Một nhà họ Hồ đậu ba Trạng nguyên

14:16 18/11/2008
NGÔ ĐỨC TIẾNTrong lịch sử các nhà khoa bảng ở Việt , ít có gia đình nào cả ba ông cháu, cha con đều đỗ Trạng nguyên. Đó là gia đình Trạng nguyên Hồ Tông Thốc ở Kẻ Cuồi, Tam Công, Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An.

Hồ Tông Thốc sinh tại Kẻ Cuồi năm Giáp Tý (1324) ông là cháu xa đời (viễn tôn) của Trạng nguyên Hồ Hưng Dật. Hồ Hưng Dật quê Triết Giang, Trung Quốc, được phái sang làm Tri châu của Châu Diễn thời Bắc thuộc, có lỵ sở đóng ở làng Quỳ Lăng, cách Kẻ Cuồi một cánh đồng. Tại nhà thờ đại tôn họ Hồ ở Kẻ Cuồi còn lưu lại đôi câu đối:
Triết Giang thử địa Ngô tiên thế
Hoan Diễn do tồn ức vạn niên
(Triết Giang đất ấy quê tiên tổ
Hoan Diễn quê này tới vạn năm)
Thuở nhỏ, Hồ Tông Thốc nổi tiếng là con nhà nghèo nhưng ham học mà học giỏi, được nhân dân xem là bậc thần đồng. Truyện kể rằng, có một lần vào dịp Tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng), Hồ Tông Thốc được mời dự một cuộc xướng hoạ thơ phú với khách văn chương. Ông đã ứng tác hằng trăm bài thơ hoạ làm mọi người thán phục, từ đó tên tuổi ông được truyền tụng khắp nơi.

Năm 17 tuổi (1341) Hồ Tông Thốc dự thi Đình và đỗ Trạng nguyên. Sau khi đỗ đầu khoa thi, tuy tuổi còn trẻ nhưng Hồ Tông Thốc được vua Trần Hiếu Tông cho giữ chức Trung thư lệnh. Năm 1372, Hồ Tông Thốc được giao chức Hàm lâm viện đại học sỹ. Tám năm sau, năm 1386, ông được thăng Hàn lâm viện kiêm Thẩm hình viện sứ.
Là người giỏi thơ văn, có tài ứng đối linh hoạt ông được vua nhà Trần cử đi sứ ở Trung Quốc nhiều lần và lần nào ông cũng làm tốt phận sự của mình.
Năm 1400, Hồ Tông Thốc cáo quan về quê và mất tại đó năm 1404.
Hồ Tông Thốc là một vị quan thanh liêm đồng thời là một nhà thơ, nhà sử học, nhà văn hoá để lại nhiều trước tác có giá trị. Ông đã viết các tập sách: Phụ học chỉ nam; Việt thế chí; Thảo nhân hiệu tần thi tập; Việt sử cương mục.

Ông là người đầu tiên ghi tên nước Việt vào bộ lịch sử nước nhà do ông soạn thảo. Trong bài tựa “Đại Việt sử ký toàn thư”, nhà sử học Ngô Sỹ Liên viết: “Hồ Tông Thốc đã biên soạn Việt sử cương mục, chép việc thận trọng mà có khuôn phép, bàn việc thiết đáng mà không thừa”. Nhà sử học Bùi Dương Lịch (thế kỷ 19) cũng có nhận xét về ông: “Hồ Tông Thốc đỗ sớm mà có tài”.

Đối với dòng họ Hồ ở Nghệ An, Hồ Tông Thốc là người mở đầu cho nền khoa bảng của một thế gia vọng tộc, có truyền thống hiếu học, học giỏi, nhiều người đỗ đạt. Cả chi họ Hồ ở quê gốc Kẻ Cuồi, Tam Thọ (Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An), cả chi họ Hồ ở Thổ Đôi Trang (Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An). Riêng đời Trần, họ Hồ ở Kẻ Cuồi có 3 Trạng nguyên. Con trai Hồ Tông Thốc là Hồ Tông Đốn và cháu ruột là Hồ Tông Thành đều đậu Trạng nguyên. Sang đời Lê, các con, cháu của Hồ Tông Thành là Hồ Đình Trung, Hồ Đình Quế, Hồ Doãn Văn đều đỗ Tiến sỹ. Ngoài ra, họ Hồ ở Kẻ Cuồi còn có 7 người đậu cử nhân, 23 người đậu giám sinh thời Lê và nhiều bậc đậu cử nhân, tú tài triều Nguyễn. Nhắc đến dòng họ Hồ ở Kẻ Cuồi, Yên Thành nhân dân vùng Nghệ-Tĩnh có câu ca:
Một nhà ba trạng nguyên ngồi
Một gương từ mẫu mấy đời soi chung

Một câu chuyện cảm động về Hồ Tông Thốc mà nhân dân trong vùng thường nhắc đến là thuở hàn vi cũng như lúc ra làm quan, gia cảnh họ Hồ nghèo lắm, có lúc không đủ cơm ăn, phải ăn khoai trừ bữa.
Thời Trần, làng Cuồi nằm trên một gò đất cao (gò Tràm) giữa bốn bề là đồng chiêm trũng. Ở đây có giống khoai nước, một thứ cây có củ ăn được, tựa như cây khoai sọ, khoai mùng, nhân dân thường gọi đó là khoai Cuồi. Lá khoai Cuồi to như lá mùng, giữa lá có một chấm nhỏ màu vàng. Củ khoai Cuồi có vỏ màu tím, mọc thành chùm, to từ 2-3 lạng đến 6-7 lạng. Củ khoai Cuồi sống có mủ, đụng vào dễ bị ngứa lăn tăn (họ nhà môn không ngứa cũng tưa tưa) nhưng rửa sạch, bỏ vào nồi, đổ nước vào, đậy kín vung, luộc chín, khoai Cuồi có vị ngọt, màu trắng đục, vừa bùi, vừa dẻo, vừa thơm, có thể ăn thay cơm. Nhiều năm mất mùa, khoai Cuồi là nguồn lương thực chính của nhà nông và nuôi lớn những tú tài, cử nhân, tiến sỹ, trạng nguyên. Bởi thế, nhân dân trong vùng có câu đố vui:
Sớm khoai, trưa khoai, tối khoai,
Khoai ba bữa.
Ông đỗ, cha đỗ, cháu đỗ
đỗ cả nhà.

Ngày nay, trên đất Kẻ Cuồi, Tam Công (Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An) có một trường trung học PTCS mang tên Hồ Tông Thốc. Nhà thờ đại tôn họ Hồ ở Kẻ Cuồi cũng đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử Văn hoá Quốc gia. Hàng năm vào dịp mồng 9 tháng Giêng âm lịch, con cháu họ Hồ từ các nơi cùng khách thập phương về Kẻ Cuồi dự lễ tế tổ họ Hồ để tôn vinh một gia đình, một dòng họ hiếu học, học giỏi đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng nền văn hiến của Việt Nam.
N.Đ.T

(nguồn: TCSH số 203-204 – 01&02 - 2006)

 



-------------
(Bài viết có sử dụng một số tư liệu từ Lịch sử Nghệ-Tĩnh, Lịch sử Yên Thành, Lịch sử Thọ Thành)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • (Cuộc trưng cầu ý kiến các giảng viên dạy lý luận và lịch sử văn học ở các trường ĐHTH ở Liên Xô)

  • ĐỖ LAI THÚY

    Ngồi buồn lại trách ông xanh
    Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười
    Kiếp sau xin chớ làm người
    Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

                             (Nguyễn Công Trứ)

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Không biết ngẫu nhiên hay cố ý mà tập thơ sẽ in riêng của nhà thơ Trần Lan Vinh lại mang tên với chữ đầu là Lục (sáu) – Lục bát đồng dao? Thôi thì cứ nói theo khẩu ngữ nhà Phật là tùy duyên nhưng điều quan trọng lại không phải ở phần cứng đó mà ở phần mềm hoặc không ở chỗ thể mà ở chỗ dụng của danh xưng.

  • LTS: Thời gian qua, thơ Tân hình thức Việt đã bắt đầu được nhiều bạn đọc, bạn thơ quan tâm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về việc làm sao để đọc một bài thơ Tân hình thức? Làm sao để giữ nhịp điệu của thơ?... Bài viết dưới đây của Biển Bắc, nhằm giới thiệu cách đọc-diễn một bài thơ Tân hình thức Việt. Vì muốn làm sáng ý nguyện ngôn ngữ đời thường nên bài viết sử dụng ngôn ngữ rất THT Việt. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

  • ĐẶNG TIẾN

    Xuân đã đem mong nhớ trở về
    Lòng cô gái ở bến sông kia
    Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
    Trên bến cùng ai đã nặng thề…

                          (Nguyễn Bính)

  • DÂN TRÍ

    Không học chữ Nho, nghe qua hai câu thơ Hán Việt vừa dẫn thì cũng có thể hiểu được nghĩa lý một cách mang mang hồn sử thi.

  • HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

    Khi mới học cấp 2, tôi đã thấy trong tủ sách nhà tôi có hai cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan và Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân do một người dượng mua về từ Sài Gòn.

  • THÁI KIM LAN

    Bài viết này chỉ là một phác thảo gợi ý về sự nghiệp và ảnh hưởng của hai nhà nữ trí thức miền Nam trong những thập niên 60, 70. Phùng Thăng tạ thế cuối thập niên 70. Phùng Khánh đã là Ni sư giữa thập niên 60 và trở nên một Ni sư Trưởng lỗi lạc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam trước và sau 1975, liễu sinh 2003.

  • YẾN THANH

    “Vĩnh biệt mày, cái thằng không biết tưởng tượng. Mày tự mà đốt đuốc cho cuộc hành trình thăm thẳm của mày đi”

  • ĐỖ LAI THÚY

    Trong một vài năm gần đây, nhiều nhà phê bình và nghiên cứu văn học đã có những cố gắng đáng kể để thoát ra khỏi tình trạng tiếp cận văn học một cách xã hội học có phần dung tục, hướng đến cách tiếp cận mới xuất phát từ đặc trưng của chính bản thân văn học. Một trong nhiều đường hướng nghiên cứu có triển vọng đó là phong cách học.

  • Cần phải nói ngay, Tưởng tượng & Dấu vết là cuốn tiểu thuyết khó đọc. Nó khó đọc vì hai lẽ: thứ nhất, nền tảng logic văn bản không nằm trong phương pháp tạo dựng hay trong tri thức thực hành của tác giả, mà nó nằm sâu trong yếu tính[2] thời gian.

  • ĐINH VĂN TUẤN

    Thi hào Nguyễn Du khi sáng tác “Truyện Kiều” đã đặt tên cho tác phẩm nổi tiếng này là gì? Cho đến nay, giới nghiên cứu Kiều vẫn còn phân vân, chưa dứt khoát hẳn một nhan đề nào là khởi đầu do cụ Nguyễn Du đặt.

  • KHẾ IÊM
    Tặng nhà thơ Biển Bắc và Hồ Đăng Thanh Ngọc

    Nhà thơ và nhà nghiên cứu Mỹ Timothy Steele, trong bài viết “Phép làm thơ cho những nhà thơ thế kỷ 21”, nhấn mạnh, cách làm thơ trong thế kỷ tới sẽ là tuôn nhịp điệu ngôn ngữ nói vào thể luật, để hình thành nhịp điệu thơ.

  • HOÀNG DŨNG, BỬU NAM

    (Phỏng vấn nhà sử học Nguyễn Hồng Phong, nhà văn Huy Phương và nhà phê bình văn học Phương Lựu)

  • HỒ TIỂU NGỌC

    Thế kỷ XXI là thế kỷ của internet và truyền thông, nơi mọi chân lý và định luật đều gói gọn ở trong hai con số 0 và 1 của ngôn ngữ lập trình mạng.

  • VŨ THỊ THƯỜNG

    Gần đây, nhân công việc tìm nhặt tư liệu xung quanh vụ án Lệ Chi viên để viết một cái gì đó bằng văn xuôi, tôi có đọc một số sách viết về Nguyễn Trãi. Trong số sách tôi đã đọc ấy, có hai cuốn: Văn chương Nguyễn Trãi Chủ nghĩa yêu nước trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn của tác giả Bùi Văn Nguyên.

  • VŨ TRỌNG QUANG

    I. HÀNH TRÌNH TẤT YẾU
    Bước chân bắt đầu từ khởi điểm Octavio Paz “Giữa im lặng và tiếng nói, đó là thơ”. Vậy thì im lặng hay lên tiếng, có người nói thơ là tiếng nói, và có người cho vô ngôn là một giá trị.

  • ROLAND BARTHES

    Trong cuộc chiến giữa bạn với thế giới, hãy đặt thế giới ở hàng thứ cấp (Franz Kafka)

  • LÊ QUANG THÁI 

    Việt Nam đã có thơ mới sánh cùng với thơ mới của các nước Nhật Bản, Trung Hoa, Indonesia; khác nhau ở chỗ phong trào thơ mới dậy lên sớm hơn hoặc muộn hơn ba năm mà thôi. Còn các nước Thái Lan, Lào và Campuchia không có chuyện thơ mới bởi lẽ tình hình văn nghệ thiếu điều kiện phát triển.