Một ngày xưa yêu cho đến bây giờ

09:55 26/08/2009
HOÀNG KIM DUNG      (Đọc trường ca Lửa mùa hong áo của Lê Thị Mây)Nhà thơ Lê Thị Mây đã có nhiều tập thơ được xuất bản như: Những mùa trăng mong chờ, Dịu dàng, Tặng riêng một người, Giấc mơ thiếu phụ, Du ca cây lựu tình, Khúc hát buổi tối, v.v... Chị còn viết văn xuôi với các tập  truyện: Trăng trên cát, Bìa cây gió thắm, Huyết ngọc, Phố còn hoa cưới v.v...Nhưng say mê tâm huyết nhất với chị vẫn là thơ. Gần đây tập trường ca Lửa mùa hong áo của nhà thơ Lê Thị Mây đã được nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành. (quý IV. 2003)

Nhà thơ Lê Thị Mây - Ảnh: vnca.cand.com.vn

Tính đến thời điểm hiện nay, có lẽ chị là nhà thơ nữ duy nhất viết trường ca về đề tài chiến tranh cách mạng. Phải chăng vì nhà thơ là người đồng hành, chị đã có một thời thanh xuân gắn bó thương nhớ con đường máu lửa của Trường Sơn hùng vĩ, trong cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ và vinh quang của dân tộc. Phải chăng từ một ký ức xa xưa dội về, một hoài niệm không bao giờ có thể quên được đã thôi thúc trái tim thi sĩ, nó như món nợ tinh thần với đồng đội - Đó là những nữ thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ, họ đã lên đường làm nhiệm vụ và hy sinh vì Tổ quốc. Các chị đã hoà vào sông núi quê hương. Cảm hứng chủ đạo về những người phụ nữ Việt Nam bình dị yêu thương nhân hậu mà dũng cảm anh hùng đã được nhà thơ tâm niệm, ấp ủ, đã sáng lên ngọn lửa sáng tạo từ trong thẳm sâu của tâm hồn thi sĩ. Từ những ý tưởng đó Lê Thị Mây đã viết nên trường ca Lửa mùa hong áo với mười bảy chương, 143 trang sách. Trong Lửa mùa hong áo nhà thơ đã có một nội lực thi ca dồi dào và tài hoa. Cảm hứng chủ đạo định hướng cho lý tưởng thẩm mỹ, lý tưởng yêu quê hương đất nước da diết. Như một cuốn phim trôi dòng về quá khứ với các sự kiện bi thương và hào hùng.
Những năm tháng đất nước còn trong chiến tranh chống Mỹ, bao lớp người đã  lên đường đi chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.

Trường ca Lửa mùa hong áo đã xây dựng hình tượng chân dung những nữ thanh niên xung phong các Binh đoàn Trường Sơn. Những người con gái đã dũng cảm giữ con đường huyết mạch của Tổ Quốc. Các chị đã vượt lên bom đạn, chấp nhận hy sinh mất mát, ở họ luôn sáng một niềm tin về ngày mai  chiến thắng, trong hoà bình của dân tộc. Để họ được yêu, được làm mẹ, làm bà, một hạnh phúc bình dị mà khát khao cháy bỏng của những người phụ nữ.

Bằng thi pháp sử thi, trữ tình, những sự kiện lịch sử bi tráng đã được nhà thơ miêu tả. Từ hình tượng những cô gái thanh niên xung phong với những con người cụ thể đã có sức chinh phục người đọc đó là chị Tám nơi ngã ba Đồng Lộc, chị Tuyển vác đạn, chị Ngà bên sông Son rồi Tổng tư lệnh Nguyễn Thị Định, nhà ngoại giao Nguyễn Thị Bình... Có thể nói những người bà, người mẹ, người chị, những người phụ nữ đã đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

Tác giả cũng đưa người đọc đến những miền đất với những địa điểm cụ thể như Bến Lũng Thầy, Khe Mụ Gia, Khe Tang, Khe Ve, Cua Cổng Trời, Nguồn Son, Ngầm La Trọng... những nơi mà bom đạn khốc liệt của Trường Sơn lịch sử năm nào.

Bằng thi pháp ấn tượng với các sự kiện của chiều dài về thời gian lịch sử về cuộc chiến tranh chống Mỹ. Trong cảm hứng sâu lắng, trong trí tưởng tượng phong phú vừa hiện thực mà lý tưởng. Lửa mùa hong áo  đã đưa đến cho người đọc những cảm nhận ở tầm cao tư tưởng, chiều sâu văn hoá của tâm hồn dân tộc.

Chương dạo đầu như một tâm niệm dội về quá khứ hào hùng ”xin các chị cho em nén giữ trong lòng”  như chìa khoá mở ra ngôi nhà rất đỗi thiêng liêng đó là:
            Tiểu đội mười hai người
            Mười hai quê bịn rịn      
            Ao xẻ tà búi tóc vén hồn sông.


Những nữ thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn tuổi đời còn rất trẻ. Đó là em Xoa, em Quế, em Nụ, em Nết, em Ngò...Có em còn “chưa có eo lưng”. Tuổi mười bảy các em tạm biệt quê hương để nhận nhiệm vụ bảo vệ đường Trường Sơn. Họ đã từng: “ngủ tựa lưng cán xẻng, ngủ tựa lưng ba lô”. Những cô gái thanh niên xung phong ấy luôn coi ”Sinh mệnh con đường hoà máu thịt vào em”  các chị đã vượt qua những cơn sốt rét da xanh vào mặt đá, vượt qua những chiều đói mệt. Dù gian khổ bom đạn, cái chết luôn đe doạ, nhưng cái đẹp của cuộc chiến đấu vẫn được tác giả khắc hoạ:
            Em áo lính cùng anh áo lính
            Hồn sông quê nhuốm lá ngụy trang cành

Có thể nói trong cuộc chiến khốc liệt đó, những cô gái thanh niên xung phong ấy đã vượt qua tất cả bằng sức mạnh tiềm ẩn của trái tim phụ nữ. Như huyền thoại của khúc bi tráng, đã được nhà thơ thể hiện trong những biến cố đau thương của cuộc chiến. Các chị đã lấy thân mình để dập lửa bom napan để cứu các đoàn xe trên đường Trường Sơn chở các chiến sĩ vào mặt trận rồi chở gạo chở thư. Những hình tượng nhân vật đã được thể hiện bằng biểu tượng ngôn ngữ thơ ca, như ánh sáng lấp lánh đã động tới tâm hồn người đọc. Có nhiều khi từ sự đau đớn khốc liệt ấy có thể khiến con người có thể lặng đi rồi khóc oà lên, khóc nấc lên, gục vào lòng mẹ, vào người yêu xa cách giữa nỗi đau khôn cùng.
           
            Ôi lửa Napan lửa hoá học
            Đã ba trăm ngày
            Tóc các em chưa mọc
            Chỉ đầu mười ngón tay chạm vết thương
            Nén lòng vào tấm khăn bịt đầu khóc

Chất nữ tính chan chứa trong Lửa mùa hong áo những câu thơ chân thành đã rung cảm người đọc. Nếu không phải là nữ, thật khó có thể viết được những câu thơ giàu nữ tính, có những cảm nhận tinh tế, nhà thơ đã khắc hoạ cái đẹp từ trong hiện thực, một hiện thực bi thương, hào hùng. Các chủ đề này đã được thể hiện có sức thuyết phục. Thí dụ các chương Giấc mơ, Chị ơi, Thư.. .Đặc biệt chương Tóc.
             ...Rồi tóc
            Rồi tóc
            Sau trận bom
            Trên cây cụt ngọn như treo bão
            Lai quần trong cỏ nhặt nấc lên
...

Trên tuyến lửa Trường Sơn ấy, cái chết luôn thường trực các chị. Nhưng cả khi chỉ còn nấm mộ thì lũ rừng cũng cuốn trôi. Nhà thơ đã tả chi tiết để khái quát về nỗi đau. Nếu không phải người trong cuộc  sao có thể viết những câu thơ xúc động đến thế:
            Chị ơi cơn lũ tháng ba
            Chân hương trôi dạt đã ba bốn ngày


Từ nỗi đau tâm linh được chuyển tải về nỗi đau cụ thể:
            Bát cơm gác đũa nghẹn từng ngọn rau

Trường ca Lửa mùa hong áo đã đề cập đến những biến động của lịch sử đất nước trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Tính thời đại đã được bộc lộ rõ trong nội dung tác phẩm. Trái tim thi sĩ rung động sâu xa đã đưa người đọc về những bến bờ của cội nguồn tình cảm. Những khát vọng về tình yêu, về hạnh phúc của tuổi trẻ. Nó đẹp, thơ mộng nhưng sao giản dị và thương mến lạ lùng giữa cuộc chiến tranh ác liệt.
            Gió lùa hốc núi vang vọng khúc Trường Sơn
            Chị đã mang theo thời gian
                        tóc xanh vẫn xanh như thuở trước
            Chị đã mang theo cả mối tình
                        cả giấc mơ giấu đằng sau mắt ướt
            Cỏ  bơ phờ nơi hốc đá ngóng trông.

Tác giả của Trường ca Lửa mùa hong áo, không cố ý cao đạo triết lý giảng giải, mà chỉ thông qua những biểu tượng ngôn ngữ, những hình tượng nhân vật giản dị, chân thành. Nhưng đã mang nét đẹp tâm hồn, và hành động. Điều này đã có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người qua nghệ thuật thơ ca. Nhà thơ đã mở ra những biến động trong dòng tiềm thức của các sự kiện. Trong đau thương mất mát của chiến tranh, con người đau buồn nhưng không bi lụỵ, lớn lao hơn cả vẫn là lý tưởng mà họ đã lựa chọn đó là độc lập, là hoà bình của đất nước. Âm hưởng bi tráng vang vọng khúc trường ca:
            Điệp khúc những con đường sư đoàn nối sư đoàn
            Tóc con gái neo qua bến bờ tình yêu
                                    vắt qua đèo Ngang đèo Mụ Giạ


Từ hiện thực chiến trận về những người nữ thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn tuyến lửa. Nhà thơ đã thực hiện được ý tưởng nâng lên lòng yêu nước bằng chiều sâu văn hoá, bằng truyền thống lịch sử của dân tộc.
               ...Lòng không sờn qua cái chết
            Nào em út
            Dịu dàng ơi
                        chị cả
            Bà ngoại cho quả thị
                        hoá chị Tấm lời than


Từ tiềm thức dội về miền ký ức bi hùng chừng như nhà thơ không cố ý đi chọn hình thức thể loại trường ca Lửa mùa hong áo, mà từ nội dung hiện thực, từ sự dồn nén cảm xúc sáng tạo trực giác chỉ đạo trong ngôn ngữ truờng ca khi tự sự, khi trữ tình, khi hào hùng, khi đối thoại, khi miêu tả hoành tráng, khi khai phá tâm lý, sự kiện. Những biểu tượng của ngôn ngữ, của hình tượng trong trường ca đã có sức tác động đến người đọc từ cảm xúc thẩm mỹ đến ý nghĩa giáo dục mà tác phẩm cần chuyển tải.

Phương thức miêu tả có tính khái quát cao ngay trong bố cục của trương ca với các chương trong tập sách.

Cảm hứng bi tráng của Lửa mùa hong áo cứ vang vọng. Sự liên hệ của âm hương cảm xúc bền chặt rung động người đọc ấy là sự thành công của tác giả. Nhiều khi có những câu, có cảm giác chị viết bằng trái tim mình, có nhiều câu hay:
            ...  Sao chưa tới con đường mà máu em đã đổ
            ... Tiểu đội mười hai người mười hai tháng trăng treo rằm quả thị
             Chị ơi hãy về mùa hong áo lửa uy nghi

Tôi cứ nghĩ rằng cũng khó có câu thơ hay hơn khi viết về tình yêu thời Trường Sơn như:
            Một ngày xưa yêu cho đến bây giờ
             ... Phía Trường Sơn chân nối chân bước gấp
             ... Sông quê ơi xanh quá đỗi dịu dàng
            Tưởng có thể búi lên mượt mà xanh hồn tóc.

Tuy trong trường ca Lửa mùa hong áo vẫn có đôi câu thơ rơi vào ”dài dòng”, nếu như tác giả có thể chắt lọc kỹ hơn... Nhưng điều này cũng không ảnh hưởng đến độ chuyển tải của trường ca Lửa mùa hong áo - một tập sách quý, có giá trị không chỉ cho người cùng thời mà còn cho thế hệ trẻ. Về vọng khúc Trường Sơn một thời mà nhà thơ Lê Thị Mây đã từng tâm niệm Một ngày xưa yêu dấu cho đến bây giờ.

Hà Nội 5/4/2004
H.K.D
(185/07-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN THỊ NGỌC LAN (Đọc tập thơ Ngược xuôi thế sự, Nxb Văn học, 2011)

  • THÁI KIM LAN Tưởng niệm Cố Hoà Thượng Thích Thiện Châu Vừa qua tôi lục giấy tờ cũ, tình cờ thấy một trang giấy có thủ bút của Thầy Thích Thiện Châu (cố Hoà Thượng Thích Thiện Châu), một bài thơ. Cảm động quá. Bài thơ này Thầy viết sau khi khoá Thiền mùa hè năm 1990 chấm dứt và là lần cuối cùng Thầy sang giảng khoá Thiền tại Muenchen.

  • THI THOẠI        Nhân 90 năm ngày mất Phan Kế Bính (1921– 2011) Phan Kế Bính hiệu là Bưu Văn, bút danh Liên Hồ Tử, người làng Thụy Khuê (làng Bưởi), huyện Hoàng Long, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội, thọ 46 tuổi (1875 - 1921).

  • MIÊN DI Không tìm thấy, và cũng đừng nên tìm ở tập thơ này một điều gì đã từng được nhiều người đồng vọng trước đây. Nó là những mảnh tiểu tự sự, những cái nhìn cô lẻ, biệt dị từ đáy thân phận và đôi khi tàn nhẫn.

  • HOÀNG DIỆP LẠC (Đọc tập “Thơ tự chọn” của Nguyên Quân, Nhà xuất bản Văn học, 8-2011)

  • ĐOÀN ÁNH DƯƠNG“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đương có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”…

  • NGUYỄN TRỌNG ĐỨC (Cảm nhận về tập thơ "Những kỷ niệm tưởng tượng")SHO - Lâu nay, người ta biết đến Trương Đăng Dung với tư cách là một nhà nghiên cứu lí luận văn học. Nhưng gần đây, sự xuất hiện của tập thơ Những kỷ niệm tưởng tượng làm xôn xao văn đàn Việt Nam đã khiến đông đảo bạn đọc không khỏi ngạc nhiên khi nhận ra rằng: bên cạnh một Trương Đăng Dung lí luận còn có một Trương Đăng Dung thơ.

  • ĐÀO ĐỨC TUẤN Lang thang giữa hè Huế nồng nã. Bỗng nhận tin của Minh Tự: thêm một cuốn sách của Nguyễn Xuân Hoàng vừa được bạn bè góp in. Đầy đặn  360 trang sách với chân dung “người buồn trước tuổi” đằm đặm trên bìa đen trắng.

  • Vào lúc 14 giờ 25 phút ngày 13 tháng 7 năm 2011 (nhằm ngày 13 tháng 6 năm Tân Mão), nhà thơ Văn Hữu Tứ, hội viên Hội Nhà văn TT. Huế đã qua đời sau một thời gian lâm trọng bệnh. Từ đây, trong mái nhà anh gần hồ Tịnh Tâm, trên các con đường của Thành phố Huế cũng như những nơi anh thường lui tới, tác giả của các tập thơ “Bên dòng thời gian”, “Tôi yêu cuộc đời đến chết” vĩnh viễn vắng mặt.

  • LÊ HUỲNH LÂM (Đọc tập thơ “Năm mặt đặt tên”, Nxb Thuận Hóa, tháng 5-2011)

  • KHÁNH PHƯƠNG Nguyễn Đặng Mừng đến với nghề viết một cách tự nhiên, mà cũng thầm lặng như cách người ta theo đuổi một lý tưởng. Ông vốn là học trò lớp ban C (ban văn chương) những khóa gần cuối cùng của trường Trung học Nguyễn Hoàng, trường công lập duy nhất và cũng danh tiếng nhất tỉnh Quảng Trị trước 1975.

  • …Thuộc dòng dõi Do Thái Đông Âu, Frederick Feirstein sinh ngày 2 tháng Giêng năm 1940 tại New York City, thân phụ và thân mẫu ông có tên là Arnold và Nettie Feirstein…

  • L.T.S: Nhà thơ Xuân Hoàng sinh năm 1925 tại Đồng Hới, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Nguyên là quyền Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, thuở nhỏ ông học ở Huế rồi dạy học ở Đồng Hới một thời gian trước khi thoát ly tham gia cách mạng.

  • Anh không thấy thời gian trôi thời gian ở trong máu, không lời ẩn mình trong khóe mắt làn môi trong dáng em đi nghiêng nghiêng như đang viết lên mặt đất thành lời về kiếp người ngắn ngủi.(T.Đ.D)

  • HOÀNG THỤY ANH Phan Ngọc đã từng nói: Thơ vốn dĩ có cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải xúc cảm và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này.

  • TRẦN THIỆN KHANH (Nhân đọc Phim đôi - tình tự chậm, Nxb. Thanh niên 2010)

  • LGT: Tuệ Nguyên, một nhà thơ trẻ dám dấn thân để lục tìm chất men sáng tạo ở những vùng đất mới với khát vọng cứu rỗi sự nhàm chán trong thi ca. Trong chuyến xuyên Việt, anh đã ghé thăm tạp chí Sông Hương. Phóng viên Lê Minh Phong đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ trẻ này.

  • KHÁNH PHƯƠNG Lê Vĩnh Tài tự chẩn căn bệnh của thơ tình Việt Nam là “sến”, nghĩa là đa sầu đa cảm và khuôn sáo, bị bó buộc trong những lối biểu hiện nhất định. Rất nhanh chóng, anh đưa được lối cảm thức đương đại vào thơ tình, cái ngẫu nhiên, vu vơ, ít dằn vặt và không lộ ra chủ ý, dòng cảm xúc ẩn kín sau những sự vật tình cờ và cả những suy lý.

  • HỒ THIÊN LONGBạn đọc TCSH thường thấy xuất hiện trên tạp chí, và một số báo văn nghệ khác một số tên tuổi như về văn xuôi có: Lê Công Doanh, Phùng Tấn Đông, Châu Toàn Hiền, Nguyễn Minh Vũ, Trần Thị Huyền Trang, Phạm Phú Phong, Trần Thùy Mai…