Một “Dế mèn phiêu lưu ký” khác biệt

09:32 24/09/2020

Có thể coi “Dế mèn phiêu lưu ký” là một trong những tác phẩm đặc biệt nhất của văn học Việt Nam, khi tính đến nay đã có rất nhiều ấn bản đặc biệt của bộ sách này ra đời. Mới đây, độc giả yêu mến “dế mèn” lại một lần nữa được thưởng thức cuộc phiêu lưu của chú dế lừng danh qua ấn phẩm mới với những bức tranh minh họa hoàn toàn khác biệt của nữ họa sĩ trẻ Đậu Đũa.

Một trang minh họa của tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu ký" ấn bản 2020.

Đây là tác phẩm ra đời nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn Tô Hoài (27-9-1920), do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành. 

“Dế mèn phiêu lưu ký" là tác phẩm đầu tay viết cho thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài, và cũng là tác phẩm quan trọng đánh dấu sự nghiệp sáng tác của ông. Không chỉ là cuốn sách văn học thiếu nhi nổi tiếng nhất Việt Nam, được đọc từ thế hệ này qua thế hệ khác, mà “Dế mèn phiêu lưu ký” cũng là tác phẩm được tái bản nhiều nhất, có nhiều ấn bản đặc biệt nhất. Cuốn sách cũng từng được trích giảng trong giáo dục phổ thông và được phổ biến rộng rãi, đến mức gần như nhà nào cũng phải có một cuốn trong tủ sách. 

Tính đến nay, NXB Kim Đồng đã có một bộ sưu tập dày dặn về các ấn bản tác phẩm này. “Dế mèn phiêu lưu ký” với rất nhiều lần tái bản, trong đó có hai ấn bản đặc biệt với minh họa của họa sĩ Ngô Mạnh Lân và minh họa của họa sĩ Tạ Huy Long. Tháng 9 năm nay, một ấn bản đặc biệt khác lại đến với bạn đọc, qua những trang vẽ khác lạ của họa sĩ trẻ Đậu Đũa (Đậu Thị Ngọc Vinh), với những hình dung đầy mới mẻ và trẻ trung về chàng dế và các bạn…

Đậu Đũa là nữ họa sĩ đầu tiên tham gia vẽ tranh minh họa cho “Dế mèn”. Ít ai biết được, cô gái trẻ này đã mất tới hơn sáu năm để hoàn thành bộ tranh minh họa của mình. Đậu Đũa cho biết, vẽ tranh minh họa phải tập trung, mà do đặc thù công việc không chỉ làm mỗi việc vẽ tranh minh họa cho nên cô cũng bị phân tán thời gian. 

Một “Dế mèn phiêu lưu ký” khác biệt -0

 Những trang minh họa đẹp tuyệt của "Dế mèn".


Nữ họa sĩ cho biết, ý tưởng về những nhân vật trong bộ truyện đã được hình thành trong cô từ khi tốt nghiệp. Với câu chuyện có sẵn, những nhân vật quen thuộc gắn bó từ tuổi thơ, cô dễ dàng tìm cảm hứng để vẽ lại câu chuyện trong hình dung của mình sao cho phù hợp với bố cục. Tuy nhiên, với Đậu Đũa, khó nhất là lựa chọn một phong cách. Phải làm sao để khác hoàn toàn với phong cách của các họa sĩ đi trước, phải hiện đại, trẻ trung nhưng vẫn ra được chất “dế mèn”.  

100 bức tranh minh họa màu nước vẽ tay, xuất phát từ đồ án tốt nghiệp của Đậu Đũa đã mang đến một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ cho “Dế mèn”. Nữ họa sĩ trẻ của thế hệ 9x đã vẽ chàng dế bằng con mắt của những cô bé cậu bé thời hiện đại. Cô hoàn toàn thoát khỏi tạo hình Dế Mèn của các thế hệ họa sĩ đi trước. Đậu Đũa cho biết, các nhân vật trong “Dế mèn phiêu lưu ký” được vẽ với phong cách “hơi Tây một chút”, với những bộ Âu phục thời trang lịch lãm. Tạo hình này không chỉ làm nên sự mới mẻ với những ai đã biết đến “Dế mèn phiêu lưu ký” mà còn tạo sự gần gũi với độc giả đương đại chưa từng đọc tác phẩm này. Họa sĩ đã tạo nên một thế giới sắc màu ngọt ngào quyến rũ, vừa xa lạ bí ẩn, vừa kích thích trí tưởng tượng và khát khao cất bước phiêu lưu.

Đậu Đũa đã bắt được tinh thần “Đi khắp thế giới kết anh em” của “Dế mèn phiêu lưu ký”. Ấn bản mới này đem đến cho chàng dế mèn hình ảnh một “công dân toàn cầu”. Mọi hình ảnh đều vừa thực, vừa thoát khỏi khuôn mẫu tả thực. Dế Mèn, Dế Trũi, Cào Cào, Bọ Muỗm… không còn là những côn trùng, mà thực sự là những nhân vật hóa trang kể những câu chuyện của thế giới con người.

Theo Tuyết Loan - NDĐT

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)

  • Tưởng nhớ nhà thơ Gia Dũng

  • Nhân ngày sách Việt nam lần thứ 6, NXB Phụ nữ ra mắt hàng loạt ấn phẩm mới với nhiều ưu đãi hấp dẫn tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.

  • Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp với Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu ra mắt tập tản văn của tác giả Thái Kim Lan “Mai rồi mưa tạnh trong xuân”. Chương trình có sự tham gia của tác giả Thái Kim Lan, nhà văn Lê Phương Liên và nhà thơ Nguyễn Hữu Quý.

  • Thời gian cứ trôi, các thế kỷ nối tiếp nhau chảy hoài. Thế hệ lớp trước sẽ chẳng đọng lại gì nếu như không có lịch sử ghi lại những biến thiên, những nhân vật lịch sử. Những lớp vỉa lịch sử như tầng phù sa nuôi dưỡng thế hệ sau. Để cho cuộc sống thăng hoa hơn, thêm phần ý nghĩa, con người hiện đại càng tìm thấy ở lịch sử nguồn cảm xúc vô tận để sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

  • Nhà văn Võ Văn Trực, người được mệnh danh là “Nhà văn của làng quê”, những câu chuyện ông viết ra khiến người ta không khỏi khâm phục. Đôi khi, nói đến các nhà văn, người ta nghĩ tới những con người bay bổng, lãng mạn, thi vị hóa cuộc đời này, nhưng Võ Văn Trực lại là con người của cuộc đời chân thực, lầm lũi và vạm vỡ khác thường.

  • Hướng đến Ngày Sách Việt Nam (21/4) và kỉ niệm 74 năm ngày chiến thắng phát xít (9/5), sáng 7/4/2019, tại Hà Nội, Wings Books - thương hiệu sách trẻ của Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức buổi tọa đàm SỐ PHẬN CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ TRONG THẾ CHIẾN II và giới thiệu, ra mắt hai cuốn tiểu thuyết lịch sử về chủ đề này, đó là Max - bi kịch của chủng tộc thượng đẳng của nhà văn Pháp Sarah Cohen-Scali và Cây vĩ cầm Ave Mariacủa nhà văn Nhật Bản Kagawa Yoshiko.

  • Với mong muốn bảo tồn và giới thiệu lại những tác phẩm tiêu biểu trong dòng sách "Học làm người" của học giả Hoàng Xuân Việt, Sống - Thương hiệu sách tác giả Việt kết hợp cùng NXB Thanh Niên vừa giới thiệu đến độc giả một số tựa sách tiêu biểu trong tủ sách "Học làm người” của ông.

  • Sách như một biên niên ký về đô thị vùng cao trong hai mươi lăm năm (1950-1975).

  • Một nhà nghiên cứu quân sự nhận xét rằng, trong thế kỉ XX chiến tranh ở Việt Nam đi từ trung tâm ra ngoại biên. Sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhân dân Việt Nam lại phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam, rồi cuộc chiến mở rộng sang đất Campuchia khi quân đội Việt Nam thực thi sứ mệnh quốc tế cao cả cứu nhân dân nước bạn khỏi họa diệt chủng Pol Pot.

  • Nhân dịp Hội Sách TP Cần Thơ lần thứ 3, diễn ra từ ngày 25 đến 31-3, NXB Kim Đồng mang đến hơn 2000 đầu sách phục vụ thiếu nhi, giới trẻ và các bậc phụ huynh, gồm các mảng sách: văn học, lịch sử - giáo dục truyền thống, kỹ năng, khoa học - nghệ thuật, tranh truyện, comic... Trong đó, có hơn 200 đầu sách mới, gần 100 đầu sách tiêu điểm.

  • Sau các nhà văn lớp trước lấy những chữ ghép tên quê hương thành bút danh như Tản Đà, Tô Hoài, Nam Cao, Thu Bồn, Bình Nguyên Lộc, nhiều nhà văn hiện đại cũng tiếp tục giữ “xu hướng” này.

  • Nhân dịp ra mắt tủ sách “Thiên đường không tuổi”, NXB Văn hóa - Văn nghệ vừa tổ chức buổi trò chuyện văn chương cùng chủ đề với sự tham gia của các nhà văn thuộc nhiều thế hệ. Đây là dịp để các tác giả cùng nhìn lại vai trò của dòng văn học dành cho độc giả tuổi mới lớn.

  • Bạn đọc cả nước, đặc biệt giới báo chí - truyền thông biết đến Phạm Quốc Toàn với góc độ là nhà quản lý và hoạt động báo chí. Trưởng thành từ Báo Quân đội Nhân dân, sau gần nửa thế kỷ làm báo chuyên nghiệp, Phạm Quốc Toàn làm tổng biên tập nhiều cơ quan báo chí. Thêm nữa, 2 khóa liền (2005 - 2015), ông là Phó Chủ tịch chuyên trách Hội Nhà báo Việt Nam.

  • Thời gian gần đây, thị trường xuất bản trong nước cùng lúc giới thiệu đến độc giả nhiều đầu sách có chủ đề về cái chết. Tuy nhiên, những đầu sách này không mang màu sắc u ám hay bi quan, mà nó trở thành kỹ năng mềm giúp người sống, kể cả những người cận tử có được sự bình thản, an nhiên và hạnh phúc hơn.

  • Ngày 24-2, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đã diễn ra lễ phát động hai cuộc thi: “Sáng tác văn tế Đại thi hào Nguyễn Du” và “Bạn đọc thuộc Kiều”.

  • Sau năm ngày làm việc sôi nổi, say mê và hào hứng, tối 20/2, hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III đã chính thức khép lại.

  • Văn học, thi ca giúp rút ngắn mọi khoảng cách là ghi nhận của hầu hết các đại biểu tham dự Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, khai mạc trọng thể ngày 16/2, tại Hà Nội.

  • Ngày 13/2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III và Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII. 

  • Đã ba mươi năm tròn (1989-2019), nhà văn Nguyễn Minh Châu vĩnh biệt chúng ta vào độ trăng rằm của tài năng sáng tạo. Tết Kỷ Hợi này văn giới Việt Nam lại tưởng nhớ đến ông, một “người mở đường tinh anh” trong công cuộc đổi mới văn học.

  • Sau nhiều năm gần như ở ẩn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh “tái xuất giang hồ” vào năm 2000 ở tuổi xấp xỉ 70 với tiểu thuyết Hồ Quý Ly đình đám.