Một nhà họ Hồ đậu ba Trạng nguyên

14:16 18/11/2008
NGÔ ĐỨC TIẾNTrong lịch sử các nhà khoa bảng ở Việt , ít có gia đình nào cả ba ông cháu, cha con đều đỗ Trạng nguyên. Đó là gia đình Trạng nguyên Hồ Tông Thốc ở Kẻ Cuồi, Tam Công, Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An.

Hồ Tông Thốc sinh tại Kẻ Cuồi năm Giáp Tý (1324) ông là cháu xa đời (viễn tôn) của Trạng nguyên Hồ Hưng Dật. Hồ Hưng Dật quê Triết Giang, Trung Quốc, được phái sang làm Tri châu của Châu Diễn thời Bắc thuộc, có lỵ sở đóng ở làng Quỳ Lăng, cách Kẻ Cuồi một cánh đồng. Tại nhà thờ đại tôn họ Hồ ở Kẻ Cuồi còn lưu lại đôi câu đối:
Triết Giang thử địa Ngô tiên thế
Hoan Diễn do tồn ức vạn niên
(Triết Giang đất ấy quê tiên tổ
Hoan Diễn quê này tới vạn năm)
Thuở nhỏ, Hồ Tông Thốc nổi tiếng là con nhà nghèo nhưng ham học mà học giỏi, được nhân dân xem là bậc thần đồng. Truyện kể rằng, có một lần vào dịp Tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng), Hồ Tông Thốc được mời dự một cuộc xướng hoạ thơ phú với khách văn chương. Ông đã ứng tác hằng trăm bài thơ hoạ làm mọi người thán phục, từ đó tên tuổi ông được truyền tụng khắp nơi.

Năm 17 tuổi (1341) Hồ Tông Thốc dự thi Đình và đỗ Trạng nguyên. Sau khi đỗ đầu khoa thi, tuy tuổi còn trẻ nhưng Hồ Tông Thốc được vua Trần Hiếu Tông cho giữ chức Trung thư lệnh. Năm 1372, Hồ Tông Thốc được giao chức Hàm lâm viện đại học sỹ. Tám năm sau, năm 1386, ông được thăng Hàn lâm viện kiêm Thẩm hình viện sứ.
Là người giỏi thơ văn, có tài ứng đối linh hoạt ông được vua nhà Trần cử đi sứ ở Trung Quốc nhiều lần và lần nào ông cũng làm tốt phận sự của mình.
Năm 1400, Hồ Tông Thốc cáo quan về quê và mất tại đó năm 1404.
Hồ Tông Thốc là một vị quan thanh liêm đồng thời là một nhà thơ, nhà sử học, nhà văn hoá để lại nhiều trước tác có giá trị. Ông đã viết các tập sách: Phụ học chỉ nam; Việt thế chí; Thảo nhân hiệu tần thi tập; Việt sử cương mục.

Ông là người đầu tiên ghi tên nước Việt vào bộ lịch sử nước nhà do ông soạn thảo. Trong bài tựa “Đại Việt sử ký toàn thư”, nhà sử học Ngô Sỹ Liên viết: “Hồ Tông Thốc đã biên soạn Việt sử cương mục, chép việc thận trọng mà có khuôn phép, bàn việc thiết đáng mà không thừa”. Nhà sử học Bùi Dương Lịch (thế kỷ 19) cũng có nhận xét về ông: “Hồ Tông Thốc đỗ sớm mà có tài”.

Đối với dòng họ Hồ ở Nghệ An, Hồ Tông Thốc là người mở đầu cho nền khoa bảng của một thế gia vọng tộc, có truyền thống hiếu học, học giỏi, nhiều người đỗ đạt. Cả chi họ Hồ ở quê gốc Kẻ Cuồi, Tam Thọ (Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An), cả chi họ Hồ ở Thổ Đôi Trang (Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An). Riêng đời Trần, họ Hồ ở Kẻ Cuồi có 3 Trạng nguyên. Con trai Hồ Tông Thốc là Hồ Tông Đốn và cháu ruột là Hồ Tông Thành đều đậu Trạng nguyên. Sang đời Lê, các con, cháu của Hồ Tông Thành là Hồ Đình Trung, Hồ Đình Quế, Hồ Doãn Văn đều đỗ Tiến sỹ. Ngoài ra, họ Hồ ở Kẻ Cuồi còn có 7 người đậu cử nhân, 23 người đậu giám sinh thời Lê và nhiều bậc đậu cử nhân, tú tài triều Nguyễn. Nhắc đến dòng họ Hồ ở Kẻ Cuồi, Yên Thành nhân dân vùng Nghệ-Tĩnh có câu ca:
Một nhà ba trạng nguyên ngồi
Một gương từ mẫu mấy đời soi chung

Một câu chuyện cảm động về Hồ Tông Thốc mà nhân dân trong vùng thường nhắc đến là thuở hàn vi cũng như lúc ra làm quan, gia cảnh họ Hồ nghèo lắm, có lúc không đủ cơm ăn, phải ăn khoai trừ bữa.
Thời Trần, làng Cuồi nằm trên một gò đất cao (gò Tràm) giữa bốn bề là đồng chiêm trũng. Ở đây có giống khoai nước, một thứ cây có củ ăn được, tựa như cây khoai sọ, khoai mùng, nhân dân thường gọi đó là khoai Cuồi. Lá khoai Cuồi to như lá mùng, giữa lá có một chấm nhỏ màu vàng. Củ khoai Cuồi có vỏ màu tím, mọc thành chùm, to từ 2-3 lạng đến 6-7 lạng. Củ khoai Cuồi sống có mủ, đụng vào dễ bị ngứa lăn tăn (họ nhà môn không ngứa cũng tưa tưa) nhưng rửa sạch, bỏ vào nồi, đổ nước vào, đậy kín vung, luộc chín, khoai Cuồi có vị ngọt, màu trắng đục, vừa bùi, vừa dẻo, vừa thơm, có thể ăn thay cơm. Nhiều năm mất mùa, khoai Cuồi là nguồn lương thực chính của nhà nông và nuôi lớn những tú tài, cử nhân, tiến sỹ, trạng nguyên. Bởi thế, nhân dân trong vùng có câu đố vui:
Sớm khoai, trưa khoai, tối khoai,
Khoai ba bữa.
Ông đỗ, cha đỗ, cháu đỗ
đỗ cả nhà.

Ngày nay, trên đất Kẻ Cuồi, Tam Công (Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An) có một trường trung học PTCS mang tên Hồ Tông Thốc. Nhà thờ đại tôn họ Hồ ở Kẻ Cuồi cũng đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử Văn hoá Quốc gia. Hàng năm vào dịp mồng 9 tháng Giêng âm lịch, con cháu họ Hồ từ các nơi cùng khách thập phương về Kẻ Cuồi dự lễ tế tổ họ Hồ để tôn vinh một gia đình, một dòng họ hiếu học, học giỏi đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng nền văn hiến của Việt Nam.
N.Đ.T

(nguồn: TCSH số 203-204 – 01&02 - 2006)

 



-------------
(Bài viết có sử dụng một số tư liệu từ Lịch sử Nghệ-Tĩnh, Lịch sử Yên Thành, Lịch sử Thọ Thành)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LẠI NGUYÊN ÂNTrước khi vào đề, tôi phải nói ngay rằng trong thực chất, người đã thúc đẩy tôi viết bài này là nhà Việt học người Nga Anatoly Sokolof. Tôi nhớ là anh đã ít nhất một lần nêu với tôi: hiện tượng mà người ta đang gọi chung là “thơ Hồ Xuân Hương” nên được tiếp cận từ góc độ “mặt nạ tác giả”.

  • Ngôn ngữ văn học luôn mang dấu ấn thời đại lịch sử của nó. Đồng thời, thông qua ngôn ngữ tác phẩm người đọc có thể đánh giá được khả năng sáng tạo và phong cách sáng tác của người nghệ sĩ. Văn học Việt Nam từ sau 1975, đặc biệt là sau Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã có những đổi mới mang tính đột phá trên mọi phương diện, trong đó có ngôn ngữ. Viết về đề tài lịch sử trong bối cảnh mới, các nhà văn sau 1975 không chịu núp mình dưới lớp vỏ ngôn ngữ cũ kĩ, khuôn sáo như trước.

  • Nếu có thể nói gì về tình trạng ngày càng thưa vắng các tiểu thuyết đọc được hôm nay, hay nói một cách chính xác hơn là sự vắng mặt của tiểu thuyết hay trong vài thập kỷ qua, theo tôi trước hết đó là vấn đề tâm thể thời đại

  • ĐINH XUÂN LÂM      (Hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội)Tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh sinh ngày 19 tháng 07 năm Quý Tỵ, niên hiệu Minh Mạng 14 (1833) tại xã Chân Mỹ, tổng Từ Vinh, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng (nay là thôn Trực Mỹ, xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).

  • HOÀNG TẤT THẮNG1. Khái quát về địa danh học.

  • NGUYỄN HOÀNG ĐỨCKhông có một xã hội nào sống và phát triển được nếu không cậy trông vào khả năng phê bình của chính mình. Nói một cách thật dễ hiểu, như người Pháp khẳng nhận: "Người ta dựa trên những gì chống lại mình".

  • PHONG LÊ      (Tiếp theo Sông Hương số 250 tháng 12-2009 và hết) Sau chuyển đổi từ sự chia tách, phân cách đến hội nhập, cộng sinh, là một chuyển đổi khác, cũng không kém tầm vóc: đó là từ cộng đồng sang cá nhân; với một quan niệm mới: cá nhân mạnh thì cộng đồng mới mạnh; cá nhân được khẳng định thì sự khẳng định vai trò cộng đồng mới được bảo đảm.

  • ĐÀO THÁI TÔNNhư chúng tôi đã có lời thưa từ bài báo trước, trong Thơ quốc âm Nguyễn Du (Nxb Giáo dục, H, 1996), thay vì việc xem "bản Kinh" của Truyện Kiều là bản sách in bởi vua Tự Đức, Nguyễn Thạch Giang đã viết đó chỉ là những bản chép tay bởi các quan văn trong triều. Điều này là rất đúng.

  • PHẠM QUANG TRUNGHiện giờ báo chí chuyên về văn chương ở ta đã phong phú và đa dạng. Riêng Hội Nhà văn đã có các báo Văn nghệ, Văn nghệ dân tộc và miền núi, Văn nghệ Tre, và các tạp chí Tác phẩm mới, Văn học nước ngoài.

  • LÊ ĐẠT     Cầm tên em đi tìm

  • VŨ NGỌC KHÁNH        (Trích tham luận: “Thử bàn về minh triết”)

  • LTS: Thế giới đang xuất hiện trào lưu phục hưng minh triết sau một thời gian dài chối bỏ. Ở Việt cũng đã hình thành Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh Triết thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt . Tiếp theo cuộc Hội thảo lần thứ I tại Hà Nội “Minh triết - giá trị nhân loại đang phục hưng”, cuối tháng 11.2009 tại Huế, Trung tâm đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Minh triết Việt trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt”.

  • Giấy dó là sản phẩm thủ công của cha ông ta để lại. Xưa kia làng Bưởi có nghề làm giấy dó nổi tiếng. Giấy dó được dùng vào việc ghi chép văn bản chữ Hán nôm, viết bút lông mực tàu...

  • Sự phát triển của thực tiễn và lý luận nghệ thuật- dù ở đâu, thời kỳ lịch sử nào cũng vậy- thường phụ thuộc vào 3 nhân tố quan trọng và phổ quát nhất: Sự phát triển của khoa học và công nghệ; Những chính sách chính trị (trong đó bao gồm cả những chính sách về văn hóa và nghệ thuật); Những nhà tư tưởng và nghệ sỹ lớn.  

  • TRẦN HUYỀN SÂMClaude Lévi-Strauss là một trường hợp hiếm thấy và khó lặp lại trong lịch sử nhân loại. Lévi chính là một cú sốc đối với nền văn minh phương Tây. Lý thuyết của nhà cấu trúc học vĩ đại này là sự hạ bệ hùng hồn nhất đối với tư tưởng thống ngự và độc tôn của xã hội toàn trị châu Âu; và là sự biện minh sâu sắc cho một mô thức đa văn hóa của nhân loại.

  • LÊ THÀNH LÂNTrong 4 năm liền, Tào Mạt lần lượt cho ra đời ba vở chèo tạo nên một bộ ba chèo lịch sử với tiêu đề chung là Bài ca giữ nước, đều do Đoàn Nghệ thuật Tổng cục Hậu cần dàn dựng và đều được nhận những giải thưởng cao.

  • PHONG LÊĐó là: 1. Từ sự phân cách, chia đôi của hai thế giới - địch và ta, chuyển sang hội nhập, cộng sinh, có nghĩa là nhân rộng hơn các tiềm năng, cũng đồng thời phải biết cách ngăn ngừa, hoặc chung sống với các hiểm họa. 2. Từ cộng đồng chuyển sang cá nhân, cá nhân trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển, nhưng cá nhân cũng sẵn sàng nổi loạn cho các ước vọng thoát ra khỏi các chuẩn mực của cộng đồng. Và 3. Từ phong bế (ở các cấp độ khác nhau) đến sự mở rộng giao lưu, hội nhập với khu vực và quốc tế, với sự lưu tâm hoặc cảnh báo: trong đi tắt, đón đầu mà không được đứt gẫy với lịch sử.

  • ĐỖ HẢI NINH(Nhân đọc tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng. Nxb Phụ Nữ, H, 2009; tác phẩm nhận giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2009)

  • PHẠM QUANG TRUNGHiện nay, vấn đề đổi mới thi pháp đang được nhiều người cầm bút quan tâm. Xin ghi lại cuộc trao đổi mới đây giữa tôi (PQT) với một nhà văn (NV) về vấn đề bức thiết này.

  • (Theo bách khoa thần học New Catholie)THẨM GIÁ PHÊ BÌNH Việc thiết định giá trị phán đoán trong phê bình đã được kiểm thảo một cách nghiêm khắc trong thế kỷ XX. Chẳng hạn, người ta cho rằng phê bình đã vượt lên cả tầm vóc “viên đá thử vàng” trong việc thẩm giá hội họa để dẫn dắt thị hiếu thưởng thức hội họa của công chúng.