sự kết hợp mới giữa truyền thống - hiện đại hóa và chủ nghĩa xã hội để phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa ở nước ta. Tổng thể của những giải pháp đó là: Vận dụng phương thức phát triển của nền kinh tế thị trường để năng động hóa nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nhưng vẫn không rời bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội phương châm "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" (tr. 8).

 
Có thể thấy những suy nghĩ có tính chất chiến lược của cố giáo sư Nguyễn Hồng Phong về vấn đề này có căn cứ ở sự tổng kết nghiên cứu lịch sử những quá trình hiện đại hóa ở Việt Nam từ cuối t.k.XIX đến nay:

"Đây là một thách thức lịch sử và là nhiệm vụ sáng tạo, nhưng vẫn không rời bỏ truyền thống văn hóa chính trị Việt Nam là dân tộc (yếu tố nội sinh), hiện đại hóa (ngoại sinh) và chủ nghĩa xã hội (truyền thống nhân văn cộng đồng)" (tr. 8).

H.N.H
(126/08-99)


------------------------------
(1) Nguyễn Hồng Phong - Văn hóa chính trị Việt Nam. Truyền thống và hiện đại. Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về phát triển và Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản. Hanoi. 1998. Những số trang được dẫn trong bài này là những số trang của ấn phẩm này.
(2) Xem bài
Văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam... của Hoàng Ngọc Hiến đăng trên Sông Hương, số 1 - 1999.








 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN ĐĂNG MẠNH(Kỷ niệm 70 năm ngày mất nhà văn Vũ Trọng Phụng 1939 - 2009)Trong lĩnh vực văn chương, tác phẩm không hay, không có giá trị nghệ thuật thì chỉ là con số không, chẳng có gì để nói, để bàn. Người viết ra nó, dù cuộc đời có ly kỳ thế nào, người ta cũng chẳng quan tâm.

  • ĐỖ LAI THÚYHòn đất cũng biết nói năng(Nhại ca dao)

  • HOÀNG CẦMĐang những ngày hè oi ả, mệt lử người thì anh ấy mời tôi viết Bạt cho tập thơ sắp muốn in ra. Ai đời viết bạt cho tác phẩm người khác lại phải dành trang giấy đầu tiên để viết về mình? Người ta sẽ bảo ông này kiêu kỳ hay hợm hĩnh chăng? Nhưng cái anh thi sỹ tác giả tập thơ thì lại bảo: Xin ông cứ viết cho, dẫu là bạt tử, bạt mạng, thậm chí có làm bạt vía ai cũng được - Chết, chết! Tôi có thể viết bạt mạng chứ sức mấy mà làm bạt vía ai được.

  • ĐẶNG ANH ĐÀOTrong tác phẩm nghệ thuật, phân biệt thật rạch ròi cái gì là ý thức, sáng suốt, tự giác với cái gì vô ý thức, tự phát, cảm tính không phải là điều đơn giản. Ngay cả những nhà văn lãng mạn như Huygô, nhiều lúc sử dụng nhân vật chính diện như những cái loa phát biểu lý tưởng của mình, thế mà đã có lúc Kessler bịt miệng lại không cho tán tụng nhân vật Côdet và mắng rằng: Huygô anh chả hiểu gì về tác phẩm ấy hết", đồng thời tuyên bố rằng ông còn thích Epônin gấp bội lần "Côdet, cô nàng điệu đàng đã tư sản hóa ấy".

  • ĐỖ ĐỨC HIỂU…Với tôi, Balzac là Tiểu thuyết, và Tiểu thuyết là Balzac, - tiểu thuyết Balzac là "tiểu thuyết tuyệt đối", tức là nó biểu hiện tất cả sức mạnh sáng tạo của ông, tất cả cái "lực" của ý thức và tâm linh, của khoa học và tôn giáo, từ cấu trúc truyện và thời - không gian (chronotope), đến cấu trúc nhân vật, tất cả phối âm, tương ứng với nhau thành một dàn nhạc hoàn chỉnh…

  • HỮU ĐẠTKhông phải ngẫu nhiên, Trần Đăng Khoa lại kết thúc bài viết về Phù Thăng một câu văn rất là trăn trở: "Bất giác... Tôi nắm chặt bàn tay gầy guộc của Phù Thăng, lòng mơ hồ rờn rợn. Chỉ sợ ở một xó xỉnh nào đó, sau lùm cây tối sầm kia, lại bất ngờ cất lên một tiếng gà gáy..." Ta thấy, sau cái vẻ tếu táo bên ngoài kia lắng xuống một cái gì. Đó là điểm gợi lên ở suy nghĩ người đọc.

  • HÀ QUANG MINHTôi không muốn chỉ bàn tới cuốn sách của ông Khoa mà thôi. Tôi chỉ coi đó là một cái cớ để bàn luận về nền văn học nước nhà hiện nay. Là một người yêu văn học, nhiều khi tôi muốn quên đi nhưng vô tình vấn đề nẩy sinh TỪ "CHÂN DUNG VÀ ĐỐI THOẠI" đã trở thành giọt nước cuối cùng làm tràn ly và lôi tuột cái nỗi đau mà tôi muốn phớt lờ ấy. Phải, tôi thấy đau lắm chứ. Bởi lẽ ai có ngờ mảnh đất trong sáng mang tên văn học sao giờ đây lại ô nhiễm đến thế.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN(góp phần định nghĩa minh triết)         (tiếp Sông Hương số 248)

  • Việc giải quyết thành công mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính hiện đại đã hình thành ra các trường phái âm nhạc như: âm nhạc Nga, Pháp, Mỹ, Trung Hoa . . .

  • Phê bình thi pháp học đã mang đến sức sống mới cho phê bình văn học Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thi pháp học là phương pháp minh chứng cho thành quả thay đổi hệ hình nghiên cứu trong phê bình văn học.

  • Hiện nay trên thế giới, quan niệm về Nghệ thuật tạo hình, Nghệ thuật thị giác và Mỹ thuật mang ý nghĩa gần giống nhau. Nó bao gồm: hội họa, đồ họa, kiến trúc, điêu khắc, trang trí ứng dụng, video clip, sắp đặt v.v..Loại hình nghệ thuật này luôn xuất hiện bằng những hình ảnh (image) thu hút mắt nhìn và ngày càng mở rộng quan niệm, phương thức biểu hiện cũng như khai thác chất liệu. Tuy nhiên, để hiểu thế nào là nghệ thuật trong tranh, hoặc vẻ đẹp của một công trình nghệ thuật còn là câu hỏi đặt ra với nhiều người.

  • HÀ VĂN LƯỠNGPuskin không chỉ là nhà thơ Nga vĩ đại, nhà viết kịch có tiếng mà còn là nhà cải cách văn học lớn. Là người “khởi đầu của mọi khởi đầu” (M. Gorki) Puskin bước vào lĩnh vực văn xuôi với tư cách là một người cách tân trong văn học Nga những năm đầu thế kỷ. Những tác phẩm văn xuôi của ông đã đặt cơ sở vững chắc cho văn xuôi hiện thực và sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga, góp phần khẳng định những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc.

  • ĐẶNG VIỆT BÍCHGần đây trên tuần báo Văn Nghệ đã có bài viết bàn về vấn đề đào tạo "Văn hóa học", nhân dịp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra nghị quyết V về xây dựng một nền văn hóa, văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

  • PHAN TUẤN ANH “Cuộc nói chuyện của chúng ta đã cho tôi thấy rằng hết thảy những gì liên quan đến bản chất của ngôn ngữ mới ít được nghĩ đến làm sao”                                       (Martin Heidegger)

  • TRẦN ĐÌNH SỬVăn học sáng tác là nhằm để cho người đọc tiếp nhận. Nhưng thực tế là người đọc tiếp nhận rất khác nhau. Lý luận tiếp nhận truyền thống giải thích là do người đọc không sành.

  • NGUYỄN THANH HÙNGVăn học là cuộc sống. Quan niệm như vậy là chẳng cần phải nói gì thêm cho sâu sắc để rồi cứ sống, cứ viết, cứ đọc và xa dần mãi bản thân văn học.

  • LTS: Cuộc tranh luận giữa hai luồng ý kiến về nhân vật lịch sử Nguyễn Hiển Dĩnh, một mệnh quan triều đình Huế có công hay có tội vẫn chưa thuyết phục được nhau.Vấn đề này, Tòa soạn chúng tôi cũng chỉ biết... nhờ ông Khổng Tử "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri giả" (biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, ấy là biết). Vậy nên bài viết sau đây của nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nguyễn Đắc Xuân, chúng tôi xin đăng nguyên văn, tác giả phải gánh trọn trách nhiệm về độ chính xác, về tính khoa học của văn bản.Mong các nhà nghiên cứu, cùng bạn đọc quan tâm tham gia trao đổi tiếp.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNNăm 1998, Thành phố Đà Nẵng dự định lấy tên nhà soạn tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đặt cho con đường mới song song với đường 2 tháng 9 và đường Núi Thành. Nhưng sau đó qua một số tin bài của tôi đăng trên báo Lao Động nêu lên những điểm chưa rõ ràng trong tiểu sử của ông Nguyễn Hiển Dĩnh, UBND Thành phố Đà Nẵng thấy có một cái gì chưa ổn trong tiểu sử của Nguyễn Hiển Dĩnh nên đã thống nhất rút tên ông ra khỏi danh sách danh nhân dùng để đặt tên đường phố lần ấy. Như thế mọi việc đã tạm ổn.

  • Vừa qua nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân có viết một loạt bài về ông Nguyễn Hiển Dĩnh - một quan lại triều nguyễn, nhà soạn tuồng nổi tiếng Quảng Nam. Qua thư tịch, anh chứng minh Nguyễn Hiển Dĩnh tuy có đóng góp cho nghệ thuật tuồng cổ nhưng những hành vi tiếp tay cho Pháp đàn áp các phong trào yêu nước ở Quảng Nam quá nặng nề nên không thể tôn xưng Nguyễn Hiển Dĩnh là danh nhân văn hoá của việt Nam như Viện Sân khấu và ngành văn hoá ở Quảng Nam Đà Nẵng đã làm. Qua các bài viết của Nguyễn Đắc Xuân có những vấn đề lâu nay ngành văn hoá lịch sử chưa chú ý đến. nhà báo Bùi Ngọc Quỳnh đã có cuộc đối thoại lý thú với anh về những vấn đề nầy.

  • ĐỖ NGỌC YÊNVào những năm 70 của thế kỷ, ở nhiều nước phương Tây tràn ngập không khí của cuộc khủng hoảng gia đình, làm cho nhiều người rất lo ngại. Một số kẻ cực đoan chủ trương xóa bỏ hình mẫu gia đình truyền thống. Nhưng cái khó đối với họ không phải là việc từ bỏ hình mẫu gia đình cũ - mặc dù trên thực tế việc làm đó không phải dễ - mà vấn đề đâu là hình mẫu gia đình mới.