Một bài thơ thắm tình bằng hữu

14:53 05/09/2008
HỒ TIỂU NGỌCLTS: Nhân dịp kỷ niệm 53 năm Quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, Sông Hương xin trân trọng giới thiệu bài thơ sau đây của tác giả Đoàn Duy Thành. Bài thơ thể hiện tình hữu nghị cao quý của nhân dân hai nước Việt - Trung.

             SONG ĐIỂU TỀ PHI

            Hoàng Oanh phi đáo Bắc Kinh đô,
            Hội ngộ Kim Bằng diệc lạc hồ!
            Đại sự vị thành, hành tiểu sự,
            Song điểu tề phi chí thiện đồ...!
                                          
Đoàn Duy Thành

Bản dịch sang tiếng Việt của tác giả:

            HAI CON CHIM CÙNG BAY

            Hoàng Oanh bay đến Bắc Kinh đô,
            Gặp gỡ Chim Bằng thoả ước tình!
            Việc lớn chưa thành, làm việc nhỏ,
            Vỗ cánh cùng bay đến điểm lành!

Chú thích của tác giả:
Tháng 2 năm 1991, tôi làm Phó đoàn sang Trung Quốc nghiên cứu kinh tế, đồng chí Vũ Oanh - Bí thư Trung ương Đảng làm trưởng đoàn. Trong buổi tiếp đồng chí Vũ Oanh, đồng chí Lý Bằng - Thủ tướng Trung Quốc nói: "Việc bình thường quan hệ ngoại giao giữa hai nước còn cần có thời gian chuẩn bị, trong khi chờ đợi việc lớn, chúng ta hãy làm những việc nhỏ..."
Tôi đã làm bài thơ này tặng hai đồng chí Lý Bằng và Vũ Oanh. Tên hai đồng chí theo âm Hán có nghĩa một loài chim. (Bằng có nghĩa là chim Đại bàng (Eagle), còn Oanh có nghĩa là chim Hoàng Oanh (Phenix) nên tôi lấy tên bài thơ là
Song điểu tề phi.

Lời bình:
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ được xác định cụ thể qua trục không gian - thời gian và ý nghĩa thú vị mà tác giả đã chú thích. Sự sâu sắc của bài thơ còn thể hiện ở chỗ: Cuộc hội ngộ của hai nhân vật đều là cán bộ cao cấp của hai nhà nước: Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng và Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Vũ Oanh. Theo âm Hán, tên của hai nhân vật đều mang tên hai loài chim đẹp, có sức mạnh hiên ngang (chim Oanh hay còn gọi chim Hoàng Oanh hoặc Hoàng Anh, có tiếng hót hay, lông màu vàng; chim Bằng là một loài chim biển bay rất cao và xa, thường ví với người có ước mơ vẫy vùng ngang dọc). Họ gặp nhau để học tập, nghiên cứu bàn việc lớn của hai nước trong tình cảm bằng hữu thiêng liêng, tình bang giao lân quốc trọng đại. Điều đó tự nó đã gợi tứ hấp dẫn, thú vị, giúp tác giả cấu tứ thành tiêu đề bài thơ: Song điểu tề phi, biểu trưng tình đoàn kết, đồng tâm cùng bay đến chân trời của ước mơ và nhân ái tốt đẹp.
Hai câu đầu là niềm vui mừng khôn xiết của hai tâm hồn cách xa nhau nghìn trùng giờ gặp lại nơi thủ đô Bắc Kinh tuyệt đẹp sau bao lâu xa cách:
Hoàng Oanh phi đáo Bắc Kinh đô,
Hội ngộ Kim Bằng diệc lạc hồ!
Niềm vui ấy là có thật, là cảm xúc cao quý. Thảo nào trong sách Luận ngữ, thiên Học nhi, Khổng Tử đã thổ lộ niềm vui của mình khi gặp bạn từ phương xa đến: "Hữu bằng tự viễn phương lai bất diệc lạc hồ!" (Có bạn từ phương xa đến cũng chẳng vui sao!). Tác giả đã mượn tinh thần qua câu nói của Khổng Tử để nói lên tình cảm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng và Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Vũ Oanh khi đến nghiên cứu những vấn đề kinh tế là rất có ý nghĩa. Từ "bất diệc lạc hồ!" của Khổng Tử đến "diệc lạc hồ" của tác giả Đoàn Duy Thành đã có một quá trình học hỏi để thể hiện tâm lý, thời gian - không gian xác định và cụ thể. Niềm vui trong bài thơ Song điểu tề phi không còn mang nghĩa nghi vấn tán thán nữa do đã lược bỏ từ "bất" ("Hữu bằng tự viễn phương lai bất diệc lạc hồ!" có ý nghĩa nghi vấn nhưng hình thức là câu tán thán xác định chứ không phải câu hỏi). Câu thơ "Hội ngộ Kim Bằng diệc lạc hồ!" của Đoàn Duy Thành là một niềm vui sướng có thật được khẳng định, thắm tình "bằng hữu chi giao".
Hai câu sau là ý tưởng trọng tâm của bài thơ tứ tuyệt:
Đại sự vị thành, hành tiểu sự,
Song điểu tề phi chí thiện đồ...!
Hai câu này thể hiện mục đích chính của cuộc hội ngộ. Niềm vui vô hạn khi gặp nhau không thể kéo dài mà liền phải nhường cho những tình cảm và nhiệm vụ nhân nghĩa trọng đại, có lợi cho nhân dân, cho hai nước cả trước mắt và lâu dài. Câu "Song điểu tề phi chí thiện đồ...!" chính là "minh đức" cho những gì cao đẹp dù đó là việc lớn hay việc nhỏ: "Đại sự vị thành, hành tiểu sự". Ở câu này, tác giả đã vận dụng ý tưởng của Tăng Tử, trong sách Đại học để nói lên mục đích của cuộc hội ngộ: "Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện!". (Cái đạo của sách Đại học là ở chỗ làm sáng cái đức sáng của con người, ở chỗ đổi mới người dân, ở chỗ chỉ dừng lại ở điều tốt, điều lành). "Chí thiện đồ" của câu thơ trên chính là mục đích và ý nghĩa trong chuyến sang Trung Quốc của đồng chí Vũ Oanh gặp thủ tướng Lý Bằng.
Bài thơ bốn câu mà ý hiển minh, tình hàm súc bởi nhờ mượn các ý tưởng của Khổng Tử và Tăng Tử như vừa đề cập. Điểm mới của bài thơ còn toát lên ở vẻ đẹp tâm hồn và tính chất cách mạng của nó; ở câu chữ và vần điệu; ở sự vận động và chiều hướng tích cực trong cảm xúc và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Bản dịch sang tiếng Việt bám chặt nguyên bản nhưng chưa thoả mãn một vài chi tiết. Ví như "diệc lạc hồ!" mà thành "thoả ước tình!" làm mất đi nghĩa "lạc" (vui) hoặc từ "chí thiện đồ...!" mà thành "đến điểm lành!" là hay và hòa âm vận với câu thứ hai nhưng cũng mất đi ý nghĩa sâu xa và rộng lớn của từ "đồ" (con đường) vậy! Thế mới hay dịch là khó lắm thay!
                                                                         H.T.N

(nguồn: TCSH số 164 - 10 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN QUANG HUY

    (Khảo sát qua trường hợp "Người sông mê" qua cái nhìn của lí thuyết Cổ mẫu)

  • NGUYỄN HỮU TẤN

    Trong buổi lễ mừng thọ thất tuần, Sigmun Freud đã từng phát biểu: “Trước tôi, các thi sĩ và triết gia đã sớm phát hiện ra vô thức, còn tôi chẳng qua cũng chỉ khám phá ra những phương pháp khoa học để nghiên cứu vô thức mà thôi”.

  • Tóm lược bài nói chuyện trao đổi một số vấn đề về tình hình văn học Xô viết những năm 80, đặc biệt là sau Đại hội 27 của GSTS V. Xmirnốp trong chuyến thăm Huế với Chi hội Nhà văn Bình Trị Thiên của đoàn cán bộ Học viện văn học Gorki (Liên Xô cũ) do nhà thơ Valentin Xôrôkin, phó Giám đốc Học viện và GSTS Vladimia Xmirnốp đã sang Việt Nam giảng dạy tại trường Viết văn Nguyễn Du năm 1987.

  • Tỳ kheo THÍCH CHƠN THIỆN

    Theo Spaulding - The “New Rationlism”, New York, Henry Holt and Conpany, 1918, pp. 106 - 107 -, Aristotle nêu lên ba nguyên lý cơ bản của tư duy:

  • TRẦN NGUYÊN HÀO

    Năm 1987, tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa của Liên hiệp quốc, UNESCO trong cuộc họp Đại hội đồng lần thứ 24 (tại Paris từ 20/10 đến 20/11) đã ra Nghị quyết phong tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh danh hiệu kép: “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn”.

  • ĐỖ HẢI NINH

    Quan sát hành trình Thơ mới, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, vào đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX, Thơ mới bắt đầu có dấu hiệu chững lại, thậm chí khủng hoảng về cảm hứng và thi pháp.

  • JU. LOTMAN

    Từ “biểu tượng” (symbol, còn được dịch là tượng trưng, biểu trưng, phù hiệu, kí hiệu) là một trong những từ nhiều nghĩa nhất trong hệ thống các khoa học về kí hiệu(1).

  • PHẠM TẤN HẦU

    Trong bản tham luận về mảng thơ trên trang viết đầu tay của Tạp chí Sông Hương do anh Hoàng Dũng trình bày tôi thấy có chủ ý nói đến tính khuynh hướng. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được đặt ra một cách chặt chẽ, sâu sắc. Theo tôi, nếu hướng cuộc thảo luận đến một vấn đề như vậy chắc sẽ đem đến cho những người viết trẻ nhiều điều bổ ích hơn.

  • ĐỖ VĂN HIỂU

    Tóm tắt
    Trước tình trạng môi trường toàn cầu đang ngày một xấu đi, giữa thập niên 90 của thế kỷ 20 Phê bình sinh thái đã ra đời với sứ mệnh cao cả là phân tích chỉ ra căn nguyên văn hóa tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh thái, nghiên cứu quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên.

  • LƯỜNG TÚ TUẤN

    Việc lý luận văn học thống nhất coi “ngôn ngữ là chất liệu của văn học” đã không vì thế mà dành cho cái chất liệu ấy một vị trí xứng đáng trong những luận thuyết và “diễn giải” của mình.

  • PHAN TUẤN ANH

    “Chẳng ai đi dưới bóng hàng cọ mà lại không hề hấn gì”… Ở đời, trong cuộc chơi, cả hai bên đều phải đi qua dưới bóng hàng cọ”.
                   (Nguyễn Xuân Khánh) [2,806]

  • TRẦN THIỆN KHANH

    “Mai kia, những cái tầm thường, mực thước sẽ mất đi, còn lại chút gì đáng kể của thời này, đó là Hàn Mạc Tử.”
                                (Chế Lan Viên)

  • CARSON MCCULLERS

    Khi tôi là một đứa bé chừng bốn tuổi, tôi cùng người bảo mẫu của mình đi ngang qua một tu viện.

  • MANU JOSEPH

    Xét về quan điểm và màu tóc của 50 nhà văn được lắp ghép cho một hội nghị kì quặc ở Edinburgh, thì cái giáo đoàn đó có thể gọi là “50 Sắc Xám.”  Tuy nhiên trong suốt năm ngày hội nghị, khởi đầu từ ngày 17 tháng Tám, hầu hết các nhà văn nhìn nhận rằng họ bị đẩy lui bởi loại sách kém học thức, loại sách bán chạy hơn tất cả các công trình của họ cộng lại.

  • NGUYỄN HỒNG TRÂN  

    …Minh triết là sự làm sáng tỏ một cách khôn khéo những chuyện trong trời đất có liên quan đến cuộc sống vật chất và tinh thần của con người trong xã hội một cách chân thực, rộng rãi, sâu sắc và nó có những năng lượng tiềm tàng rất quý giá đối với sự phát triển tâm đức và trí tuệ con người…

  • WALTER BENJAMIN 

    (Trích trong tác phẩm Illuminations do Hannah Arendt biên tập và đề tựa, 1968, bản dịch từ tiếng Đức của Harry Zohn)

  • NGUYỄN HỮU QUÝ 

    1.
    Tôi luôn tin rằng các nhà thơ đích thực là những người rất lương thiện. Bởi ngọn bút của họ (bây giờ có thể là bàn phím) hướng về tình thương yêu và sự cao đẹp của con người.

  • ĐOÀN HUYỀN

    Xuất hiện ở Việt Nam đã gần một thế kỉ, đến thời điểm này chủ nghĩa hiện thực tuy không còn giữ địa vị của một khuynh hướng sáng tác thống soái nhưng điều đó không có nghĩa những người cầm bút Việt Nam đã thực sự thoát khỏi từ trường của khuynh hướng sáng tác này.

  • LGT: Chuyên luận “Thơ như là mỹ học của cái khác” của Đỗ Lai Thúy nghiên cứu diễn trình thơ Việt từ 1946 đến nay thông qua sự chuyển đổi hệ hình mỹ học thơ từ tiền hiện đại sang hiện đại chủ nghĩa rồi hậu hiện đại.

  • NGUYỄN MẠNH TIẾN

    [Diễn giải về phê bình hiện tượng học văn học Lê Tuyên]