Một bài thơ thắm tình bằng hữu

14:53 05/09/2008
HỒ TIỂU NGỌCLTS: Nhân dịp kỷ niệm 53 năm Quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, Sông Hương xin trân trọng giới thiệu bài thơ sau đây của tác giả Đoàn Duy Thành. Bài thơ thể hiện tình hữu nghị cao quý của nhân dân hai nước Việt - Trung.

             SONG ĐIỂU TỀ PHI

            Hoàng Oanh phi đáo Bắc Kinh đô,
            Hội ngộ Kim Bằng diệc lạc hồ!
            Đại sự vị thành, hành tiểu sự,
            Song điểu tề phi chí thiện đồ...!
                                          
Đoàn Duy Thành

Bản dịch sang tiếng Việt của tác giả:

            HAI CON CHIM CÙNG BAY

            Hoàng Oanh bay đến Bắc Kinh đô,
            Gặp gỡ Chim Bằng thoả ước tình!
            Việc lớn chưa thành, làm việc nhỏ,
            Vỗ cánh cùng bay đến điểm lành!

Chú thích của tác giả:
Tháng 2 năm 1991, tôi làm Phó đoàn sang Trung Quốc nghiên cứu kinh tế, đồng chí Vũ Oanh - Bí thư Trung ương Đảng làm trưởng đoàn. Trong buổi tiếp đồng chí Vũ Oanh, đồng chí Lý Bằng - Thủ tướng Trung Quốc nói: "Việc bình thường quan hệ ngoại giao giữa hai nước còn cần có thời gian chuẩn bị, trong khi chờ đợi việc lớn, chúng ta hãy làm những việc nhỏ..."
Tôi đã làm bài thơ này tặng hai đồng chí Lý Bằng và Vũ Oanh. Tên hai đồng chí theo âm Hán có nghĩa một loài chim. (Bằng có nghĩa là chim Đại bàng (Eagle), còn Oanh có nghĩa là chim Hoàng Oanh (Phenix) nên tôi lấy tên bài thơ là
Song điểu tề phi.

Lời bình:
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ được xác định cụ thể qua trục không gian - thời gian và ý nghĩa thú vị mà tác giả đã chú thích. Sự sâu sắc của bài thơ còn thể hiện ở chỗ: Cuộc hội ngộ của hai nhân vật đều là cán bộ cao cấp của hai nhà nước: Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng và Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Vũ Oanh. Theo âm Hán, tên của hai nhân vật đều mang tên hai loài chim đẹp, có sức mạnh hiên ngang (chim Oanh hay còn gọi chim Hoàng Oanh hoặc Hoàng Anh, có tiếng hót hay, lông màu vàng; chim Bằng là một loài chim biển bay rất cao và xa, thường ví với người có ước mơ vẫy vùng ngang dọc). Họ gặp nhau để học tập, nghiên cứu bàn việc lớn của hai nước trong tình cảm bằng hữu thiêng liêng, tình bang giao lân quốc trọng đại. Điều đó tự nó đã gợi tứ hấp dẫn, thú vị, giúp tác giả cấu tứ thành tiêu đề bài thơ: Song điểu tề phi, biểu trưng tình đoàn kết, đồng tâm cùng bay đến chân trời của ước mơ và nhân ái tốt đẹp.
Hai câu đầu là niềm vui mừng khôn xiết của hai tâm hồn cách xa nhau nghìn trùng giờ gặp lại nơi thủ đô Bắc Kinh tuyệt đẹp sau bao lâu xa cách:
Hoàng Oanh phi đáo Bắc Kinh đô,
Hội ngộ Kim Bằng diệc lạc hồ!
Niềm vui ấy là có thật, là cảm xúc cao quý. Thảo nào trong sách Luận ngữ, thiên Học nhi, Khổng Tử đã thổ lộ niềm vui của mình khi gặp bạn từ phương xa đến: "Hữu bằng tự viễn phương lai bất diệc lạc hồ!" (Có bạn từ phương xa đến cũng chẳng vui sao!). Tác giả đã mượn tinh thần qua câu nói của Khổng Tử để nói lên tình cảm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng và Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Vũ Oanh khi đến nghiên cứu những vấn đề kinh tế là rất có ý nghĩa. Từ "bất diệc lạc hồ!" của Khổng Tử đến "diệc lạc hồ" của tác giả Đoàn Duy Thành đã có một quá trình học hỏi để thể hiện tâm lý, thời gian - không gian xác định và cụ thể. Niềm vui trong bài thơ Song điểu tề phi không còn mang nghĩa nghi vấn tán thán nữa do đã lược bỏ từ "bất" ("Hữu bằng tự viễn phương lai bất diệc lạc hồ!" có ý nghĩa nghi vấn nhưng hình thức là câu tán thán xác định chứ không phải câu hỏi). Câu thơ "Hội ngộ Kim Bằng diệc lạc hồ!" của Đoàn Duy Thành là một niềm vui sướng có thật được khẳng định, thắm tình "bằng hữu chi giao".
Hai câu sau là ý tưởng trọng tâm của bài thơ tứ tuyệt:
Đại sự vị thành, hành tiểu sự,
Song điểu tề phi chí thiện đồ...!
Hai câu này thể hiện mục đích chính của cuộc hội ngộ. Niềm vui vô hạn khi gặp nhau không thể kéo dài mà liền phải nhường cho những tình cảm và nhiệm vụ nhân nghĩa trọng đại, có lợi cho nhân dân, cho hai nước cả trước mắt và lâu dài. Câu "Song điểu tề phi chí thiện đồ...!" chính là "minh đức" cho những gì cao đẹp dù đó là việc lớn hay việc nhỏ: "Đại sự vị thành, hành tiểu sự". Ở câu này, tác giả đã vận dụng ý tưởng của Tăng Tử, trong sách Đại học để nói lên mục đích của cuộc hội ngộ: "Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện!". (Cái đạo của sách Đại học là ở chỗ làm sáng cái đức sáng của con người, ở chỗ đổi mới người dân, ở chỗ chỉ dừng lại ở điều tốt, điều lành). "Chí thiện đồ" của câu thơ trên chính là mục đích và ý nghĩa trong chuyến sang Trung Quốc của đồng chí Vũ Oanh gặp thủ tướng Lý Bằng.
Bài thơ bốn câu mà ý hiển minh, tình hàm súc bởi nhờ mượn các ý tưởng của Khổng Tử và Tăng Tử như vừa đề cập. Điểm mới của bài thơ còn toát lên ở vẻ đẹp tâm hồn và tính chất cách mạng của nó; ở câu chữ và vần điệu; ở sự vận động và chiều hướng tích cực trong cảm xúc và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Bản dịch sang tiếng Việt bám chặt nguyên bản nhưng chưa thoả mãn một vài chi tiết. Ví như "diệc lạc hồ!" mà thành "thoả ước tình!" làm mất đi nghĩa "lạc" (vui) hoặc từ "chí thiện đồ...!" mà thành "đến điểm lành!" là hay và hòa âm vận với câu thứ hai nhưng cũng mất đi ý nghĩa sâu xa và rộng lớn của từ "đồ" (con đường) vậy! Thế mới hay dịch là khó lắm thay!
                                                                         H.T.N

(nguồn: TCSH số 164 - 10 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • INRASARA1. Lạm phát thơ, ra ngõ gặp nhà thơ, người người làm thơ nhà nhà làm thơ, thơ nhiều nhưng nhà thơ không có bao nhiêu… Đã thấy khắp nơi mọi người kêu như thế, từ hơn chục năm qua(1). Kêu, và bắt chước nhau kêu. Kêu, như thể một phát âm rỗng, vô nghĩa, hết cả sức nặng. Từ đó tạo thành thói quen kêu, nhàm và nhảm.

  • TÔ NHUẬN VỸ(Nhân hội thảo con đường văn học Việt Nam vào Hoa Kỳ tổ chức tại Hà Nội từ 31/5 đến 3/6)

  • KHÁNH PHƯƠNGMột năm, trong tiến trình văn học, thường không có ý nghĩa đặc biệt nếu không nén chặt các sự kiện nghề nghiệp quan trọng, mà không phải năm nào cũng có được duyên may đó.

  • (Tường thuật từ Hội thảo “Thơ đến từ đâu” ở Tạp chí Sông Hương)

  • LÊ XUÂN VIỆTHơn bảy năm qua, kể từ ngày Bình Trị Thiên hợp nhất tỉnh. Trong thời gian ấy, hiện thực cách mạng đã diễn ra trên mảnh đất anh hùng này thật sôi động, lớn lao. Văn xuôi Bình Trị Thiên đã góp phần cùng với các loại hình văn học nghệ thuật khác phản ánh hiện thực đó, tạo nên món ăn tinh thần quý giá động viên, cổ vũ nhân dân xây dựng cuộc sống mới. Để thấy rõ hơn diện mạo của văn xuôi, chúng ta thử nhìn lại sự phát triển của nó.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGCó một người bạn cùng nghề, cùng lứa, một nhà văn viết truyện ngắn mà tên tuổi không xa lạ lắm đối với bạn đọc, có lần đã tâm sự với tôi như thế nầy: “Tôi không bao giờ muốn viết bút ký. Dẫu có những cái nó là thực đến một trăm phần trăm, nó là ký rõ ràng, thì tôi vẫn cứ uốn nắn nó lại đôi chút để thành truyện ngắn”.

  • NGUYỄN THỊ KIM TIẾNTiểu thuyết lịch sử là một loại hình tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử. Khác với các xu hướng tiểu thuyết khác ở đối tượng và cách tiếp cận hiện thực đời sống, tiểu thuyết lịch sử đã đưa đến một cách lý giải con người dựa trên cơ sở vừa lấy lịch sử làm “đinh treo” vừa tận dụng kết hợp những đặc trưng thuộc về thể loại tiểu thuyết, mang lại một kiểu tư duy văn học trong tiểu thuyết lịch sử nói riêng nhiều phương diện mới mẻ.

  • HOÀNG THỊ QUỲNH ANHTrương Đăng Dung dạo vườn thơ khi mới ngoài 20 tuổi, lúc đang còn là một sinh viên du học ở nước ngoài. Năm 1978, ông đã trình làng bài thơ “Âm hưởng mùa hè” trên báo Văn nghệ. Nhưng rồi công việc nghiên cứu và dịch thuật văn học khiến ông neo thơ vào lòng, ấp ủ bấy lâu nay.

  • TRẦN ĐÌNH SỬ“Cốt truyện” là thuật ngữ quen dùng trong nghiên cứu văn học Việt Nam, chỉ một đặc điểm của tác phẩm tự sự có từ lâu đời, được dịch từ tiếng Nga siuzhet, tiếng Anh plot, tiếng Pháp sujet.

  • ĐỖ LAI THÚY1. Ở ta không biết tự bao giờ, trong số đông, đã hình thành một hệ giá trị: lý luận là nhất, nghiên cứu thứ hai, còn phê bình thì đứng đội bảng. Bởi thế mở nghiệp bằng phê bình và dựng nghiệp bằng nghiên cứu là đại lộ quen thuộc của nhiều người.

  • NGUYỄN DƯƠNG CÔNThể loại tiểu thuyết đã ra đời và có lịch sử vận động khá lâu dài. Ít nhất, ở châu Âu, thể loại này đã có từ gần năm thế kỷ.

  • CHƯƠNG THÂUNói về sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc, chúng ta dễ dàng ghi nhận những thành tích của giáo dân, đặc biệt của các nhân sĩ trí thức, anh hùng liệt sĩ “kính Chúa yêu nước”.

  • Viện sĩ A-lếch-xan-đơ Đa-ni-lô-vích A- lếch- xan- đrốp là một nhà toán học lỗi lạc, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khi ông mới 24 tuổi, sau đó nhiều năm giữ cương vị hiệu trưởng trường Đại học tổng hợp Lê- nin- grát. Ngoài toán học ra, ông còn quan tâm tới nhiều lãnh vực khoa học khác như đạo đức học, triết học, khoa học... Viện sĩ ưa thích làm thơ, và điều đặc biệt thú vị là ở tuổi 70, ông đã leo lên tới một trong những đỉnh núi của dải Thiên Sơn hùng vĩ... Sau đây là cuộc trao đổi giữa viện sĩ và phóng viên tờ “Nước Nga Xô viết”

  • LGT: Sau hơn chục năm nghiên cứu kết hợp với nhiều chuyến điền dã, ông Lê Quang Thái đã ghi chép lại Vè thất thủ Kinh đô (kể cả dị bản) trên cơ sở chú giải tỉ mỉ và cặn kẽ nhằm mở ra cho độc giả một cái nhìn bao quát về bối cảnh Kinh đô Huế ngày thất thủ và những năm tháng kế tục.Trân trọng tâm huyết và công lao của tác giả, Sông Hương xin giới thiệu tới bạn đọc một chương khá quan trọng trong công trình kể trên của ông Lê Quang Thái, hiện công tác tại Trung tâm Liễu quán Huế.S.H

  • LƯU KHÁNH THƠ“Hàng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường... Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO(Nhân đọc một bài viết của Lê Quý Kỳ)

  • HÀ VĂN LƯỠNG 1. Trên hành trình của văn học Việt Nam hiện đại mà nói rộng ra là văn học Việt Nam thế kỉ XX, bên cạnh việc phát huy và giữ gìn bản sắc và những truyền thống văn hóa dân tộc thì nhu cầu giao lưu, tiếp thu văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học phương Tây để góp phần hiện đại hóa nền văn học dân tộc trở thành một nhu cầu cần thiết.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHVấn đề bản sắc địa phương trên tạp chí văn nghệ tỉnh nhà chúng ta đã có dịp bàn bạc, trao đổi nhưng chưa ngã ngũ. Có lẽ trong trường lực báo chí, tờ văn nghệ vẫn là chỗ nhạy cảm nhất về phương diện văn hóa. Hẳn nhiên, trong địa hạt ấy, tờ văn nghệ cũng là nơi khả kiến nhất về phương diện nghệ thuật. Câu hỏi đặt ra ở đây là bản sắc địa phương của tờ báo được xét theo phương diện nào? văn hóa hay nghệ thuật?

  • THANH THẢOCâu trả lời có vẻ đơn giản: văn học là... văn học. Nhưng trả lời như thế chính là đặt tiếp một câu hỏi, và lại một câu hỏi nữa, mà câu trả lời đâu như còn thấp thoáng ở phía trước.

  • TRẦN THỊ THANHĐặng Huy Trứ là một trong những gương mặt nổi trội của các nhà trí thức lớn Việt Nam ở thế kỉ XIX. Tài năng và trí tuệ tuyệt vời đã hội tụ trong con người ông.