Một bài thơ bay xa

15:34 12/10/2009
NGUYỄN KHOA BỘI LANSau mấy tháng mưa tầm tã và lạnh thấu xương, qua đầu tháng chạp âm lịch, toàn khu Hạ Lào bắt đầu tạnh. Mặt trời lại hiện ra đem ánh sáng sưởi ấm những khu rừng bạt ngàn từ Trường Sơn lượn xuống. Ở các suối nước không còn chảy như thác đổ, ở Xê Công dòng nước cũng đã trở lại hiền hòa. Các con đường lớn, đường nhỏ bắt đầu khô ráo.

Nhà văn - cán bộ lão thành Nguyễn Khoa Bội Lan - Ảnh: antgct.cand.com.vn

Cán bộ, chiến sĩ ở quân khu cũng như ở các huyện nhanh chóng cùng nhân dân sửa sang lại chùa chiền, trường học, bệnh xá và những nhà sàn của dân bị thời tiết làm hư hỏng, đồng thời cũng cùng với nhân dân chuẩn bị chống càn. Thấy việc đi lại đã dễ dàng, địch ở đồn Mường Mày, Bắc Xoàn do những tên thực dân Pháp chỉ huy sục vào các khu ven rừng tìm các kho lúa, gạo của dân cất giấu, sục vào các làng để bắt bò, heo, gà, vịt. Nhưng đi đến đâu chúng cũng bị dân, quân đánh tơi bời vội vã rút về hang ổ kêu cứu bọn chỉ huy tối cao. Máy bay địch từ Viên Chăn kéo đến Hạ Lào bắn phá và ném bom. Cuộc sống và chiến đấu ở Lào những năm 50 là như vậy đó: mưa lạnh đã khó khăn, nắng ráo cũng không dễ dàng. Thế rồi tết đến các đồng chí ở quân khu quyết định phải tổ chức cho bộ đội những ngày tết chu đáo, vui vẻ bù đắp lại những ngày gian khổ vừa qua.

Nhiều tổ hậu cần đã đi về nhiều thôn xóm mua sắm lương thực, thực  phẩm. Bà con ở nhiều nơi biết bộ đội sắp ăn tết đã mang gạo, nếp, gà, vịt và rượu cần đến góp phần. Một tổ thiện xạ ở cao nguyên Bô Lô Ven cho gánh về hai chú nai vàng hãy còn ngơ ngác. Các bà mẹ hẹn giờ giao thừa sẽ đến làm lễ phục khẻng cột kỹ vào tay để chúc phúc cho mọi người, nam nữ thanh niên sẵn sàng múa lam vông với bộ đội cho tới sáng. Có 5, 6 ông đầu tóc bạc phơ không biết từ đâu hợp thành một nhóm về làm khách quý của hòa thượng chùa Hin Lạp để ăn tết với bộ đội. Các cụ dọa: giờ giao thừa sẽ bắt các ông lớn uống một thứ rượu do các cụ mang về, uống một ly nhỏ thôi cũng say không thấy trời đất.

Trong khi chờ đợi giờ giao thừa, một số khá đông cán bộ, chiến sĩ Lào, Việt họp tại một góc rừng đốt lửa, nướng sắn để khai vị. Hơi ấm của lửa tạo ra làm ấm thêm tấm lòng Lào Việt và mọi người lại nhắc nhau nhớ mãi câu nói của Bác Hồ:

“Việt Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long”

Chúng tôi kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện, nhắc chuyện xưa để mà nhớ mãi, nêu những việc hiện tại để còn lo âu.

Đang vui tiệc bỗng nhiên anh PhunXiPaXệt khu trưởng khu Hạ Lào cười nói với tôi: “Xin phỏng vấn nhà báo, tại sao chị rời bỏ cố đô hoa lệ Huế đến đây ở trong rừng với chúng tôi, nướng sắn để ăn tết với chúng tôi?”.

Vì sao tình nguyện quân Việt Nam có mặt tại Lào, điều đó không những cán bộ chiến sĩ mà nhân dân Lào ở các vùng kháng chiến đều biết rõ. Bây giờ đem ra nói lại cũng kể quá thừa. Tôi liền nghĩ cách trả lời ngắn gọn.

Tôi nói: Có lẽ vì lúc còn đi học tôi đã bị ảnh hưởng sâu sắc của một bài thơ của cụ Phan Bội Châu làm trong một đêm giao thừa khi cụ còn bị thực dân Pháp giam lỏng tại Huế.

DẬY ! DẬY ! DẬY!
Bên áng một tiếng gà vừa gáy
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng
Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng
Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng

Sau khi nêu lên tủi nhục, đau khổ của một người dân mất nước, bài thơ kêu gọi:

Thưa các cô, các cậu lại các anh
Trời đã mới, người càng thêm đổi mới
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
Ghé vai vào xốc vác cựu giang sơn
Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
Dây đoàn thể quyết ghe phen thành nghiệp mới
Ai hữu chí từ đây xin gắng gỏi
Cởi lốt xưa mà tu dưỡng lấy tinh thần
Chẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn
Đúc gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ...

Bài thơ làm ở Việt Nam đã lâu bây giờ đem ra đọc tại Lào vẫn gây xúc động cho người nghe. Một anh bộ đội Lào ngồi bên cạnh nói với tôi: “Ngày mai chị nhớ ghi bài thơ vào sổ tay cho em với. Em cho rằng bài thơ ấy không những kêu gọi người Việt Nam mà cả những người bị làm nô lệ trong đó có cả nhân dân Lào“. Tôi hỏi người bạn trẻ: “Thế thì Chăm Niên (tên cậu ta) có dự định tiếp tục chiến đấu đáp ứng lời kêu gọi của bài thơ không?”.

Chăm Niên trả lời: “Em không biết chúng em có làm được việc gì ra trò  không nhưng mà chiến đấu thì nhất định chiến đấu đến cùng và em nghĩ các anh chị cũng vậy thôi“. Thế là một số khá đông chiến sĩ Lào - Việt ngồi gần đó xiết chặt tay nhau như ký vào một bản giao ước.

Chăm Niên là một cán bộ của đại đội PaThét Lào ở Hạ Lào, trẻ, khỏe, năng nổ và dũng cảm. Chăm Niên được ban chỉ huy tin cậy, bạn bè và nhân dân thương yêu. Những lần về họp ở quân khu hễ rảnh rỗi thì kéo theo vài người bạn đến cơ quan báo chí nơi chúng tôi làm việc lặng lẽ ngồi nghe đài, đọc báo. Tưởng rằng nhà báo thì biết nhiều chuyện cho nên mỗi lần thấy chúng tôi rảnh rỗi thì hỏi đủ thứ, địa lý, lịch sử của một số nước trên thế giới và rất thích thú khi nghe kể cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, cuộc chiến đấu oanh liệt của Liên Xô chống phát xít Đức. Vì thế chúng tôi chơi với nhau rất thân.

Năm tháng này qua, năm tháng khác lại qua, do sự nỗ lực của Đảng bộ địa phương, có sự giúp đỡ của Việt Nam, được sự giúp đỡ tận tình của tình nguyện quân, cuộc kháng chiến của Hạ Lào nhanh chóng vững mạnh. Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam cũng đã ảnh hưởng lớn đến Lào. Thế rồi hiệp định Giơnevơ về Việt Nam đã được ký kết. Tình nguyện quân Việt Nam đã về nước.

Sau một thời gian ở quân đội tôi đã trở về ngành báo chí ở Hà Nội. Một hôm tôi vào bệnh viện Việt Xô hữu nghị, khám bệnh xong tôi đến phòng dược để nhận thuốc. Hôm nay ở đây có đông người ngồi chờ, thấy bệnh nhân đợi lâu, đồng chí dược sĩ bước ra nói: “Xin anh chị em mình chịu khó vì cả phòng phải soạn thuốc cho các bạn Lào đang trên đường về nước”. Nghe nói thế tôi nhìn quanh thì thấy bốn sĩ quan quân đội nhân dân Lào đang ngồi gần cửa sổ. Tôi bước đến định hỏi chuyện. Vừa thấy tôi một anh kêu lớn: “Chị! anh ta đứng lên ôm chặt hai vai tôi hỏi chị có nhớ em không?”. Thấy vẻ hơi ngơ ngác của tôi, anh ta nói: “Em là Chăm Niên đây chị nhớ không?“. Tôi mừng rỡ: ”Chăm Niên thì tôi quên sao được, nhưng đột ngột gặp lại nên tôi chưa nhận ra đó thôi, và bây giờ thì xin nói: tôi rất vui vì gặp lại người bạn thân, rất vui được gặp người chỉ huy anh hùng của tiểu đoàn II anh hùng”.

“Sao chị biết?”, Chăm Niên hỏi.

Tôi trả lời: “Biết quá đi chứ, Chăm Niên quên tôi là nhà báo rồi ư?. Là nhà báo tôi thường xuyên theo dõi tình hình, trong đó có tình hình nước Lào, nơi mà tôi xem như quê hương thứ hai của tôi”. Tôi biết sau hiệp định Giơneve, một số đông cán bộ và chiến sĩ Hạ Lào đã tập kết lên hai tỉnh của Thượng Lào trước sự phản bội của thực dân Pháp và sự can thiệp trắng trợn của đế quốc Mỹ, Cách mạng Lào đã gặp rất nhiều khó khăn. Tôi biết tiểu đoàn II đã phá vòng vây của địch tiếp tục chiến đấu gian khổ nhưng cũng thu được nhiều thành tích vẻ vang. Chấp hành mệnh lệnh của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, tiểu đoàn II đã cho cán bộ vào tận Viên Chăn, dũng cảm, mưu trí vào tận “hang cọp“ đưa một số cán bộ lãnh đạo Cách mạng trong đó có Chủ tịch XuPhaNuVông, phó chủ tịch CòmManĐan, anh PhunXiPaXệt...ra khỏi hoả ngục Phong Kheng, ra khỏi Viên Chăn và đưa về khu an toàn. Chăm Niên thấy đấy, bà con Việt Nam theo dõi chặt chẽ tình hình của nước bạn.

Chăm Niên đứng lặng hồi lâu, và sau khi giới thiệu với tôi các bạn cùng đi hầu hết là ở trong ban chỉ huy của tiểu đoàn II; rồi nói: “Chị cũng nên biết rằng tất cả chúng em đều nhớ bài thơ mà chúng em đọc hôm tết. Hiện nay em đang bị ốm có lẽ sẽ về Hà Nội chữa bệnh ít lâu, bao giờ em về em sẽ tìm chị ngay và sẽ kể cho chị nghe những gì đã xảy ra sau khi chị về nước”.

Tôi tiễn các bạn Lào ra tận xe, một anh nói nhỏ với tôi: “Chăm Niên bị đau gan nặng lắm”.

Tôi nhìn Chăm Niên cũng đang đi bên cạnh tôi gầy gò, nước da xạm đen, chưa bao nhiêu tuổi mà đầu tóc đã lốm đốm bạc, nghẹn ngào không nói được câu nào. Xiết chặt tay Chăm Niên trước khi cậu ta bước lên xe tôi không sao cầm được nước mắt.

Chờ lâu, chờ rất lâu không thấy Chăm Niên trở lại Hà Nội như đã hẹn, tôi lên ban đối ngoại của Đảng để hỏi tình hình và được biết Chăm Niên đã vĩnh viễn ra đi, và XiThon, ThaoTu tiếp tục chỉ huy tiểu đoàn II giữ vững danh hiệu anh hùng cho đơn vị và làm cho đơn vị luôn luôn là đơn vị tin cậy của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

Sau này tôi được biết thêm trong cuộc chiến đấu ác liệt cuối cùng có sự tích cực góp phần của tiểu đoàn II, quân dân Lào đã đuổi hẳn xâm lược Mỹ và tay sai của chúng ra khỏi Lào. Trong các cuộc chiến đấu ác liệt đó XiThon và ThaoTu cũng đã đem máu nóng của mình góp phần phá tan xích xiềng nô lệ, góp phần mình vào sự nghiệp xây dựng nước Lào vinh quang như ngày hôm nay.

N.K.B.L
(190/12-04)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN VĂN HÙNG

    VĂN HỌC VIỆT NAM 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986 - 2016)

  • LGT: Bài viết tóm tắt những yếu tố và tiến trình tạo thành thơ Tân hình thức Việt, qua sự đối chiếu giữa các thang giá trị, thơ Việt và thơ Anh Mỹ. Vì vậy, tuy không thể tránh những từ chuyên môn về luật tắc thơ, nhưng chúng tôi cố gắng viết rõ ràng từng chi tiết, để người đọc dễ nắm bắt. Thơ Tân hình thức Việt đơn giản, dễ hiểu, nhờ sự tham khảo những nguồn thơ khó, điều này cũng tự nhiên, như Pop Art (bình dân) phản ứng lại hội họa Trừu tượng Biểu hiện (cao cấp). “Nghĩ về cách làm thơ”, cần đọc chậm rãi, trầm tư, và nhiều lần, nếu người đọc thật sự muốn tìm hiểu dòng thơ này.

  • ĐẶNG ANH ĐÀO

    Có thể nói rằng Những thiên đường mù là một câu chuyện dệt bằng những mảnh ký ức trên nền hiện tại.

  • NGUYỄN VĂN THUẤN

    Diễn ngôn tâm thần phân lập (discours schizophrénique) là thuật ngữ do hai triết gia và nhà nghiên cứu văn học người Pháp là G.Deleuze và F.Guattari đề xuất trong công trình viết năm 1972, Chủ nghĩa tư bản và bệnh tâm thần phân lập: Chống Oedipe (Capitalisme et Schizophrénie I. L’Anti-Œdipe).

  • ĐỖ QUYÊN   

    “Hãy đánh chết nó đi, nhà phê bình văn học - cái thằng khốn!”
                                                (J.W. Goethe)

  • Từ năm 1972 cho tới nay đã có nhiều học giả, qua tập Yên thiều bút lục mới sưu tầm và vài nguồn tư liệu khác, đưa ra nhận định: Câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của tri phủ Ngải Tuấn Mỹ người Hoa tặng phó sứ Nguyễn Tư Giản khi sứ bộ Việt Nam ghé lại địa phương này chứ không phải của Cao Bá Quát.

  • PHẠM TẤN XUÂN CAO

    Tính khả hữu từ sự xuất hiện của đối tượng trong các chiểu sự là hình thái của đối tượng.(1) (Wittgenstein, Tractatus, 2.0141)  
    Khi một điều gì đó trở nên đúng trong hư cấu thì ở đó không còn sự phân biệt khác nhau về mặt hữu thể học và nhận thức luận.”(2) (Gregory Currie) 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH

    Hài hước: cơn say của tính tương đối nhân thế, niềm vui thú kỳ lạ nảy sinh từ niềm tin chắc rằng chẳng có sự tin chắc nào cả. (Milan Kundera)

  • NGUYỄN THANH TÂM

    Đạo đức (ethic, morality), luân lý (moral), theo Edgar Morin, hai khái niệm này không tách rời nhau, đôi khi chồng lấn và có thể sử dụng bất cứ từ nào(1).

  • NGUYỄN QUANG HUY

    - Để tìm hiểu không gian xã hội của những người sản xuất văn hóa, cần phải tư duy theo mô hình quan hệ.
    - Sự việc, hiện tượng bản thân nó không quan trọng, mà chính quan hệ giữa chúng mới có ý nghĩa.
                            (Pierre Bourdieu)

  • KHẾ IÊM

    Viết hy vọng có thể giúp người đọc tự đánh giá thơ, theo đúng tiêu chuẩn của dòng thơ này, và những nhà thơ Tân hình thức Việt, trong việc thực hành, có thể điều chỉnh những sáng tác của mình, đi xa hơn, và làm nổi bật sự khác biệt giữa các thể loại thơ, tự do và vần điệu.

  • PHẠM THỊ HOÀI

    Tôi không nói tới việc viết văn thuần túy vì mục đích kiếm sống, dù đấy là điều rất đáng bàn, và hơn nữa, sự nghèo túng của những người cầm bút ở xứ sở này đã trở thành truyền thống; cũng không nói đến việc viết văn để kiếm chác một vài thứ khác ít đáng bàn hơn, như danh vị hay thứ đặc quyền xã hội nào đó.

  • LỮ PHƯƠNG

    Sau khi Sông Hương 36, 1989 xuất hiện, cũng đã xuất hiện một số bài báo phản ứng, trong đó có hai bài nhắc đến bài viết của tôi (1) - bài ký tên Trần Phú Lộc: “Ðôi lời nhân đọc Sông Hương số 36”, Văn nghệ số 21, 27-5-1989 và bài ký tên Văn Nguyên: “Báo động thật hay giả”, Nhân dân 20.5.1989.

  • MAI ANH TUẤN

    Cụm từ “văn chương Nguyễn Huy Thiệp” không chỉ được tạo ra bởi và thuộc về giai đoạn văn học Đổi mới (1986) mà giờ đây, rộng rãi và phức tạp hơn rất nhiều, đã có mặt trong nhiều nghiên cứu Việt Nam (Việt học) đương đại, từ văn hóa văn chương đến chính trị - xã hội.

  • ĐỖ ĐỨC HIỂU

    14 tháng bảy 1789, nhân dân Pari chiếm và phá ngục Bastille, biểu trưng của chế độ phong kiến đã tồn tại ở Pháp hàng chục thế kỷ. Nó là một "đại hồng thủy" cuốn sạch một thế giới cũ và mở đầu một thế giới mới ở Pháp, ở Châu Âu và vang dội trên toàn thế giới.

  • TRẦN HOÀI ANH

    1.
    Nói đến triết học phương Tây, không thể không nói đến chủ nghĩa hiện sinh, một trào lưu tư tưởng chủ yếu trong trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý của triết học phương Tây hiện đại.

  • JOSEPH EPSTEIN

    Có một số thứ ở đó sự tầm thường là không thể được dung thứ: thơ, nhạc, họa, hùng biện.
                                    (La Bruyère).

  • LÊ THÀNH NGHỊ

    Văn học nghệ thuật có sứ mệnh phản ảnh sự thật cuộc sống qua đó rút ra bài học ý nghĩa đối với con người. Nguyên lý này không có gì mới mẻ. Lịch sử văn học nghệ thuật cũng chứng minh rằng, gắn bó với hiện thực, phản ảnh chân thực hiện thực là thước đo giá trị của tác phẩm. Điều này cũng không còn xa lạ với mọi người.